Chuồng nuôi bò vỗ béo như thế nào

Đối với các hộ chăn nuôi bò sữa quy mô lớn, trong một đàn sẽ có rất nhiều loại bò khác nhau. Bò cái sinh sản, bò tơ, bò giống, bò đực giống, bê, chuồng cách ly… Do đó cần xây dựng chuồng trại riêng biệt cho từng loại. Để có thể chăm sóc một cách tốt nhất cho đàn bò của mình.

Cần chú ý gì khi xây dựng chuồng?

Khi chuẩn bị xây dựng chuồng, cần chú ý những yếu tố như vị trí, hướng, chuẩn bị diện tích…

Chọn những vị trí cao ráo, thoáng mát để dựng chuồng. Tránh xây ở những chỗ trũng sâu, ẩm thấp. Các vi khuẩn vi trùng, mầm bệnh sẽ có cơ hội phát triển khi chúng ta chăn nuôi bò ở đó.

Xem hướng chuồng: thông thường nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam. Đảm bảo cho mùa hè mát mẻ, và mùa đông thì ấm áp.

Kiểu chuồng: có thể làm kiểu chuồng một mái vì quy mô chăn nuôi nhỏ.

Chuồng nuôi bò vỗ béo như thế nào

Nền chuồng: cần đảm bảo độ dốc để thoát nước tốt nhất. Có thể sử dụng gạch, đá, hoặc xi măng đúc nhiều tấm và ghép lại. Rãnh thoát nước tiểu độ dốc 0.2 – 0.5%.

Diện tích chuồng: Bạn có thể tham khảo diện tích xây dựng của chuồng chăn nuôi bò thịt sau đây:

Máng ăn, máng uống: Thiết kế lòng máng trơn để dễ dàng quét dọn vệ sinh. Đáy máng ăn cần cao hơn nền khoảng 20cm. Có thể bố trí máng uống ở ngoài hoặc lấy một phần của máng ăn làm máng uống.

Hệ thống xử lí chất thải: Cần thiết kế hệ thống này tỉ mỉ và cẩn thận. Nên đặt ở xa khu chuồng nuôi để đảm bảo vệ sinh khu chuồng.

>>> Tham khảo ngay: Chăn nuôi bò không một mùi hôi nhờ kĩ thuật này

Cần thiết lập và quy hoạch các hạng mục của công trình một cách khoa học. Bao gồm hai khu vực chính đó là các công trình trung tâm và khu vực đồng cỏ.

Quy hoạch các hạng mục

Khu công trình sẽ bao gồm các hạng mục như chuồng nuôi, hệ thống xử lý chất thải, nhà kho, phòng làm việc… Phần này sẽ chiếm 25% tổng diện tích toàn trang trại. Phần còn lại sẽ sử dụng các loại hạt cỏ giống chăn nuôi năng suất cao để xây dựng đồng cỏ. Cung cấp lượng cỏ tươi cho bò sử dụng và phục vụ chăn thả.

Khu vực chuồng nuôi

Chuồng nuôi bò vỗ béo như thế nào

Phải cao ráo hơn đồng cỏ và các khu vực xung quanh. Khoảng cách giữa các dãy cách nhau để đảm bảo thông thoáng. Trồng cây bóng mát vào những khoảng trống, dọc lối đi để tạo bóng râm. Điều hòa không khí khu vực chuồng trại cũng sẽ tốt hơn.

Chuồng bò đực giống nên đặt cuối chuồng bò cái để tạo kích thích. Chuồng bò cách ly cần thiết kế đặt cuối hướng gió, cuối nguồn nước. Cách riêng biệt với khu vực chăn nuôi còn lại.

Các công trình phụ khác

Chuồng nuôi bò vỗ béo như thế nào

Nhà kho chứa cỏ khô, rơm khô, các thức ăn tinh, dụng cụ, thiết bị... Đặc biệt là kho chứa cỏ khô, rơm khô rất quan trọng và cần diện tích lớn hơn. Mỗi con vật nuôi sẽ cần một lượng cỏ dự trữ rất lớn. Do vậy nhà kho cần được tính toán cẩn thận trong quá trình xây dựng chuồng trại.

Ngoài ra các công trình khác như tường bao, đường đi, cổng, khu vực xử lí chất thải… Cũng cần được tính toán sao cho khoa học, đảm bảo tính thẩm mỹ, tiện ích.

Thiết kế xây dựng

Yêu cầu khi thiết kế xây dựng chuồng trại

– Nền chuồng:

Nền chuồng phải cao hơn mặt đất bên ngoài 30cm. Nước mưa không thể tràn vào chuồng và giữ được sàn luôn khô ráo sạch sẽ.

Nền chuồng cần bảo đảm bằng phẳng, không có lỗ thủng, không trơn trượt. Rạch khía hay đánh nhám để tránh cho bò bị trượt ngã.

Chuồng nuôi bò vỗ béo như thế nào

Thiết kế độ dốc hợp lý khoảng 2,5 - 3,0% thoai thoải hướng về rãnh thoát nước. Nước se dễ dàng thoát nhanh khi dội rửa chuồng. Đầm nện nền chuồng thật kỹ, đặc biệt là phần rãnh thoát nước. Như vậy nền chuồng không bị nứt lún trong quá trình sử dụng.

– Mái che chuồng:

Có thể dùng các tấm lợp fibro ximăng, tôn mạ kẽm, ngói hoặc tre lá. Khung đỡ mái có thể làm bằng sắt cạnh, tre, gỗ. Lựa chọn những chấtMái chuồng có độ cao tối thiểu 3m và độ dốc từ 330 đến 450 để dễ thoát nước và chìa ra khỏi tường vừa phải, tránh nước mưa hắt vào tường, vào chuồng nuôi.

– Máng ăn:

Tốt nhất là xây bằng gạch láng bê tông. Các góc của máng phải lượn tròn và trơn nhẵn. Đáy máng có lỗ thoát nước để thuận tiện cho việc rửa máng.

Máng xây dọc theo lối đi cho bò ăn, mỗi bò có 60 - 75cm chiều dài máng. Chiều rộng 60-70cm. Thành máng phía trong (phía bò ăn) cao 25cm phía ngoài cao 50cm.

Cũng có thể không cần xây máng ăn mà cho bò ăn ngay trên lối đi.

– Máng uống:

Bố trí máng uống giữa hai chỗ đứng của hai con bò. Nếu nuôi thả tự do thì cứ 8 con bò xây 01 máng uống. Có thể dùng loại máng uống xây trát xi măng nhưng phải bảo đảm trơn nhẵn và có độ cao vừa phải, để bò có thể uống nước dễ dàng mà không thể bước cả chân vào máng.

– Đường đi cho ăn trong chuồng:

Chuồng nuôi bò vỗ béo như thế nào

Tuỳ thuộc vào điều kiện chuồng trại (vị trí, kiểu chuồng...). Nếu là kiểu chuồng một dãy đường đi cho ăn phía trước máng ăn. Đối với kiểu chuồng hai dãy, đường đi cho ăn ở giữa.

Độ rộng đường đi khoảng 1,2 - 1,4m nếu quy mô chăn nuôi nhỏ. Nếu chăn nuôi nhiều hơn, sử dụng máy móc trong quá trình cho ăn… Khi đó, bố trí đường đi rộng 1,4 – 2,4m tùy thuộc máy móc bạn sử dụng.

– Rãnh thoát nước, phân, nước tiểu:

Được bố trí chạy dọc theo chuồng, phía sau chỗ bò đứng. Lòng rãnh không quá sâu và xây lượn tròn. Chiều rộng khoảng 22 - 25cm. Độ dốc từ đầu này đến đầu kia khoảng 2 - 3%. Đảm bảo dễ thoát nước tiểu và nước thải khi rửa chuồng. Nối với hệ thống cống thoát nước đến nơi chứa và xử lý.

Chuồng nuôi bò vỗ béo như thế nào

Yêu cầu về diện tích:

– Với bò trưởng thành: trung bình 8m2/con bao gồm diện tích chuồng và sân chơi. Trong đó phần có mái lợp 3m2.

– Bò hậu bị: diện tích chuồng và sân chơi 6 - 7m2/con. Phần có mái lợp 2,5m2.

– Đối với bê sau cai sữa: trung bình 4m2.

– Bê con theo mẹ: nuôi trên cũi, kích thước 150cm x 100cm x 120cm.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bà con xây dựng chuồng trại một cách khoa học hơn. Việc chăn nuôi bò sữa, vỗ béo bò thịt sẽ không còn quá nhiều khó khăn nữa.