Chủ tịch huyện vĩnh cửu là ai

Theo quy định, trong vòng bảy ngày từ khi bị án, hai ông Huynh và Nghĩa nhận quyết định phải vào lại trại giam để thi hành án phạt tù. Thời gian còn lại ông Huynh phải ngồi tù gần 2 năm 9 tháng và hơn 5 năm 2 tháng đối với ông Nghĩa.

Trước đó năm 2007, ông Nguyễn Hoàng Huynh và ông Thái Văn Nghĩa bị bắt tạm giam vì liên quan đến hành vi tham nhũng đất đai ở huyện Vĩnh Cửu. Ông Huynh sau đó bị tòa tuyên án 3 năm tù và ông Nghĩa 5 năm 6 tháng tù. Nhưng cả hai bị án chỉ thi hành án được hơn 3 tháng tù thì được chánh án TAND tỉnh Đồng Nai căn cứ vào kết luận của cơ quan giám định pháp y cho rằng có bệnh hiểm nghèo để ra quyết định tạm hoãn thi hành án.

Cùng ngày, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Tư - chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai - nói ủy ban đang tiến hành thẩm tra hồ sơ và làm việc với TAND tỉnh Đồng Nai xung quanh việc xét đặc xá bất thường cho ông Huynh, ông Nghĩa.

Nguyên chủ tịch huyện Vĩnh Cửu được giảm ánKhởi tố nguyên chủ tịch huyện Vĩnh CửuĐồng Nai: bắt nguyên chủ tịch huyện Vĩnh Cửu Nguyễn Hoàng HuynhĐồng Nai: đề nghị truy tố nguyên chủ tịch huyện Vĩnh CửuNguyên chủ tịch huyện Vĩnh Cửu bị truy tố 3 tội danhXét xử vụ tham nhũng đất đai tại huyện Vĩnh CửuNguyên chủ tịch huyện Vĩnh Cửu bị phạt 4 năm tù

HÀ MI

Ngày 11/1, ông Nguyễn Hoàng Huynh - nguyên Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố và bắt tạm giam 4 tháng về hành vi "Cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Có thể nói việc "đột phá" vào các tiêu cực về quản lý đất đai ở huyện Vĩnh Cửu, bắt đầu bằng việc Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Chiến, nguyên Chủ tịch và Nguyễn Thành Sơn, nguyên cán bộ địa chính thị trấn Vĩnh An.

Trong khi dư luận ở huyện Vĩnh Cửu chưa ngớt bàn tán, xôn xao xung quanh việc ông Huynh bị khởi tố và bị bắt tạm giam, ngày 15/1, chúng tôi đã đến huyện Vĩnh Cửu và tiếp tục thu thập được thêm về những sai phạm mang tính hệ thống và trục lợi cho gia đình của ông Huynh.

Đầu tiên phải kể đến là việc "quy hoạch" xây dựng Khu dân cư ấp 1 và Khu tái định cư ấp 5 ở xã Thạnh Phú. Khi tiến hành thực hiện 2 dự án này, UBND huyện Vĩnh Cửu đã bất chấp các quy định của pháp luật, không theo chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai dẫn đến có nhiều sai phạm nghiêm trọng.

Cụ thể: Về Khu dân cư ấp 1, Ủy ban huyện Vĩnh Cửu có tờ trình [ngày 9/4/1996] xin Ủy ban tỉnh Đồng Nai cho phép quy hoạch đất thổ cư [nhưng không xác định diện tích, vị trí] và được giữ lại tiền thu từ cấp quyền sử dụng đất [QSDĐ] để đầu tư cơ sở hạ tầng.

Đến ngày 8/7/1996, Ủy ban tỉnh Đồng Nai có văn bản chấp thuận với nguyên tắc: phải đảm bảo phù hợp quy hoạch chung của huyện và yêu cầu Ủy ban huyện Vĩnh Cửu xác định cụ thể vị trí, diện tích.

Ngoài ra, Ủy ban huyện Vĩnh Cửu phải thống nhất với các ngành: Sở Xây dựng, Sở Địa chính [nay là Sở Tài nguyên và Môi trường] và lập thủ tục theo quy định trình Ủy ban tỉnh xem xét, quyết định. Khi sử dụng số tiền thu từ cấp QSDĐ phải có phương án cụ thể được Ủy ban tỉnh phê duyệt và thực hiện đúng trình tự thủ tục về xây dựng cơ bản.

Trong khi Khu dân cư ấp 1 [xã Thạnh Phú] chưa triển khai, thì ngày 12/9/1996, Ủy ban huyện Vĩnh Cửu tiếp tục có tờ trình Ủy ban tỉnh cho phép quy hoạch Khu dân cư tại 2 xã Thạnh Phú và Tân Bình với diện tích 150ha; nhưng trước mắt xin quy hoạch 15ha để bố trí dân cư và mở một con đường từ tỉnh lộ 768 xuyên qua phường Tân Phong [TP Biên Hòa].

Hơn 1 tháng sau [28/10/1996], UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản đồng ý. Chấp thuận trên nguyên tắc và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền, nhưng ông Nguyễn Hoàng Huynh vẫn ký quyết định [ngày 16/12/1996] phê duyệt đền bù 202,2 triệu đồng [lấy số tròn - PV] cho 44 hộ.

Tiếp đó ngày 31/12/1996, ông Huynh ký một quyết định khác phê duyệt đền bù 222,1 triệu đồng, tiền hỗ trợ đất và hỗ trợ hoa màu cây trồng cho 30 hộ. Ngay sau đó, ông Huynh chỉ đạo cho đổ đất thi công đường giao thông nông thôn tại khu vực quy hoạch và dự kiến chia khu đất thành 400 lô [mỗi lô 200m2].

Chưa xây dựng hạ tầng cơ sở, Ủy ban huyện Vĩnh Cửu liền họp xét đơn xin cấp đất. Sau 2 cuộc họp  đã "xét duyệt" được danh sách 270 người và thường trực Ủy ban huyện "xét duyệt" [không qua hội đồng] thêm 132 trường hợp nữa, sau đó có 3 người xin chuyển qua lô đất khác nên còn lại 399 người.

Theo hướng dẫn của Ủy ban huyện Vĩnh Cửu, 399 người trong danh sách "được duyệt sẽ được giao đất" đã đến Chi cục Thuế huyện làm thủ tục nộp mỗi người 12 triệu đồng và trong năm 1997 có 399 người nộp 4,752 tỷ đồng vào Kho bạc huyện.

Từ việc giải tỏa đền bù không thỏa đáng, các hộ dân gửi nhiều đơn thư khiếu nại. Ngày 24/6/1997, Ủy ban tỉnh Đồng Nai có văn bản xác định: Ủy ban huyện Vĩnh Cửu đã không thực hiện đúng theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban tỉnh. Mãi đến ngày 1/7/1999, UBND tỉnh Đồng Nai mới có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu dân cư ấp 1 xã Thạnh Phú với diện tích 150,27ha.

Nhưng sau đó, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1328/QĐ-TTg [5/10/2001] thu hồi 75.012m2 đất tại xã Thạnh Phú giao cho Quân chủng Phòng không - Không quân để sử dụng vào mục đích quốc phòng, thế nên Ủy ban huyện Vĩnh Cửu có 2 văn bản đề nghị Ủy ban tỉnh Đồng Nai [ngày 3/10/2003 và 12/5/2004] phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu dân cư ấp 1  xã Thạnh Phú.

Trong khi các thủ tục pháp lý chưa đâu vào đâu đã có 29 trường hợp bán sang nhượng thu lợi  425 triệu đồng và 17 chỉ vàng. Ngày 1/3/2001, Ủy ban huyện Vĩnh Cửu có tờ trình và được Ủy ban tỉnh Đồng Nai chấp thuận giới thiệu 4.500m2 tại ấp 5, xã Thạnh Phú để tái định cư cho các hộ dân phải di dời.

Và một lần nữa, Ủy ban huyện Vĩnh Cửu, mà người đứng đầu là ông Nguyễn Hoàng Huynh tiếp tục lặp lại các sai phạm: không lập phương án đền bù, không trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, không liên hệ với Sở Địa chính để được hướng dẫn đo đạc lập bản đồ địa chính.

Đặc biệt Ủy ban huyện Vĩnh Cửu không thông báo chủ trương quy hoạch của Nhà nước đến các đối tượng đang sử dụng đất biết để có kế hoạch di dời khi có quyết định thu hồi đất.

Điều đáng nói là khi chưa hoàn thành các thủ tục đối với khu tái định cư ấp 1 [xã Thạnh Phú] thì ông Huynh lại chỉ đạo lập một dự án tái định cư mới có diện tích 36.159m2 chồng lên diện tích 4.500m2 và ký bản đồ phân lô [ngày 8/9/2003] Khu tái định cư 36.159m2 đất ở ấp 5, xã Thạnh Phú thành 93 lô.

Tuy dự án chưa được xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa phân lô cắm mốc nhưng ông Huynh đã phê duyệt vào 54 đơn xin giao đất, còn ông Võ Văn Nở, Phó Chủ tịch huyện phê duyệt 8 đơn; sau đó ông Huynh ký 62 quyết định giao đất và giấy chứng nhận QSDĐ.

Con gái ông Huynh là Nguyễn Hoàng Dung, không nằm trong diện tái định cư cũng được giao có 2 lô đất "tái định cư" [mỗi lô 300m2] và sau đó chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Kim Phụng và bà Nguyễn Thị Huyền. Và vì vụ lợi ông Huynh đã không chỉ đạo thu hồi mà còn ký quyết định chấp thuận cho lập thủ tục chuyển nhượng và ký cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho bà Phụng và bà Huyền.

Ngoài ra, ông Huynh cũng ký xác nhận hợp đồng, cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho 2 trường hợp chuyển nhượng lại cho người khác

Công Trường

[ĐN] - Sáng 17-12, HĐND huyện Vĩnh Cửu khóa XI nhiệm kỳ [2016 - 2021] đã khai mạc Kỳ họp thứ 12 nhằm đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2019 và nhiệm vụ năm 2020; xem xét, thông qua các nghị quyết về các vấn đề quan trọng của địa phương.

Ông Phạm Minh Phước [người ở giữa cầm hoa] được bầu làm Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu nhiệm kỳ 2016 - 2021

Theo báo cáo của UBND huyện, trong năm 2019, huyện Vĩnh Cửu vẫn giữ mức tăng trưởng kinh tế, xã hội phát triển ổn định, thu ngân sách nhà nước hơn 434 tỷ đồng, đạt dự toán pháp lệnh. Công tác xây dựng nông thôn mới vượt chỉ tiêu nhiệm kỳ đề ra, đã có tác động tích cực đến đời sống sản xuất của người dân; giao thông nông thôn thuận lợi, môi trường sống được tốt hơn, hiện có 4 xã được tỉnh công nhận xã đạt nông thôn mới nâng cao và 1 xã đang phấn đấu đạt nông thôn mới kiểu mẫu. 

Khó khăn nhất trong năm qua của huyện Vĩnh Cửu là ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng nặng do dịch tả heo châu Phi [đến nay đàn heo trên địa bàn giảm 27,42% so cùng kỳ năm 2018], toàn bộ 12 xã, thị trấn đều xảy ra dịch bệnh, số heo phải tiêu hủy trên 72 ngàn con, kinh phí hỗ trợ trên 113 tỷ đồng.

Trong ngày đầu của kỳ họp, HĐND huyện đã bầu ông Phạm Minh Phước, Phó chủ tịch UBND huyện làm Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu nhiệm kỳ 2016 – 2021 với tỷ lệ 97,4%. 

HĐND huyện Vĩnh Cửu cũng đã biểu quyết miễn nhiệm thành viên UBND huyện đối với ông Võ Thành Sự do chuyển công tác. Bầu bổ sung 4 thành viên UBND huyện, gồm: bà Nguyễn Thị Thanh Phương, Trưởng ban Tổ chức kiêm Trưởng phòng Nội vụ; ông Thái Tam Sơn, Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện; ông Võ Văn Tòng, Trưởng phòng Dân tộc huyện và ông Nguyễn Cao Tài, Trưởng phòng Tài nguyên - môi trường. 

huyện vĩnh cửu

UBND huyện vĩnh cửu đồng nai

chủ tịch mới UBND

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề