Làm thế nào để ngủ ngon giấc

Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, rối loạn giấc ngủ,... là những vấn đề ngày càng phổ biến hiện nay. Nếu chất lượng giấc ngủ kém kéo dài, cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của bạn đều bị ảnh hưởng. Những cách có được giấc ngủ ngon đơn giản dưới đây, nếu kiên trì thực hiện chắc chắn sẽ cho hiệu quả bất ngờ.

1. Giấc ngủ ngon quan trọng như thế nào với sức khỏe của bạn?

Chúng ta vẫn biết rằng dù là con người hay bất cứ động vật nào cũng cần phải ngủ, giấc ngủ là thời điểm nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng cho cơ thể. Nhưng bạn có hiểu rõ tầm quan trọng của giấc ngủ ngon mỗi ngày?

Giấc ngủ ngon có vai trò quan trọng với sức khỏe

1.1. Giúp bạn có thân hình hoàn hảo hơn

Các nghiên cứu đã chỉ ra, những người thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ kém có nguy cơ tăng cân, béo phì cao hơn người có giấc ngủ tốt. Tình trạng này xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, khiến bạn khó có thể kiểm soát cân nặng ở mức khỏe mạnh.

1.2. Giúp bạn ăn uống lành mạnh hơn

Những người hay mất ngủ, ngủ không ngon giấc có xu hướng cần bổ sung nhiều năng lượng nhanh hơn so với người có giấc ngủ tốt. Thực phẩm họ thường tìm đến là các loại thức ăn nhanh, nhiều bột đường, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất có hại.

Vì vậy ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn ăn uống ngon miệng và lành mạnh hơn, đảm bảo sức khỏe và cân nặng tốt.

1.3. Giúp tinh thần tập trung, năng suất làm việc tốt

Không gì quan trọng bằng một giấc ngủ đủ dài với chất lượng tốt trước 1 ngày dài não bộ phải hoạt động liên tục. Những người có giấc ngủ tốt sẽ giữ được sự tỉnh táo, tập trung tốt hơn và từ đó năng suất làm việc cũng cao hơn.

Giấc ngủ ngon giúp tinh thần khỏe mạnh, làm việc hiệu quả

1.4. Giúp nâng cao thành tích thể thao

Nhiều khảo sát đã được thực hiện ở các vận động viên, những người duy trì được thói quen giấc ngủ đều đặn và giấc ngủ chất lượng có nhiều cải thiện hơn về mặt tốc độ, độ chính xác, khả năng phán đoán và phản ứng,... Ngược lại nếu chất lượng giấc ngủ kém, tốc độ di chuyển của họ chậm hơn, sức bền kém hơn và khả năng phán đoán xử lý cũng yếu đi.

1.5. Giúp ngăn ngừa bệnh lý

Rất nhiều bệnh lý có thể xuất hiện nếu bạn thường xuyên mất ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc như: đột quỵ, bệnh tim mạch, bệnh trầm cảm, viêm nhiễm,...

Có thể thấy, để bạn khỏe mạnh và thành công, một giấc ngủ ngon giữ vai trò quan trọng mặc dù có thể bạn khó nhận thấy tầm quan trọng của nó. Do vậy, hãy khiến cơ thể có giấc ngủ ngon mỗi ngày trước khi thực hiện các mục tiêu khác cho cuộc sống.

2. Cách có được giấc ngủ ngon đơn giản nhưng cực hiệu quả

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn trằn trọc, khó ngủ vào ban đêm, hay thức giấc khi ngủ liên quan đến tinh thần, sức khỏe hay bệnh lý. Bạn hoàn toàn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn bằng các biện pháp sau:

Tạo thói quen giờ giấc khi ngủ và thức dậy đều đặn

2.1. Tuân theo nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể

Nhịp sinh học của cơ thể được hình thành giúp cơ thể hoạt động phát huy hiệu quả tốt nhất, giấc ngủ cũng vậy cũng cần tuân theo nhịp sinh học. Cụ thể, bạn cần xây dựng cho bản thân một thói quen thức - ngủ đúng giờ, đều đặn hàng ngày. Khi đó, cơ thể sẽ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn so với bạn thức, ngủ không có giờ giấc nhất định mỗi ngày.

Vậy làm sao để giúp cơ thể dần có chu kỳ thức ngủ tự nhiên, phù hợp với nhịp sinh học?

Thiết lập giờ thức - ngủ nhất định mỗi ngày

Dựa trên lịch làm việc, sinh hoạt của bạn mà xây dựng thời gian ngủ - dậy cố định mỗi ngày. Khi đã quen với nhịp sinh hoạt này, cơ thể sẽ tự dậy và không có cảm giác mệt mỏi nhiều khi đã ngủ đủ giấc.

Không ngủ nướng

Nhiều người có xu hướng ngủ nướng vào những ngày nghỉ, tuy nhiên điều này là không nên vì sẽ làm rối loạn nhịp sinh học cơ thể. Không nên thức muộn vào đêm hôm trước để ngủ bù vào sáng hôm sau, nếu không giấc ngủ của bạn cũng sẽ xấu đi.

Ngủ trưa vừa đủ

Thật khó để bạn tập dần thói quen chỉ ngủ trưa từ 15 - 20 phút, nhất là với một số bạn rất khó đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên đây là khoảng thời gian ngủ phù hợp để cơ thể nghỉ ngơi ngắn, bù lại giấc ngủ đã mất. Nếu ngủ quá dài, bạn dễ bị khó ngủ, trằn trọc vào ban đêm, ngược lại ngủ quá ít hoặc thức hoàn toàn sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn về buổi chiều.

2.2. Hạn chế tiếp xúc ánh sáng mạnh trước khi ngủ

Cơ thể sẽ tự tạo hormone tự nhiên để điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức của cơ thể dựa trên lượng ánh sáng tiếp xúc. Vì thế, nếu về đêm muộn cơ thể vẫn tiếp xúc nhiều với ánh sáng mạnh, hormone này không được tiết ra và sẽ gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.

Trước khi ngủ nên tránh tiếp xúc với điện thoại

Để cơ thể tạo thói quen sản xuất hormone điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức tốt nhất, hãy lưu ý về cường độ tiếp xúc ánh sáng như sau:

Tiếp xúc nhiều với ánh sáng trong ngày

Nên dành thời gian nhiều ban ngày để tiếp xúc với ánh nắng, ánh sáng nơi làm việc,... để giảm tiết hormone melatonin, ngăn ngừa buồn ngủ và mệt mỏi.

Tiếp xúc ít với ánh sáng mạnh vào buổi tối

Khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ, nên tránh sử dụng các thiết bị có ánh sáng mạnh như máy tính bảng, điện thoại, tivi, máy tính,... để cơ thể tăng tiết hormone melatonin. Ngoài ra, khi ngủ phòng cần đảm bảo phòng thông thoáng, có rèm che ánh sáng dày để chặn ánh sáng từ bên ngoài, không bật đèn quá sáng,...

2.3. Tập thể dục hàng ngày

Những người tập thể dục hàng ngày sẽ cảm thấy ít buồn ngủ hơn vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào ban đêm. Điều này giúp cải thiện chứng mất ngủ, ngưng thở khi ngủ rất tốt và tạo cho bạn một giấc ngủ sâu mỗi ngày cho cơ thể hồi phục.

2.4. Ăn uống lành mạnh

Thói quen ăn uống trong ngày và trước khi đi ngủ rất quan trọng với chất lượng giấc ngủ. Ngoài chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, hãy tránh dùng thức uống, thực phẩm gây kích thích thần kinh trước khi đi ngủ hoặc vào buổi chiều tối như: caffein, nicotine, rượu bia,...

Tinh thần thoải mái, thư giãn giúp bạn có được giấc ngủ ngon

2.5. Đảm bảo tinh thần thoải mái, thư giãn

Không thể tránh khỏi những lo lắng, căng thẳng, tức giận, khó chịu,... song cần có cách giải tỏa chúng, tạo cho tâm trí thoải mái, nghỉ ngơi, thư giãn. Bằng việc giảm ánh sáng, nghe nhạc hoặc đọc sách sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái hơn và giấc ngủ cũng tốt hơn.

Với những cách có được giấc ngủ ngon như trên, hi vọng sẽ giúp bạn đọc đang gặp phải vấn đề về giấc ngủ có thể cải thiện hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Giấc ngủ là vô cùng quan trong để hồi phục sức khỏe của con người sau một ngày dài làm việc. Tuy nhiên cũng có những người thường khó đi vào giấc ngủ hơn những người khác, hãy áp dụng một vài mẹo nhỏ dưới đây để có được một giấc ngủ ngon.

1. Tắt tất cả các nguồn ánh sáng có màu xanh

Các thiết bị điện tử có trong phòng ngủ như điện thoại di động, đồng hồ kỹ thuật số, tivi… đều có ánh sáng màu xanh, sóng ngắn của ánh sáng xanh có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Vậy hãy tắt tất cả các thiết bị có ánh sáng màu xanh trước khi ngủ 1 giờ để bạn có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.

2. Tránh ngủ mọi lúc

Nếu cần phải ngủ trưa, cũng chỉ nên duy trì một giấc ngủ ngắn khoảng 20 phút hoặc ít hơn. Trong vòng 8 giờ trước khi ngủ nếu chỉ chợp mắt trong giây lát cũng có thể phá hoại một đêm ngon giấc của bạn. Khi cơn buồn ngủ kéo đến không đúng lúc, tốt nhất bạn có thể đi bộ, uống 1 ly nước hoặc điện thoại cho 1 người bạn.

3. Không nhìn đồng hồ

Khi không ngủ được, con người thường có xu hướng xem giờ vào buổi đêm, điều này vô hình chung gây cho bạn thêm lo lắng về một ngày bận rộn sắp đến. Tốt nhất nên để đồng hồ vào ngăn kéo hoặc cho nó ở chỗ nào mà bạn không thể nhìn thấy được nếu muốn có giấc ngủ ngon.

4. Hãy thử kẹp một chiếc gối vào chân

Chứng đau lưng được cho là thủ phạm làm nhiều người khó có một giấc ngủ dài. Giải pháp là đặt một cái gối giữa 2 chân sẽ làm cho sự liên hệ với hông tốt hơn, giảm căng thẳng trên vùng lưng, điều này sẽ giúp giảm đau lưng khi ngủ.

5. Đặt cổ ở vị trí tự nhiên nhất

Tư thế của cố giúp cho mọi người có giấc ngủ sâu, tránh bị mỏi và cứng cổ sau khi thức dậy. Để có được điều này cần chọn một chiếc gối vừa phải, tránh cao quá hay thấp quá. Cần chọn gối để cột sống và cổ thẳng hàng.

6. Cần đảm bảo giường đệm của bạn luôn sạch sẽ

Các phản ứng hắt hơi, sụt sịt, ngứa hay dị ứng có thể làm phân tán giấc ngủ, nệm và ga gối có thể là nguyên nhân. Cần vệ sinh thường xuyên ga gối để đảm bảo bạn luôn có một giấc ngủ an toàn nhất.

7. Đảm bảo chức năng của phòng ngủ

Các chuyên gia khuyên rằng, trong phòng ngủ và giường ngủ không nên sử dụng bất cứ chức năng phụ nào như xem tivi, nói chuyện điện thoại… Tất cả những đồ vật xuất hiện trong phòng ngủ chỉ nên góp phần tạo cảm giác thư thái, thư giãn.

8. Thiết lập đồng hồ sinh học

Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả ngày cuối tuần, sẽ tạo một nhịp sinh học tốt cho cơ thể bạn. Thói quen này sẽ đưa não bộ và cơ thể vào một chu kỳ ngủ – thức lành mạnh. Nhờ vậy, ban đêm bạn sẽ đi vào giấc ngủ nhanh nhất và ngủ ngon suốt đêm.

9. Tránh xa caffein

Nhiều người thường có thói quen uống cà phê vào bữa sáng, nhưng nếu muốn ngủ tốt, kể từ bữa trưa hãy tránh xa caffein trong cả thực phẩm và đồ uống. Caffein gây cản trở đối với giấc ngủ, kể cả một lượng nhỏ trong chocolate. Thuốc giảm đau hay thuốc giảm cân nhiều loại cũng có chứa caffeine trong đó, cần đọc kỹ thành phần thuốc trước khi sử dụng.

10. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Kể cả trước khi đi ngủ, một vài động tác yoga nhẹ nhàng cũng là một biện pháp giúp bạn có một giấc ngủ hoàn hảo.

11. Tránh ăn đồ ăn giàu năng lượng vào bữa tối

Nếu ăn các đồ ăn giàu năng lượng, hay bổ sung 1 số lượng thực phẩm quá lớn trước giấc ngủ làm cho hệ thống tiêu hóa của chúng ta phải làm việc nhiều hơn, do vậy sẽ khó có một giấc ngủ ngon. Cần ăn tối nhẹ nhàng, và kết thúc bữa ăn ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.

12. Không nên uống rượu

Nhiều người nhầm tưởng uống rượu sẽ dễ ngủ hơn. Thực tế là rượu tạo ra hiệu ứng an thần, có thể làm cho bạn buồn ngủ, nhưng sau đó, rượu lại là thủ phạm gây thức giấc vào ban đêm, giấc ngủ trằn trọc. Muốn ngủ tốt, nên uống sữa ấm hoặc trà hoa cúc vào buổi tối trước khi đi ngủ.

13. Không ăn uống vặt trước khi ngủ

Giống như một đứa trẻ, nếu buổi tối uống quá nhiều nước, hoặc ăn vặt, chúng cần phải thức dậy để đi vệ sinh. Hãy tập thói quen không ăn uống trong vòng 2 giờ trước khi ngủ để không phải thức dậy vào ban đêm, nếu thức dậy bạn sẽ khó trở lại giấc ngủ hơn những người ngủ một mạch đến sáng.

14. Gạt tất cả mọi việc sang một bên

Khoảng 2-3 giờ trước khi ngủ, tắt đèn và đặt tất cả những công việc, lo lắng của bạn sang một bên, hạ thấp tín hiệu não hoạt động của bạn lại để não có thể sản xuất ra melatonin, một hormone mang lại giấc ngủ.

15. Loại bỏ những tiếng ồn ban đêm

Những tiếng động ban đêm cũng làm một người khó ngủ tỉnh giấc như tiếng vòi nước, tiếng ho, hay chó sủa… Vậy hãy đảm bảo không có tiếng động nào lọt đến tai bạn khi ngủ như đeo chiếc bịt tai khi ngủ.

16. Bỏ thuốc lá

Trong thuốc lá có chất nicotine, đây là một chất kích thích giống caffeine, nó làm trầm trọng hơn chứng mất ngủ của con người. Nếu chưa bỏ được thuốc, hãy hút thuốc cách xa giấc ngủ ít nhất 4 giờ.

17. Để con vật cưng tránh xa giường ngủ

Những con vật di chuyển vào ban đêm có thể làm con người tỉnh giấc. Ngoài ra chúng còn có nguy cơ mang những con bọ chét, lông thú, phấn hoa lên giường của bạn, những vật này gây ra phản ứng dị ứng, phá hoại giấc ngủ của bạn.

18. Giải phóng tâm trí

Trước khi ngủ, không nên suy nghĩ nhiều, hãy thư giãn hoặc làm việc gì đó nhẹ nhàng như ngồi thiền, nghe nhạc hoặc tắm nước ấm giúp chúng ta thư thái, dễ đi vào giấc ngủ hơn.

19. Thận trọng với thuốc ngủ

Đối với những người mất ngủ thường xuyên, việc sử dụng thuốc ngủ là không tránh khỏi. Tuy nhiên một số loại thuốc ngủ có thể gây nghiện, thậm chí có các tác dụng phụ gây khó chịu cho người sử dụng. Tốt nhất không nên lạm dụng thuốc, chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết, không nên dùng dài ngày, nên thay đổi lối sống và hành vi để có thể ngủ tốt hơn.

20. Mất ngủ vì những nguyên nhân khác

Nếu mất ngủ kéo dài ít nhất 1 tháng, đã áp dụng tất cả các cách trên mà bạn vẫn không thể ngủ được, hãy tìm đến bác sĩ. Bởi đây có thể là một triệu chứng của một căn bệnh nào đó, điển hình nhất là bệnh trầm cảm, nó là nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ, hoặc cũng có thể mắc bệnh như trào ngược axit, hen suyễn, viêm khớp, hay phản ứng phụ của một số loại thuốc. Chỉ có trị tận gốc nguyên nhân mới cho bạn được một giấc ngủ như ý.

Hải Yến [Theo WebMD]

Video liên quan

Chủ Đề