Chỉ số GOT bao nhiêu la bình thường

GPT [ALT] là một trong 4 chỉ số men gan quan trọng phản ánh tình trạng tổn thương gan. Tùy vào độ nặng nhẹ của bệnh, mà GPT sẽ tăng lên đến một mức độ nhất định. Vậy chỉ số GPT bao nhiêu là nguy hiểm? Những thông tin trong bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

GPT là gì? GPT còn được gọi là ALT- là cụm từ viết tắt của enzyme Alanine aminotransferase, loại enzym đặc trưng ở các tế bào gan, ngoài ra nó cũng tồn tại ở thận, tim và cơ xương nhưng với số lượng ít. ALT là chất xúc tác cho quá trình chuyển đổi axit amin Alanine thành L-glutamate và cả Pyruvate. Đồng thời, nó cũng là chất trung gian quan trọng giúp tạo ra năng lượng tế bào.

Chỉ số GPT là chỉ số dùng để chẩn đoán tình trạng tổn thương gan

Chỉ số GPT là chỉ số đặc hiệu của men gan, được sử dụng để đánh giá tình trạng tổn thương gan và các vấn đề liên quan. Xét nghiệm GPT được dùng trong chẩn đoán, điều trị các bệnh về gan.

Xét nghiệm GPT có thể được chỉ định riêng lẻ hoặc kết hợp với một số xét nghiệm khác như xét nghiệm AST để đánh giá chính xác nhất tình trạng tổn thương của gan.

Chỉ số GPT bao nhiêu là nguy hiểm?

Với người khỏe mạnh bình thường, không gặp phải các bệnh lý về gan thì chỉ số GPT trong máu thường thấp và giữ ổn định, giới hạn cho phép là 20- 40 UI/L.

Trong trường hợp tế bào gan bị phá hủy thì enzyme Alanine aminotransferase được giải phóng vào máu với số lượng lớn, khiến GPT tăng lên. Vậy chỉ số GPT bao nhiêu là nguy hiểm? Câu trả lời là khi nó đạt trên 200 UI/L.

Chỉ số GPT bao nhiêu là nguy hiểm là thắc mắc của khá nhiều người

Lúc này GPT đã tăng rất cao và nó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị:

  • Viêm gan virus cấp hoặc mạn tính.
  • Gan bị tổn thương nghiêm trọng do thuốc, chất độc.
  • Tế bào gan bị hoại tử, trụy mạch kéo dài.

Chỉ số GPT [men gan] tăng là do nguyên nhân sau:

  • Bị viêm gan do virus viêm gan A, B, C, E, D.
  • Do uống rượu bia, nhất là rượu tự pha.
  • Do bị bệnh sốt rét.
  • Do bệnh về đường mật như viêm đường mật, viêm túi mật, sỏi đường mật, teo đường mật bẩm sinh hoặc áp-xe gan.

Các tác nhân làm chỉ số GPT trong máu tăng

Men gan cao rất dễ dẫn đến tình trạng xơ gan, ở những người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém thì sẽ có nguy cơ cao bị viêm gan, thậm chí là ung thư gan. Do đó, nếu được chẩn đoán là chỉ số men gan cao thì người bệnh cần hết sức thận trọng trong việc thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh ngày một nặng lên.

Nếu là bị viêm gan cấp tính thì chỉ số GPT trong máu thường suy trì ở mức cao liên tục trong khoảng 1- 2 tháng. Và khoảng 3- 6 tháng sau chỉ số này sẽ về mức bình thường.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm GPT

Kết quả xét nghiệm GPT/ALT trong máu bất thường ngoài nguyên nhân là do gan đang gặp các tổn thương thì cũng có thể là do các yếu tố tác động không mong muốn. Do đó để đảm bảo kết quả được chuẩn xác thì cần loại bỏ những tác động đó. 

Kết quả xét nghiệm ALT có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố ngoài các dấu hiệu bất thường của gan

Dưới đây là những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm GPT:

  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh như thuốc chống co giật, thuốc chữa bệnh tâm thần, thuốc thiazid giúp lợi tiểu, thuốc ức chế quá trình lên men chuyển hóa angiotensin, thuốc tránh thai, Allopurinol, Acetaminophen, hay Trifluoperazine và Metronidazol.
  • Người được chỉ định xét nghiệm ALT đang bị chấn thương tại cơ xương, tim khi làm việc hoặc tập thể dục gắng sức và phải tiêm thuốc vào mô cơ.
  • Một số loại thực phẩm chức năng mà người bệnh sử dụng cũng có thể là tác nhân làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm GPT [ALT] tại bệnh viện Đa Khoa Phương đông

Xét nghiệm GPT [ALT] được thực hiện khi người bệnh có các triệu chứng rối loạn chức năng gan như: ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, da có màu vàng bất thường, hay bị đau bụng, da ngứa ngáy không rõ lý do,... Đặc biệt với những người có nguy cơ cao mắc bệnh gan, gan bị tổn thương như nghiện rượu, có tiền sử phơi nhiễm virus viêm gan, người béo phì,... thì cần xét nghiệm GPT thường xuyên.

Thực hiện xét nghiệm ALT ở đâu để đảm bảo uy tín?

Lấy máu xét nghiệm GPT tại Phương Đông

Bệnh viện Phương Đông là lựa chọn tốt nhất cho mọi khách hàng đang sinh sống tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Phương Đông là bệnh viện tư nhân hàng đầu Hà Nội, chuyên cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh đảm bảo uy tín chất lượng. Xét nghiệm máu kiểm tra chỉ số GPT/ALT tại đây bạn hoàn toàn yên tâm bởi:

  • Đội ngũ các bác sĩ là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, có nhiều năm công tác tại các bệnh viện tuyến đầu cả nước. Tu nghiệp tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe, bệnh viện lớn ở nước ngoài để cập nhật những phương pháp khám chữa bệnh tiên tiến.
  • Hệ thống máy móc xét nghiệm đồng bộ, hiện đại nhất nhì được nhập khẩu từ các đơn vị uy tín đảm bảo quy trình phân tích, cho kết quả chính xác.
  • Quy trình lấy máu đúng kỹ thuật đảm bảo không đau cho bệnh nhân và không làm vỡ hồng cầu trong ống nghiệm.
  • Trả kết và đọc kết quả nhanh chóng, không cần chờ đợi lâu.
  • Không gian xanh sạch đẹp tạo sự thoải mái, giảm căng thẳng khi đến bệnh viện.
  • Chi phí xét nghiệm công khai, được áp dụng bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh giúp tiết kiệm chi phí cho người bệnh.
  • Cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế di chuyển cho khách hàng.
  • Triển khai nhiều gói xét nghiệm với các ưu đãi đặc biệt.
  • Phục vụ tất cả các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến chủ nhật.

Bài viết trên đây vừa giải đáp cho bạn đọc những vấn đề như chỉ số GPT là gì? GPT bao nhiêu là nguy hiểm? Nếu vẫn còn câu hỏi thắc mắc hoặc đặt lịch xét nghiệm, vui lòng liên hệ Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ.

Các bệnh lý về gan luôn là nỗi lo ngại lớn đối với nhiều người dân. Nguyên nhân bởi chế độ ăn nhiều đạm, sử dụng đồ uống có cồn hay chất kích thích và chế độ làm việc nghỉ ngơi không hợp lý sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm chức năng gan kèm theo nhiều tác hại lớn đối với sức khỏe. Vì vậy xét nghiệm GOT là phương pháp quan trọng giúp đánh giá chức năng gan, đồng thời là cách tầm soát bệnh sớm hiệu quả, tránh những biến chứng khó lường.

1. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan GOT là gì? Khi nào cần thực hiện?

1.1. Xét nghiệm GOT là gì?

Có rất nhiều xét nghiệm sinh hóa thường được sử dụng để đánh giá chức năng gan. Phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp xét nghiệm nào cho phù hợp. Trong đó, xét nghiệm GOT là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp đánh giá chức năng gan.

GOT là loại enzym thực hiện chức năng trao đổi amin [transaminase], chúng có nhiều ở các tổ chức của cơ thể. GOT cũng xuất hiện nhiều trong tế bào gan và cũng thường thấy ở tim, cơ xương.

Gan của chúng ta có một hệ thống enzym hoàn chỉnh để thực hiện chức năng tổng hợp cùng với chuyển hóa. Khi tế bào gan của con người bị tổn thương, men gan sẽ tăng cao, do đó lượng enzym giải phóng vào máu cũng tăng lên. Đó là lí do vì sao chỉ số men gan được xem là một dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe lá gan của bạn.

Khi SGOT [AST] ở mức bình thường là vào khoảng 20-40 UI/L. Chỉ số men này tăng lên khi con người có tổn thương tế bào gan do viêm, xơ, ung thư; hay tổn thương do nhồi máu cơ tim. Và chỉ số này giảm khi bạn bị mắc 1 số căn bệnh như: tiểu đường, Beriberi, thai kỳ,… Vì vậy, xét nghiệm đánh giá chức năng gan GOT được dùng để đánh giá mức độ tổn thương của tế bào nhu mô gan.

Xét nghiệm GOT là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp đánh giá chức năng gan

1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm GOT

Chỉ số enzym GOT trong máu tăng lên bên cạnh do các yếu tố về gan còn có thể do một số vấn đề bên ngoài tác động. Vì vậy, cần loại bỏ các nguyên nhân ảnh hưởng để đảm bảo có kết quả xét nghiệm chính xác nhất như:

– Quá trình lấy mẫu và bảo quản mẫu xét nghiệm không đảm bảo, điều này dẫn đến tình trạng vỡ hồng cầu.

– Một số loại thuốc cũng có thể gây ảnh hưởng đến chỉ số GOT trong máu như: thuốc allopurinol, acetaminophen, trifluoperazine, metronidazol,… hay một số loại thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh,…

Do đó, để kết quả xét nghiệm đánh giá chức năng gan GOT được chính xác nhất, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn của bác sĩ cũng như cung cấp đủ thông tin về các loại thuốc mình đang sử dụng tính đến thời điểm thực hiện xét nghiệm.

2. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan GOT được chỉ định khi nào?

Xét nghiệm này thường được chỉ định khi bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ tổn thương gan như sau:

2.1. Xuất hiện dấu hiệu vàng da

Một trong những dấu hiệu đặc trưng và dễ nhận dạng nhất của các bệnh lý về gan chính là vàng da. Lúc này, người bệnh sẽ có dấu hiệu vàng da, vàng mắt, phân nhạt màu, nước tiểu màu vàng sậm. Vàng da thường là dấu hiệu của việc bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng.

2.2. Đau tức ở vùng bụng bên phải

Nếu thấy thường xuyên xuất hiện các cơn đau, co thắt, đau âm ỉ ở vùng bụng phải thì có thể bạn đã mắc phải bệnh lý về gan. Nếu sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên, gan sẽ có thể bị tổn thương nặng hơn.

2.3. Tình trạng mệt mỏi kéo dài, không tập trung

Gan của chúng ta có chức năng dự trữ glycogen, sau đó chúng chuyển hóa thành glucose để có thể cung cấp năng lượng đến các tế bào trong cơ thể. Khi chức năng gan bị ảnh hưởng dẫn tới không cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể thì sẽ dẫn đến người bệnh có tình trạng mệt mỏi kéo dài.

Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ liên quan đến các bệnh lý về gan hay suy giảm chức năng gan, bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân, người thân và toàn xã hội.

Mệt mỏi kéo dài cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc bệnh lý về gan

3. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm GOT

Trong các bệnh lý về gan, chỉ số GOT là cơ sở quan trọng để bác sĩ có thể chẩn đoán các tổn thương của vùng gan. Đồng thời, GOT giúp theo dõi quá trình và hiệu quả điều trị của các bệnh lý về gan của bạn. Ngoài ra, GOT còn có ý nghĩa trong việc theo dõi, chẩn đoán bệnh lý về cơ tim.

3.1. Nếu chỉ số enzym GOT tăng nhẹ

Gan của bạn bị tổn thương do viêm gan virus cấp, kéo dài sẽ dẫn đến bệnh viêm gan mãn tính, chưa xuất hiện vàng da, lúc này chỉ số enzym GOT sẽ tăng sau 2 tuần nhiễm bệnh. Chỉ số GOT tăng mạnh khoảng 5 lần cảnh báo có thể tế bào mô gan đang bị phá hủy.

3.2. Nếu chỉ số enzym GOT tăng mạnh

Chỉ số enzym GOT tăng mạnh thường gấp hơn 100 lần so với chỉ số bình thường là dấu hiệu cảnh báo viêm gan do bị nhiễm độc như:

– Nhiễm độc gan do dung nạp lượng lớn rượu, bia vào cơ thể…

– Nhiễm độc gan do nhiễm phải các chất hóa học độc hại.

– Tắc ống mật do sỏi mật. Lúc này, chỉ số enzym GOT có thể tăng mạnh khoảng 2000 UI/L.

– Khi bị nhồi máu cơ tim cấp tính thì chỉ số enzym GOT cũng sẽ bị tăng cao.

– Trường hợp bị hoại tử tế bào mô gan, xơ gan, ung thư gan,… thì chỉ số enzym GOT đạt khoảng 1000 UI/L.

-Trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu hoặc thuốc ngừa thai cũng sẽ khiến chỉ số GOT tăng lên.

Xét nghiệm đánh giá chức năng gan GOT hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh lý về gan

Bên cạnh thực hiện xét nghiệm GOT, bạn cũng nên tiến hành các phương pháp thăm khám khác để đảm bảo bệnh lý được phát hiện 1 cách chính xác và toàn diện. Hiện nay, tại nhiều cơ sở y tế đã xây dựng các gói khám sức khỏe và tầm soát ung thư gan mật với đầy đủ các danh mục thăm khám khoa học. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta cần lựa chọn cho mình địa chỉ thăm khám uy tín để tiến hành chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình!

Video liên quan

Chủ Đề