Có nên cho bệnh nhân biết mình bị ung thư

BVK - Theo thống kê của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency for Research on Cancer - IARC), năm 2018, toàn thế giới có 18,08 triệu người mới mắc ung thư, trong đó có trên 9,5 triệu người tử vong vì căn bệnh này. Số ca mới mắc ung thư ở Việt Nam ước tính là 164.671 ca và số ca tử vong là 114.871 ca. Các loại ung thư phổ biến ở nam giới lần lượt là ung thư gan (21,5%), ung thư phổi (18,4%), dạ dày (12,3%), đại trực tràng (8,4%) và ung thư vòm (5%); ở nữ giới lần luợt là ung thu vú (20,6%), đại trực tràng (9,6%), phổi (9,4%), dạ dày (8,6%), và gan (7,8%). Tỷ lệ mắc ung thư chuẩn hoá theo tuổi ở cả hai giới là 151,4/100.000 người và tỷ lệ tử vong là 104,4/100.000 người. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 70% bệnh nhân ung thư chẩn đoán ở giai đoạn muộn (III hoặc IV), trong đó có cả các bệnh có thể sàng lọc, phát hiện sớm bằng nhiều phương pháp khác nhau. Cơ hội chữa khỏi ung thư sẽ tăng lên khi được phát hiện sớm. Bạn cần chú ý tới tình trạng cơ thể và nhận biết một số dấu hiệu có thể cảnh báo ung thư.

Ung thư là gì?

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức và không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Ung thư không phải là một bệnh mà là tên chung của một tập hợp rất nhiều bệnh có những đặc tính cơ bản giống nhau của bệnh ung thư và có khoảng hơn 200 bệnh ung thư khác nhau ở người.

Ung thư thường phát triển âm thầm một thời gian dài trước khi gây ra các dấu hiệu và triệu trứng trên lâm sàng để có thể phát hiện được. Đôi khi ung thư không gây các triệu chứng lâm sàng mà chỉ được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đi khám định kỳ, bên cạnh đó khi ung thư gây ra các biểu hiện trên lâm sàng thì biểu hiện rất đa dạng và đôi khi cũng mơ hồ, không đặc hiệu, dễ bị bỏ sót và nhầm lẫn với các bệnh lành tính thông thường khác. Khi bệnh phát triển ngày càng nặng thì các triệu chứng lâm sàng rõ ràng của bệnh ung thư mới ngày càng điển hình.

Ung thư gây ra các biểu hiện lâm sàng bằng cách nào?

Ung thư là một nhóm các bệnh có thể gây ra gần như bất cứ dấu hiệu và triệu chứng nào. Các dấu hiệu và triệu chứng sẽ phụ thuộc vào vị trí cơ quan bị ung thư, kích thước của khối u, và mức độ ảnh hưởng của nó lên các cơ quan và các mô như thế nào. Nếu ung thư đã di căn thì biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện ở những phần khác của cơ thể.Nhưng đôi khi ung thư bắt đầu ở những vị trí mà nó sẽ không gây ra bất cứ biểu hiện lâm sàng nào cho tới khi khối u phát triển đến kích thước khá lớn. Một ung thư cũng có thể gây các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, sút cân.Một số loại ung thư tạo ra các chất giống hormone nội sinh của cơ thể từ đó làm tăng nồng độ canxi trong máu và làm ảnh hưởng tới các thần kinh và cơ, gây ra cảm giác mệt mỏi và chóng mặt.

Các triệu chứng lâm sàng có ích như thế nào?

Điều trị đạt hiệu quả cao nhất khi ung thư được phát hiện sớm- khi nó còn nhỏ và ít có khả năng di căn tới cơ quan khác. Điều này có nghĩa là sẽ có cơ hội tốt hơn để chữa khỏi bệnh. Một ví dụ về tầm quan trọng của phát hiện sớm ung thư là trường hợp ung thư hắc tố ở da. Nó có thể dễ dàng loại bỏ nếu nó chưa phát triển ăn sâu vào da. Tỷ lệ sống thêm 5 năm ở giai đoạn sớm là 98%. Một khi ung thư hắc tố di căn tới các cơ quan khác thì tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ còn khoảng 16%.

Đôi khi mọi người bỏ qua các triệu chứng, có thể do họ không nghĩ rằng các triệu chứng đó có nghĩa là có vấn đề. Một số triệu chứng như là mệt mỏi, ho có khả năng cao hơn gây ra bởi vấn đề khác hơn là do ung thư. Các triệu chứng có thể tỏ ra không mấy quan trọng đặc biệt nếu có một nguyên nhân rõ ràng chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên không nên bỏ qua bất cứ triệu chứng nào kéo dài và ngày càng nặng lên.

Rất có thể các triệu chứng không bị gây ra bởi ung thư nhưng rất quan trọng là phải kiểm tra để loại trừ ung thư, kể cả nếu ung thư không phải là nguyên nhân thì bác sỹ cũng có thể giúp tìm nguyên nhân và điều trị nếu cần thiết.

Các triệu chứng lâm sàng chung của ung thư là gì?

  • Sút cân không rõ nguyên nhân

Hầu hết mọi người bị ung thư sẽ sút cân tại một thời điểm nào đó trong quá trình bệnh.

Khi bị sút cân mà không rõ lý do, thì gọi là sút cân không giải thích được. Sút cân không giải thích được từ 5kg trở lên có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư, rất hay gặp với các ung thư như tụy, dạ dày, thực quản, phổi.

Sốt rất hay gặp trong ung thư, nhưng thường xảy ra hơn sau khi ung thư đã di căn hoặc loại ung thư có biểu hiện toàn thân. Hầu hết bệnh nhân ung thư sẽ bị sốt vào thời điểm nào đó, đặc biệt nếu ung thư hoặc các liệu pháp điều trị ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch (cái này làm cho cơ thể chống lại nhiễm trùng yếu hơn). Ít gặp hơn, sốt có thể là dấu hiệu sớm của bệnh như trong ung thư máu hoặc u lympho.

Một mỏi nhiều mà không cải thiện ngay cả khi nghỉ ngơi, nó có thể là triệu chứng quan trọng biểu hiện ung thư phát triển. Nhưng nó có thể xảy ra sớm trong một số ung thư như ung thư máu. Một số ung thư đại tràng hay dạ dày có thể gây mất máu mà dần dần, mạn tínhvà từ đó gây ra mệt mỏi.

Đau có thể là triệu chứng sớm với một số ung thư như ung thư xương hoặc ung thư tinh hoàn. Đau đầu có không biến mất hoặc giảm đi với điều trị có thể là triệu chứng của khổi u não. Đau lung có thể là triệu chứng của ung thư đại tràng, trực tràng hoặc buồng trứng. Hay gặp nhất, đau do ung thư khi đã di căn tới cơ quan khác

Cùng với ung thư da, một số ung thư có thể gây ra những biến đổi ở da mà có thể nhìn thấy được. Những triệu chứng này bao gồm:

  • Da xạm đen đi
  • Vàng da, vàng mắt
  • Ban đỏ ở da
  • Bong da quá mức
  • Ngứa da

Ung thư là căn bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát, điều trị khỏi nếu được khám, phát hiện và điều trị kịp thời, nhất là ở giai đoạn sớm. Vì vậy ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu trên bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn cụ thể, phòng chống, ngăn ngừa căn bệnh ung thư. 

Ung thư giờ đây không còn là một căn bệnh hiếm gặp. Để phát hiện kịp thời, hãy cùng tìm hiểu về các dấu hiệu cảnh báo sớm sau đây.
Nếu bệnh ung thư di truyền từ những thành viên trong gia đình và bạn muốn chủ động phòng ngừa là điều không khó. Khi biết các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư có thể giúp ngăn ngừa nó phát triển hoặc lan rộng ra.
Điều quan trọng mà bạn cần biết là các dấu hiệu của bệnh ung thư cũng có thể được phát hiện bằng các điều kiện, dấu hiệu bên ngoài cơ thể.
Nó là ung thư hay một căn bệnh khác?

Có nên cho bệnh nhân biết mình bị ung thư

Dưới đây là một số triệu chứng có thể là về bệnh ung thư, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác. Nếu bạn có bất kì dấu hiệu nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ của bạn ngay nhé!
Bạn càng sớm tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng đó thì càng yên tâm rằng bạn đang được điều trị đúng hướng.
– Bàng quang và ung thư thận: Bạn có thể thấy máu trong nước tiểu, bị đau rát hoặc đi tiểu quá nhiều. Các tình trạng khác có thể xảy ra do các triệu chứng này đưa đến bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bàng quang kẽ.
– Ung thư vú: Khối u hoặc khối u dày, ngứa, tấy đỏ hoặc đau nhức ở vùng núm vú mà không do thai nghén, cho con bú hoặc do kinh nguyệt. Tuy nhiên, không phải tất cả khối u đều là ung thư.
– Ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung và ung thư tử cung: Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, dịch tiết bất thường, kinh nguyệt nhiều và không đều. Những triệu chứng này cũng có thể tạo ra do bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.
– Ung thư đại tràng: chảy máu trực tràng, máu xuất hiện trong phân hoặc thay đổi các thói quen tiêu hóa hàng ngày như tiêu chảy dai dẳng và táo bón là những dấu hiệu cảnh báo cần được thăm khám kịp thời.
Những triệu chứng này cũng có thể là kết quả của bệnh viêm ruột (IBD).
– Ung thư thanh quản: giọng nói ho, khàn tiếng dai dẳng có thể là những dấu hiệu bạn gặp phải. Tuy nhiên, thay đổi giọng cũng có thể do polyp hoặc hypothyroidism gây ra.
– Bệnh bạch cầu: Đau nhức, mệt mỏi, sụt cân, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, chảy máu cam, đau xương hoặc khớp, dễ bầm tím trên da là những dấu hiệu cảnh báo có thể có của bệnh bạch cầu.
– Ung thư phổi: Ho dai dẳng, đờm có máu, cảm giác nặng nề ở ngực hoặc đau ngực có thể biểu hiện của bệnh ung thư phổi. Nhưng đây cũng có thể chỉ ra bệnh viêm phổi.
– Lymphoma (một nhóm các dạng ung thư máu phát triển từ bạch huyết bào): hạch bạch huyết bị sưng, ngứa da, đổ mồ hôi ban đêm mà không có nguyên nhân, sốt và giảm cân… có thể là những dấu hiệu của bệnh Lymphona.
– Ung thư miệng và họng: nếu bạn xuất hiện các vết loét mãn tính ở miệng, lưỡi hoặc cổ họng bị xước, các mảng màu trắng trong miệng nên được bác sĩ kiểm tra. Các đốm trắng hoặc vết loét cũng có thể bị gây ra bởi hệ miễn dịch yếu, căng thẳng, chấn thương miệng hoặc IBD.
– Ung thư buồng trứng: đối với căn bệnh này, nó thường không có các triệu chứng cho đến khi bệnh phát triển ở giai đoạn sau. Các triệu chứng này có thể là sụt cân, mệt mỏi, đầy bụng và đau bụng.
– Ung thư tuyến tụy: cũng giống như ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tuỵ chỉ có các dấu hiệu khi bệnh đã phát triển về giai đoạn sau, các triệu chứng đó là da bị vàng, hoặc đau sâu trong dạ dày, lưng.
– Ung thư da: Loại ung thư này thường biểu hiện như các nốt ruồi thay đổi màu sắc, kích thước hoặc hình dạng, các vết loét, khối u, cục u dưới da giống như mụn cóc hoặc loét không bao giờ lành lại.
– Ung thư dạ dày: Nôn mửa ra máu hoặc thường xuyên khó tiêu, đau bụng sau khi ăn, giảm cân có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải lo lắng vì có thể là dấu hiệu của loét dạ dày.
Mẹo phòng chống ung thư
Nếu ung thư di truyền trong gia đình bạn hoặc bạn có thể trạng kém có thể mắc một căn bệnh ung thư nào đó, thì điều quan trọng là hãy chú ý đến các yếu tố nguy cơ.
Chủ động và lựa chọn cuộc sống lành mạnh có thể giúp bạn giảm nguy cơ phát triển ung thư. Một số cách bạn có thể thực hiện bao gồm:
– Tập thể dục thường xuyên: Tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên và vừa phải có thể làm giảm nguy cơ ung thư của bạn ít nhất 30%.
– Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh: đó là một chế độ ăn ít chất xơ, ít hoặc không có thịt đỏ và nhiều trái cây, rau quả tươi. Bạn cũng có thể hấp thụ chất béo nhưng cần chắc chắn rằng đó là những loại chất béo lành mạnh.
Có nên cho bệnh nhân biết mình bị ung thư

– Bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư của bạn thêm 30%.
– Hạn chế sử dụng rượu: Mức uống vừa phải là có thể chấp nhận được. Một loại đồ uống mỗi ngày đã được tìm thấy nhằm giảm thiểu một số rủi ro về sức khoẻ, bao gồm cả nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
– Không hút thuốc kết hợp với uống rượu: Hút thuốc kết hợp với rượu đã được chứng minh là làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư đối với ung thư miệng, ung thư thực quản và các bệnh ung thư khác.
– Duy trì khám phụ khoa thường xuyên: Điều này bao gồm cả các xét nghiệm Pap smears và mammograms. Pap smear là công cụ sàng lọc duy nhất cho bệnh ung thư, nhờ nó mà đã có thể giảm số ca tử vong do bất kỳ loại ung thư nào trên thế giới. Chụp X quang tuyến vú thường nên bắt đầu từ 35 đến 40 tuổi.
– Thực hiện khám vú hàng tháng: Nếu việc này được bắt đầu sớm thì có thể sẽ giảm được khả năng mắc bệnh ung thư ở giai đoạn sớm, ít nguy hiểm hơn.
– Sử dụng kem chống nắng: Sử dụng các loại kem chống nắng có độ SPF 15 hoặc cao hơn trong bất kì trường hợp nào bạn phải ra ngoài trời. Hạn chế ở ngoài trời vào giữa ngày.
– Quan hệ tình dục an toàn: Luôn luôn sử dụng bao cao su trừ khi bạn đang ở trong một mối quan hệ lâu dài, một vợ một chồng!
Phụ nữ có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung bằng cách nhờ các bác sĩ phụ khoa thường xuyên xét nghiệm Pap smears và khám sức khỏe. Ung thư cổ tử cung là một trong những khối u ác tính gây chết người phổ biến nhất ở những người phụ nữ trẻ hiện nay.
Các nghiên cứu dịch tế học cho thấy rằng nguy cơ ung thư cổ tử cung tăng lên khi phụ nữ hoạt động tình dục ở lứa tuổi quá sớm, có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục không được bảo vệ thường xuyên hơn.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) đã công nhận một loại vắc-xin chống lại virus HPV và ung thư cổ tử cung mà phụ nữ có thể nhận tiêm phòng trước khi họ quan hệ tình dục để hạn chế bệnh.

Theo verywellhealth.com