Có bầu mà bị sốt thì làm thế nào

Khi bà bầu bị sốt, nhiều người vẫn thường có thói quen uống thuốc hoặc sử dụng một số biện pháp dân gian để hạ sốt. Tuy nhiên, đối với bà bầu thì những việc này đe dọa rất lớn đến tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bài viết này, bạn hãy cùng Happy Mommy tìm hiểu bà bầu bị sốt phải làm sao nhé!

Nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt

Khi mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu thường trở nên yếu đi vì phải bảo vệ hai cơ thể. Do đó, bạn dễ bị nhiễm trùng. Một số nguyên nhân gây sốt khi mang thai bao gồm:

Cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh thường đi khiến bà bầu bị sốt ớn lạnh kèm với sốt và các triệu chứng như sổ mũi, ho, đau họng và khó thở. Những triệu chứng này thường giảm dần sau 3–15 ngày. Nếu sau 15 ngày vẫn không có dấu hiệu cải thiện, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ lưỡng.

Bệnh cúm

Cúm là nguyên nhân chính gây khiến bà bầu bị sốt nóng lạnh khi mang thai. Các triệu chứng của cúm là đau nhức, nôn mửa và sốt, ho. Khi bà bầu bị sốt đau đầu hãy cố gắng uống nhiều nước, nghỉ ngơi đúng cách và đừng quên tiêm vắc xin nhé.

Sốt do nhiễm trùng đường tiểu (UTI)

Khoảng 10% bà bầu bị sốt do bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) khi mang thai. UTI xảy ra khi vi khuẩn di chuyển từ trực tràng hoặc âm đạo đến niệu đạo hoặc bàng quang. Triệu chứng của bệnh này là nước tiểu đục, chảy máu, sốt, ớn lạnh và cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

Virus xâm nhập qua đường tiêu hóa

Khi virus đường tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể thường kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn mửa, tiêu chảy và mất nước. Tất cả những triệu chứng này cũng có thể dẫn đến sinh non nếu không được điều trị kịp thời.

Có bầu mà bị sốt thì làm thế nào

Viêm màng ối

Khoảng 1–2% các chị em sẽ bị viêm màng ối khi mang thai. Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây viêm màng ối bao quanh thai nhi. Các triệu chứng bao gồm chảy máu âm đạo, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, sốt cao và ớn lạnh. Nếu viêm màng ối xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ, bác sĩ có thể đề nghị mổ lấy thai ngay lập tức để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bệnh truyền nhiễm parvovirus B19

Chỉ có 5% phụ nữ mang thai mắc bệnh truyền nhiễm hiếm gặp này. Các dấu hiệu bao gồm phát ban, đau khớp, nhức đầu, đau họng và sốt. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như sảy thai, thiếu máu thai nhi, thai chết lưu và viêm thanh quản trong tử cung.

Bệnh nhiễm khuẩn Listeria (Listeriosis)

Một nguyên nhân khác gây sốt khi mang thai là nhiễm trùng Listeria. Listeriosis xảy ra nếu một phụ nữ mang thai uống nước bị ô nhiễm và ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, đau cơ, cứng cổ hoặc co giật.

Bà bầu bị sốt phải làm sao?

Khi bị ốm, thuốc kháng sinh thường được nhiều người lựa chọn để hạ sốt nhưng điều này lại gây nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Khi bà bầu bị sốt nên dùng khăn mát để lau khắp người giúp cơ thể giảm nhiệt. Trong trường hợp nếu sốt đến 39-40 độ C thì cần lau bằng nước ấm. Mẹ bầu hãy lau kỹ ở ngực, nách, bẹn, cổ và lau liên tục cho đến khi nhiệt độ là 38 độ C.

Một số bác sĩ cũng khuyến cáo bà bầu bị sốt nên nghỉ ngơi ở khu vực có không khí trong lành. Người thân có thể mở các cửa cho thông thoáng, không khí mát mẻ sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng nhưng không để gió lùa quá nhiều vào phòng.

Có bầu mà bị sốt thì làm thế nào
Mẹ bầu bị sốt cần được nằm nghỉ ngơi ở không gian thoáng mát, trong lành

Bà bầu nên uống nhiều nước lọc để bù lượng nước bị mất do sốt. Nước cam rất tốt để tăng sức đề kháng và phục hồi sức khỏe cho các mẹ. Lúc này, mẹ bầu cũng nên ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.

Bà bầu bị sốt nên uống gì? Lưu ý khi cho bà bầu dùng thuốc hạ sốt

Bà bầu bị sốt nóng lạnh phải làm sao? Vitamin được chứng minh có vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng và giảm triệu chứng nóng lạnh khi bà bầu bị sốt. Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung các loại vitamin cần thiết bằng các thực phẩm tự nhiên. Ngoài ra, câu hỏi “bà bầu bị sốt nên uống gì?” cũng được rất nhiều chị em thắc mắc. Nội dung tiếp theo dưới đây, Happy Mommy sẽ gợi ý đến bạn một số loại thuốc mà mẹ bầu có thể uống. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé!

Bà bầu bị sốt uống thuốc gì? Theo các chuyên gia về sản khoa, paracetamol là loại thuốc hạ sốt an toàn cho bà bầu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không sử dụng các thức uống có chứa caffein trong thời gian sử dụng thuốc. Ngoài ra, nếu bạn không chắc chắn về những loại thuốc giảm đau hạ sốt cho bà bầu an toàn, thì cũng có thể yêu cầu các bác sĩ tư vấn thêm.

Đặc biệt, bác sĩ nghiêm cấm bà bầu bị sốt sử dụng Ibuprofen và Aspirin để hạ sốt. Hai loại thuốc trên có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé nên bạn cần hết sức lưu ý.

Có bầu mà bị sốt thì làm thế nào
Mẹ bầu bị sốt tuyệt đối không được dùng Ibuprofen và Aspirin

Ngoài ra, còn có một thắc mắc được nhiều mẹ bầu quan tâm đó là “bà bầu bị sốt có nên xông không?” Câu trả lời là không. Vì khi cơ thể của người mẹ vượt ngưỡng 38 độ C rất dễ gây khuyết tật cho thai nhi. Hơn nữa, bà bầu bị sốt có truyền nước được không? Trên thực tế là chị em vẫn có thể truyền dịch nước đạm, tuy nhiên để thực hiện thì cần phải có sự thăm khám và ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý thực hiện.

Bà bầu bị sốt xuất huyết nên ăn gì?

Bà bầu bị sốt xuất huyết nên ăn gì? Bà bầu cần tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, đu đủ, táo, dâu tây, kiwi, rau cải xanh, súp lơ, giá đỗ, nho,… Tuy nhiên, trong quá trình sốt bà bầu không được ăn đồ cay, nóng mà thay vào đó hãy nên ăn những thực phẩm được hấp và luộc và các loại trái cây kế trên.

Ngoài ra, bà bầu bị sốt nên ăn các món cháo tốt cho cơ thể khi bị cảm sốt như cháo gà, cháo hạt sen… uống nhiều nước ấm và dùng sữa ấm. Có như vậy, sức khỏe của các mẹ mới nhanh chóng hồi phục và vẫn đảm bảo nạp đủ chất dinh dưỡng trong quá trình bệnh.

Có bầu mà bị sốt thì làm thế nào
Mẹ bầu nên ăn cháo nóng, có độ mềm để dễ tiêu hóa và giúp nhanh khỏi bệnh

Lời kết

Như vậy, với nội dung bài viết trên Happy Mommy đã cùng bạn tìm hiểu kiến thức khi bà bầu bị sốt. Thông qua những thông tin trên, bạn cũng đã biết được mẹ bầu bị sốt nên làm gì, bà bầu bị sốt có sao không và liệu rằng bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi? Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc trang bị kỹ năng và kiến thức khi mang thai. Ngoài ra, để biết thêm nhiều bài viết hữu ích về chủ đề mang thai, chị em hãy truy cập ngay website: https://happymommyclinic.com/ để tìm hiểu nhé!

Đừng quên thường xuyên theo dõi Happy Mommy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức phụ khoa, kiến thức thai kỳ, chăm sóc mẹ mang thai và hiếm muộn nhé!

Bà bầu sốt 38 độ nên làm gì?

Khi bị sốt, bà bầu nên dùng khăn ướt lau mát khắp người để giúp tăng giải nhiệt qua da. Trong trường hợp nếu cơn sốt lên đến 39 – 40 độ C, bà bầu nên lau mát để hạ sốt bằng nước ấm. Hãy lau thật kỹ ở cổ, ngực, hai nách, bẹn và lau liên tục cho đến khi nhiệt độ còn 38 độ C.

Mang thai 3 tháng đầu bị sốt nên làm gì?

Bà bầu bị sốt nên nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, không khí trong lành. Tốt nhất hãy mở cửa sổ để không khí và gió mát bên ngoài thổi vào thay vì ngồi điều hòa. Gió tự nhiên sẽ giúp mẹ hạ sốt nhanh chóng. Mẹ nên mặc quần áo vừa đủ, không cần ủ ấm quá nhiều nhưng cũng không được ăn mặc phong phanh.

Phụ nữ có thai bị sốt thì uống thuốc gì?

Acetaminophen (paracetamol) là thuốc hạ sốt nhanh chóng cho bà bầu, được sử dụng rất phổ biến và có thể mua dễ dàng mà không cần đến đơn thuốc bác sĩ.

Tại sao khi mang thai lại sốt?

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động yếu hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến các triệu chứng như sốt. Sốt khi mang thai có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi và mức nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ sốt.