Có bao nhiêu hầm qua sông sài gòn

Hầm Thủ Thiêm nằm trên trục đại lộ Đông Tây, vượt qua sông Sài Gòn nối liền Quận 1 với Quận 2. Hiện nay Hầm Thủ Thiêm đã và đang thể hiện được vai trò của mình đối với giao thông của thành phố. Chúng ta hãy cùng nhau "khám phá" hầm Thủ Thiêm nhé!

Cảnh Hầm Thủ Thiêm lúc xế chiều

Tên dự án: Hầm Thủ Thiêm Quy mô: 6 làn xe
Điểm đầu: Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Thiết kế: Chiều cao hầm 8,9m
Điểm cuối: Khu đô thị mới Thủ Thiêm Chi phí xây dựng hầm Thủ Thiêm:
Hình thức đầu tư: ODA Khởi công: 31/01/2005

Giờ mở cửa hầm Thủ Thiêm: 4h đối với xe máy; Ô tô 24/7

Khánh Thành: 20/11/2011
Giờ đóng cửa: Xe máy 4h – 23h; Ô tô và xe khách 24/7 Lưu ý khi di chuyển: Khi vào Hầm nhớ bật đèn

Cảnh bên trong Hầm Thủ Thiêm 

Đường Hầm Thủ Thiêm kết nối Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh với khu đô thị mới Thủ Thiêm như sau: Điểm đầu tại Quận 1 nằm ở bên cạnh bến Chương Dương nối với đại lộ Võ Văn Kiệt; Điểm cuối tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm thuộc Quận 2, điểm này nối với đại Lộ Đông Tây, đi ra hướng ngã 3 Cát Lái.

Theo thiết kế, tổng chiều dài của Hầm Thủ Thiêm là 1.500m, thiết kế với 6 làn xe để phương tiện giao thông có thể lưu thông dễ dàng, chiều cao hầm khoảng 8,9m, cách mặt nước 26m, có thể thấy hầm nằm khá sâu dưới đáy sông.

Hiện nay tình trạng hầm Thủ Thiêm quá tải vì mật độ đô thị và dân cư các quận khu Đông [2,9 và Thủ Đức] đang tăng nhanh.

Còn về lối vào của hầm Thủ Thiêm được thiết kế hình chữ U có phần miệng dài 720m và phần hầm dìm xuống được chia thành 4 đốt, có chiều dài là 370m, mỗi đốt dìm có trọng lượng 27.000 tấn. Đốt hầm được làm từ bê tông cốt thép.

Hầm Thủ Thiêm có độ dốc tối đa là 4%, bề dày của đáy và nắp là 1,5m, vách hai bên có độ dày 1m. Tuổi thọ của hầm được xác định là 100 năm. Bên cạnh đó đường hầm này cũng có thể chịu được động đất ở mức 6 độ Richter.  

Thời gian ra vào hầm đối với các phương tiện cũng được quy định sẵn. Trong đó, xe gắn máy có thời gian di chuyển trong hầm là 4h – 23h, còn những loại xe ô tô con hay xe khách được sử dụng hầm 24/24. Với những loại xe có tải trọng lớn sẽ phải thực hiện theo quy định của Sở giao thông vận tải ban hành. Hiện nay, mỗi ngày có hơn 47.000 ôtô, khoảng từ 230.000-270.000 xe máy lưu thông qua hầm.

Hiện nay tình trạng hầm Thủ Thiêm quá tải vì Quận 2, 9 và Thủ Đức đang tăng nhanh.

Hầm Thủ Thiêm được đánh giá là phù hợp với quy hoạch của thành phố trong cuộc hội thảo về dự án, công trình vượt sông Sài Gòn qua Thủ Thiêm vào tháng 5/1997. Một tháng sau, công trình này được duyệt và triển khai kế hoạch xây dựng nhưng vẫn còn vướng mắc vấn đề giải tỏa và đền bù, nên đến 31/1/2005, công trình này mới khởi công xây dựng được.

Nhà thầu chính đảm nhận thi công hầm Thủ Thiêm là Obayashi Corporation của Nhật Bản. Trong quá trình thi công cũng xảy ra các sự cố, cụ thể vào Tháng 5-2008, sau khi nhà nước tiến hành nghiệm thu thì phát hiện các vết nứt trên thành tường thẳng đứng, kéo dài từ  2m - 3m, bề rộng của vết nứt lớn nhất lên đến 1mm. Để khắc phục điều này, nhà thầu lựa chọn cách bơm keo epoxy đối với những vết nứt có chiều rộng lớn hơn 0.15mm. Đối với những vết nứt có chiều rộng nhỏ hơn 0.15mm thì phủ keo epoxy lên bề mặt.

Ngày 20/11/2011 lễ thông xe hầm Thủ Thiêm được tổ chức tại hai đầu hầm, đến 6 giờ sáng ngày 21/11/2011 các phương tiện giao thông chính thức được lưu thông qua hầm Thủ Thiêm.

Chụp trên cao Hầm Thủ Thiêm

Từ khi xây dựng cho đến nay, hầm Thủ Thiêm đã và đang trở thành đường hầm quan trọng có vai trò đối với giao thông thành phố:

Tuyến đường hầm Thủ Thiêm giúp kết nối Quận 1 và Quận 2, giúp cho việc đi lại giữa hai khu vực này trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn. Nếu như trước đây, người dân mất rất nhiều thời gian để đi lại thì giờ đây chỉ mất khoảng hơn 5 phút qua hầm.

Hầm Thủ Thiêm giúp cho giao thông của các Quận khác như Quận 7, Quận 9 cũng được khai thông. Bên cạnh đó tình trạng kẹt xe trên cầu Sài Gòn được cải thiện đáng kể.

Đường hầm này góp phần quan trọng vào việc phát triển giao thông cho khu vực thành phố và đặc biệt là Quận 2. Nhờ hầm Thủ Thiêm, Quận 2 và trung tâm không còn quá cách biệt, đây cũng là tiền đề giúp cho Quận 2 cũng như bất động sản khu vực này có nhiều bước tiến sau này.

Xem thêm: Thông tin quy hoạch giao thông và giá đất tại Quận 2

Cảnh Hầm Thủ Thiêm vào lúc tối khuya

Đến bây giờ, giá bất động sản của Quận 2 chưa bao giờ hạ nhiệt và được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Nhờ vậy mà Quận 2 đang ngày càng xuất hiện nhiều khu đô thị lớn như: Đảo Kim Cương, Sala, One Verandah,…Đặc biệt đất khu vực Thủ Thiêm trở nên đắt giá hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, hầm Thủ Thiêm còn là nơi có vị trí đẹp với những view sống ảo dành cho giới trẻ vô cùng độc đáo. Đó là lý do mà nhiều bạn trẻ đến đây vui chơi. Vì vậy, có thể nói rằng Hầm Thủ Thiêm là điểm tham quan cho những du khách khi đến với Sài Gòn.

Đặc biệt, công viên Nóc Hầm Thủ Thiêm trở thành điểm vui chơi, giải trí được nhiều người quan tâm. Những khu vực vốn dĩ hoang sơ trước đây của Quận 2 nay đã được khai phá và mở rộng.

Trên thực tế, Hầm Thủ Thiêm còn là đường hầm hiện đại nhất Đông Nam Á, đưa tên tuổi của Việt Nam vươn ra khu vực đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

5. Một số hình ảnh thực tế Hầm Thủ Thiêm

Hiện tai Thành phố đang triển khai 7 cây cầu. Trong đó, 3 cầu bắc qua sông Sài Gòn để nối khu trung tâm với khu đô thị mới Thủ Thiêm tại quận 2 là: Thủ Thiêm 2 [nối từ quận 1], Thủ Thiêm 3 [nối từ quận 4] và Thủ Thiêm 4 [nối từ quận 7].

Điểm đầu Hầm Thủ Thiêm 

Trên đây là một vài thông tin về đường Hầm Thủ Thiêm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về đường hầm này và vai trò của nó đối với giao thông của nước ta.

Tags: hầm thủ thiêm mấy giờ đóng cửahầm thủ thiêm quận mấygiờ mở cửa hầm thủ thiêm 2020chi phí xây dựng hầm thủ thiêm

Hầm đường bộ là gì? Hầm đường bộ ở Việt Nam có bao nhiêu hầm? Các hầm đường bộ ở Việt Nam? Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng và đưa vào sử dụng 6 hầm đường bộ:

1. Hầm đường bộ A Roàng

Hầm đường bộ A Roàng là hệ thống 2 hầm nằm trên Đường Hồ Chí Minh [quốc lộ 14] nối huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên – Huế với huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam. Hệ thống 2 hầm gồm hầm A Roàng 1, A Roàng 2, cách nhau 7 km, nằm ở vùng đất xã A Roàng. Hầm A Roàng được xây dựng từ năm 2001 đến năm 2003.

2. Hầm đường bộ Đèo Ngang

Hầm đường bộ Đèo Ngang là hầm trên quốc lộ 1A xuyên qua dãy Hoành Sơn tại vùng giáp ranh của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Cửa hầm phía Bắc ở vùng đất xã Kỳ Nam huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh; cửa hầm phía Nam ở vùng đất xã Quảng Đông huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình.

3. Hầm Hải Vân

Hầm Hải Vân nằm trên quốc lộ 1, hầm hải vân nối liền 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Hầm Hải Vân xuyên qua núi, thay thế cho đường đèo Hải Vân vốn có nhiều đoạn nguy hiểm cho giao thông. Chiều dài hầm Hải Vân là 6,28 km , hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Việt Nam và hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á.

4. Hầm đường bộ Đèo Cả

Hầm đường bộ Đèo Cả là một hệ thống đường hầm thay thế cho Đèo Cả vốn rất hiểm trở và nguy hiểm. Đường hầm này nối liền hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, nằm trên tuyến đường Quốc lộ 1A huyết mạch của cả nước. Tổng chiều dài dự kiến của hầm Đèo Cả dài 13,5 Km, trong đó hầm xuyên núi Đèo Cả dài 4,1Km, xuyên núi Cổ Mã dài 500m, còn lại là đường dẫn và cầu trên tuyến [9Km].

5. Đường hầm sông Sài Gòn

Đường hầm sông Sài Gòn [hay còn gọi là Hầm Thủ Thiêm] là một đường hầm vượt qua sông Sài Gòn ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là một phần trong dự án Đại lộ Đông Tây nối Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh với Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hầm Thủ Thiêm dài 1490m, cao 9m, với 5 phần chính bao gồm: 2 lối vào hầm [400m], 2 nhánh và miệng hầm [700m] và phần chìm 24m dưới lòng sông dài 370m.

Hầm Thủ Thiêm là một kiến trúc đặc biệt, nằm dưới lòng sông Sài Gòn, trực thuộc Đại Lộ Đông Tây với điểm đầu nằm ở Quận 1 và điểm cuối là khu đô thị mới Thủ Thiêm thuộc Quận 2. Cụ thể hơn nữa, điểm đầu đặt ngay trên đường lớn Võ Văn Kiệt, gần bến Chương Dương. Điểm cuối tọa lạc tại cung đường từ Đại Lộ Đông Tây dẫn ra ngã ba Cát Lái.

6. Hầm đường bộ Cù Mông

Là hầm trên Quốc lộ 1 xuyên qua dãy núi Cù Mông, nối liền hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Đây là hầm đường bộ dài thứ ba tại Việt Nam, sau hầm Hải Vân và hầm Đèo Cả.

Hầm Cù Mông gồm hai đường hầm có chiều dài là 2.600 m, chiều rộng là 10 m, vận tốc thiết kế 80 km/h. Cửa hầm phía bắc thuộc địa phận phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; cửa hầm phía nam thuộc địa phận xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

Công trình có tổng mức đầu tư là 3.921 tỷ đồng, được thực hiện từ nguồn vốn tiết giảm của dự án hầm đường bộ Đèo Cả, theo hình thức BOT do Tập đoàn Đèo Cả làm nhà đầu tư. Dự án được khởi công vào ngày 26 tháng 9 năm 2015 và thông xe toàn tuyến vào ngày 21 tháng 1 năm 2019 với giai đoạn 1 lưu thông hai chiều ở đường hầm phía tây.

Trước khi hầm được đưa vào sử dụng, nhiều ô tô, xe tải từng gặp tai nạn khi qua đèo Cù Mông, một trong những đèo núi hiểm trở nhất Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề