Cơ ngực to bám tận ở đâu

Gồm cơ vùng nách, cơ cánh tay, cơ cẳng tay và cơ bàn tay.

Các cơ của vùng nách

Các cơ vùng nách tạo thành hố nách chứa đựng mạch máu, thần kinh và bạch huyết. Hố nách là một hình tháp 4 thành, một đỉnh và một nền

Hình.  Các cơ vùng nách

1. Cơ ngực lớn   2. Cơ dưới đòn   3. Cơ ngực bé   4. Hố nách   5. Cơ răng trước

Thành ngoài

Thành ngoài hố nách gồm có đầu trên xương cánh tay, cơ nhị đầu cánh tay và cơ delta [cơ nhị đầu cánh tay được mô tả ở bài cánh tay]. Cơ delta có hình giống chữ delta, bao bọc mặt ngoài của đầu trên xương cánh tay, ngăn cách với cơ ngực lớn bởi rãnh delta ngực. Nó tạo thành một vùng ở vai gọi là vùng delta.

Thành trước

Thành trước của hố nách là vùng ngực gồm bốn  cơ xếp thành hai lớp:

Lớp nông có cơ ngực lớn được bao bọc trong mạc ngực.

Lớp sâu có cơ dưới đòn, cơ ngực bé, cơ quạ cánh tay. Các cơ này được bọc trong mạc đòn ngực.

Thành trong

Thành trong hố nách gồm có bốn xương sườn và các cơ gian sườn đầu tiên và phần trên của cơ răng trước.

Thành sau là vùng vai gồm có năm cơ

Cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ tròn bé, cơ tròn lớn, và cơ dưới vai. Ngoài ra còn có đầu dài cơ tam đầu cánh tay chạy vào vùng cánh tay và cơ lưng rộng đi từ lưng tới.

Thần kinh chi phối cho các cơ trên chủ yếu phát sinh từ đám rối thần kinh cánh tay. Chức năng của các cơ này có tác dụng là vận động khớp vai.

Dải gân cơ

Bao khớp vai mỏng và có ít sức mạnh cơ học. Khi các cơ dưới vai, cơ trên gai, cơ dưới gai và cơ tròn bé đi đến chỗ bám tận thì dính với nhau và dính vào bao khớp, vì vậy, tạo nên một dải gân cơ và cung cấp một sức mạnh lớn cho khớp vai.

Các cơ của dải nầy giúp giữ chỏm xương cánh tay tại chỗ và là yếu tố gắn kết quan trọng trong nhiều chuyển động của khớp vai.

Các cơ vùng cánh tay

Các cơ vùng cánh tay được chia thành hai vùng là vùng cánh tay trước và vùng cánh tay sau.

Hình.  Cơ vùng cánh tay

1.  Cơ nhị đầu cánh tay   2.  Cơ dưới vai   3. Cơ delta   4.  Cơ quạ cánh tay     5.  Cơ tam đầu cánh tay   6.  Cơ cánh tay quay

Các cơ vùng cánh tay trước

Gồm ba cơ sắp xếp làm hai lớp: cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay và cơ cánh tay, cả 3  cơ do thần kinh cơ bì điều khiển. Có tác dụng gấp cẳng tay là chính

Cơ vùng cánh tay sau

Là cơ tam đầu cánh tay. Cơ gồm có ba đầu nguyên ủy ở ổ chao xương vai và mặt sau xương cánh tay, bám tận ở mỏm khuỷu. Cơ do dây thần kinh quay chi phối vận động có nhiệm vụ là duỗi cẳng tay.

Khuỷu

Khuỷu nối cẳng tay vào cánh tay gồm có các vùng ở phía trên và dưới nếp khuỷu ba khoát ngón tay. Phía trước là vùng khuỷu trước, phía sau là vùng khuỷu sau, chính giữa là khớp khuỷu. Ở vùng khuỷu trước, có ba toán cơ tạo nên hố khuỷu:

Toán cơ mỏm trên lồi cầu trong.

Toán cơ mỏm trên lồi cầu ngoài.

Toán cơ giữa: gồm có phần dưới cơ cánh tay và cơ nhị đầu cánh tay.

Ba toán cơ tạo nên hai rãnh: rãnh nhị đầu ngoài và rãnh nhị đầu trong cách nhau bởi cơ nhị đầu. Hai rãnh gặp nhau ở phía dưới tạo thành hình chữ V. Có mạch máu thần kinh đi trong các rãnh này.

Các cơ cẳng tay

Cẳng tay được giới hạn từ đường thẳng ngang ở dưới nếp gấp khuỷu ba khoát ngón tay đến nếp gấp xa nhất ở cổ tay. Cẳng tay chia làm hai vùng: vùng cẳng tay trước và vùng cẳng tay sau, ngăn cách nhau bởi xương quay, xương trụ và màng gian cốt.

Hình.  Các cơ cẳng tay [tay trái]

A. Nhìn trước      B. Nhìn sau

1. Cơ gan tay dài  2. Cơ cánh tay   3. Cơ cánh tay quay   4. Cơ ngữa   5. Cơ gấp cổ tay quay   6. Cơ khuỷu 7. Cơ cổ tay trụ   8. Gân cơ duỗi chung các ngón

Vùng cẳng tay trước

Các cơ vùng cẳng tay trước gồm 8 cơ có động tác gấp ngón tay và bàn tay, sấp bàn tay. Hầu hết do dây thần kinh giữa chi phối vận động  ngoại trừ cơ gấp cổ tay trụ và hai bó trong của cơ gấp các ngón tay sâu do thần kinh trụ chi phối. Các cơ vùng cẳng tay trước sắp xếp thành ba lớp:

Lớp nông: cơ gấp cổ tay trụ, cơ gan tay dài, cơ gấp cổ tay quay, cơ sấp tròn.

Lớp giữa: cơ gấp các ngón nông.

Lớp sâu: cơ gấp các ngón sâu, cơ gấp ngón cái dài, cơ sấp vuông.

Vùng cẳng tay sau

Các cơ vùng cẳng tay sau xếp thành 2 lớp:

Lớp nông: gồm hai nhóm:

Nhóm ngoài: cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dài, cơ duỗi cổ tay quay ngắn.

Nhóm sau: cơ duỗi các ngón, cơ duỗi ngón út, cơ duỗi cổ tay trụ, cơ khuỷu.

Lớp sâu: cơ dạng ngón cái dài, cơ duỗi ngón cái ngắn, cơ duỗi ngón cái dài, cơ duỗi ngón trỏ, cơ ngữa.

Thần kinh chi phối cho các cơ vùng cánh tay sau là dây thần kinh quay, nhiệm vụ là ngữa bàn tay duỗi ngón tay và bàn tay.

Cơ ở bàn tay

Bàn tay giới hạn từ nếp gấp cổ tay xa nhất đến đầu các ngón tay, được chia làm hai phần: gan tay và mu tay.

Các cơ bàn tay gồm các cơ mô cái, cơ mô út, các cơ gian cốt mu tay và gan tay và cơ giun. Các cơ này do dây thần kinh giữa và trụ chi phối vận động.

Cơ quạ - cánh tay [tiếng Anh: coracobrachialis] là cơ nhỏ nhất trong ba cơ gắn vào mỏm quạ của xương vai. [Hai cơ còn lại là cơ ngực bé và đầu ngắn của cơ nhị đầu]. Cơ nằm ở phần trên và giữa của cánh tay.

Cơ quạ - cánh tay

Lớp cơ sâu của ngực, mặt trước cánh tay. Cơ quạ - cánh tay màu xanh dương

Vị trí của cơ quạ - cánh tay [màu đỏ]

Chi tiếtNguyên ủyMỏm quạ xương vaiBám tậnmặt trong và bờ trong đầu xa của thân của xương cánh tayDây thần kinhThần kinh cơ bì [C5, C6, và C7]Hoạt độngkhép xương cánh tay, gấp cánh tay nhờ khớp ổ chảo - cánh tay [khớp vai]Định danhLatinhmusculus coracobrachialisTAA04.6.02.017FMA37664Thuật ngữ giải phẫu của cơ

[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]

Cơ quạ - cánh tay có nguyên ủy từ đỉnh mỏm quạ, chung nguyên ủy với đầu ngắn của cơ nhị đầu cánh tay và vách gian cơ.

Cơ bám tận vào mặt trong và bờ trong phần thân của xương cánh tay, ở vị trí giữa nguyên ủy của cơ tam đầu cánh tay và cơ cánh tay.

Thần kinh chi phối

Thần kinh cơ bì có nguyên ủy từ thân trên [C5, C6] & thân giữa [C7] của đám rối thần kinh cánh tay.

Cơ quạ - cánh tay thực hiện chức năng gấp và khép cánh tay ở khớp ổ chảo - cánh tay [khớp vai]. Ngoài ra, cơ quạ - cánh tay giữ cánh tay ở đúng vị trí khi giạng.[1] Do đó, cơ quạ - cánh tay khi co tạo nên hai cử động rõ rệt ở khớp vai: vừa kéo xương cánh tay về phía trước tạo nên động tác gấp cánh tay, lại vừa kéo xương cánh tay vào đường giữa [gần thân mình hơn], tạo nên động tác khép cánh tay. Cơ cũng hỗ trợ làm quay xương cánh tay vào trong, tạo nên động tác xoay trong.[2] Một chức năng quan trọng khác của cơ quạ - cánh tay là giữ ổn định xương cánh tay ở trong khớp vai.

 

Vận động viên tập vòng xà tay khi ép cánh tay quá chặt về phía thân mình sẽ dẫn đến tổn thương cơ quạ - cánh tay

Việc lạm dụng cơ quạ - cánh tay dẫn đến cứng cơ. Nguyên nhân phổ biến của chấn thương thường là tập luyện ngực hoặc các hoạt động đòi hỏi phải ép cánh tay quá chặt về phía thân mình, ví dụ như tập vòng xà tay trong thể dục dụng cụ.[3] Các triệu chứng gồm đau ở cánh tay và vai, lan xuống mu bàn tay. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, thần kinh cơ bì có thể bị chèn ép, gây rối loạn cảm giác cho da ở phía quay [phía ngoài] của cẳng tay và làm yếu đông tác gấp khuỷu tay, vì dây thần kinh này cũng chi phối cơ nhị đầu cánh tay và cơ cánh tay.[2] Rất hiếm trường hợp bị rách cơ quạ - cánh tay. Trong y văn có rất ít văn bản xác nhận cơ quạ - cánh tay bị co cứng do tác nhân trực tiếp từ bên ngoài.[4]

  •  

    Vị trí của cơ quạ - cánh tay [màu đỏ].

  •  

    Nhìn lên trên. Không hiện xương sườn.

  •  

    Nhìn từ mặt bên

  •  

    Mặt trước chi trên bên phải. [cơ quạ - cánh tay nằm ở bên phải hình.]

  •  

    Cơ quạ - cánh tay [chú thích màu xanh lá cây]

  •  

    Cơ quạ - cánh tay [chú thích màu xanh lá cây]. Thiết đồ cắt ngang cánh tay.

  •  

    Cơ quạ - cánh tay [chú thích màu xanh lá cây]

  •  

    Cơ quạ - cánh tay [chú thích màu xanh lá cây]

  •  

    Cơ quạ - cánh tay [chú thích màu xanh lá cây]

Bài viết này kết hợp văn bản trong phạm vi công cộng từ trang 443 , sách Gray's Anatomy tái bản lần thứ 20 [1918].

.

  1. ^ Saladin, Kenneth S. "The Muscular System." Anatomy & Physiology: The Unity of Form and Function. New York, NY: McGraw-Hill, 2012. 346. Print.
  2. ^ a b "Coracobrachialis Muscle." Anatomy, Function and Pathology. KenHub.
  3. ^ Coracobrachialis And Pain" paintopia.com
  4. ^ Iannotti, Joseph P. and Gerald R. Williams. Disorders of the Shoulder: Diagnosis & Management, Volume 1 Philadelphia: Lippincott Williams and Wilkins, 2007. 271–73. Print.

  • PTCentral

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cơ_quạ_-_cánh_tay&oldid=63925428”

Video liên quan

Chủ Đề