Công nghệ Bài 35 lớp 10 lý thuyết

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn Công nghệ 10 Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 35 Công Nghệ 10 trang 35

[Trang 103 SGK Công nghệ 10]

Em hãy quan sát sơ đồ và cho biết, cần phải tác động vào những yếu tố môi trường và điều kiện sống của vật nuôi như thế nào để hạn chế bệnh phát sinh, phát triển và lây lan.

Trả lời:

Cần phải tác động vào những yếu tố môi trường và điều kiện sống của vật nuôi như sau:

- Yếu tố tự nhiên: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp với vật nuôi, không thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh, đầy đủ oxi, không có chất độc cho vật nuôi.

- Chế độ dinh dưỡng: Phải đầy đủ, cân đối, không chứa chất độc hại.

- Cách quản lí, chăm sóc: Không để hiện tượng nhiệm độc do ngoại cảnh, bị thương do các tác nhân vật lí.

[Trang 104 SGK Công nghệ 10]: Theo em, cần phải làm gì để nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi.

Trả lời:

- Ta phải tiêm vắc xin cho vật nuôi để vật nuôi có khả năng miễn dịch.,/

- Có chế độ dinh dưỡng, chăm sóc hợp lí để vật nuôi có sức khỏe.

Giải bài tập SGK Bài 35 Công Nghệ lớp 10

Câu 1 trang 104 Công nghệ 10

Kể lại các loại mầm bệnh thường gây bệnh cho vật nuôi. Lấy ví dụ.

Lời giải:

- Có 4 loại mầm bệnh chính thường gây bệnh cho vật nuôi:

    + Vi khuẩn.

    + Vi rút.

    + Nấm.

    + Kí sinh trùng.

- Để gây được bệnh các loại mầm bệnh phải đủ số lượng và cách xâm nhập cơ thể thích hợp.

- Ví dụ: bệnh lở mồm long móng do virut gây ra, bệnh nấm phổi do nấm gây ra.

Câu 2 trang 104 Công nghệ 10

Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển bệnh?

Lời giải:

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của mầm bệnh. Nếu môi trường cung cấp nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp với sự phát triển của mầm bệnh thì mầm bệnh sẽ phát triển rất nhanh, môi trường không phù hợp, chứa những chất độc sẽ làm vật nuôi yếu đi, giảm sức đề kháng làm cho mầm bệnh dễ dàng xâm nhập.

Câu 3 trang 104 Công nghệ 10

Làm thế nào để nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi?

Lời giải:

- Tiên vắc xin để vật nuôi có được miễn dịch với một loại bệnh nào đó.

- Chế độ chăm sóc phù hợp để nâng cao khả năng đề kháng của vật nuôi.

- Tạo môi trường sống không phù hợp cho các mầm bệnh phát triển.

Câu 4 trang 104 Công nghệ 10

Trường hợp nào bệnh có thể phát triển thành dịch lớn? Làm thế nào phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh cho vật nuôi?

Lời giải:

- Bệnh sẽ phát triển thành dịch lớn nếu thỏa mãn 3 điều kiện sau:

    + Có các mầm bệnh.

    + Môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

    + Vật nuôi miễn dịch yếu.

- Để phòng ngừa vào ngăn chặn dịch bệnh: Ta phải vệ sinh môi trường sống của vật nuôi, không cho mầm bệnh có cơ hội phát triển, song song với đó là có chế độ chăm sóc, tiêm vắc xin hợp lí để vật nuôi có khả năng miễn dịch với mầm bệnh.

Lý thuyết Công Nghệ Bài 35 lớp 10

I - ĐIỆU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN BỆNH:

1. Các loại mầm bệnh

Trong môi trường luôn tồn tại nhiều loại mầm bệnh, nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể, phát triển và gây thành bệnh. Các loại mầm bệnh:

   

Các loại mầm bệnh muốn gây được bệnh phải đủ sức gây bệnh, số lượng lớn và con đường xâm nhập thích hợp.

Các bệnh truyền nhiễm nếu không được ngăn chặn kịp thời có thể lây lan thành dịch lớn, gây tổn thất về kinh tế cho ngành chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và tổn thất về nhiều mặt toàn xã hội.

Bệnh kí sinh trùng cũng có thể lây từ con vật mang bệnh sang con vật khoẻ qua các động vật môi giới trung gian truyền bệnh.

2. Yếu tố môi trường và điều kiện sống

Môi trường và điều kiện sống không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại mầm bệnh

3. Bản thân con vật

Bệnh có phát sinh, phát triển hay không phụ thuộc chính vào bản thân con vật.

Tất cả vật nuôi sinh ra đều có khả năng đề kháng tự nhiên [khả năng miễn dịch tự nhiên], khả năng này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của con vật.

Sức kháng tự nhiên không mạnh, không có tính đặc hiệu, tức là không chống lại 1 loại bệnh nhất định nào.

Để chống lại một bệnh truyền nhiễm cụ thể, vật nuôi phải tạo được miễn dịch đặc hiệu với loại bệnh đó. Miễn dịch tiếp thu được hình thành sau khi vật nuôi tiếp xúc với mầm bệnh

Ví dụ: Vật nuôi mắc bệnh nhẹ rồi khỏi hẳn hoặc sau khi tiêm vacxin từ 1 – 3 tuần.

II - SỰ LIÊN QUAN GIỮA CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN BỆNH

Bệnh ở vật nuôi phát sinh và phát triển thành dịch lớn nếu có đủ cả 3 điều kiện: có các mầm bệnh, môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mềm bệnh và vật nuôi không được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, không được tiêm phòng dịch, khả năng nhiễm dịch yếu.

Để hạn chế cần chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh, đặc biệt với thuỷ sản.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Công nghệ lớp 10 Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi chi tiết, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

A. Lý thuyết, Nội dung bài học

I - ĐIỆU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN BỆNH:

1. Các loại mầm bệnh

Trong môi trường luôn tồn tại nhiều loại mầm bệnh, nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể, phát triển và gây thành bệnh. Các loại mầm bệnh:

Các loại mầm bệnh muốn gây được bệnh phải đủ sức gây bệnh, số lượng lớn và con đường xâm nhập thích hợp.

Các bệnh truyền nhiễm nếu không được ngăn chặn kịp thời có thể lây lan thành dịch lớn, gây tổn thất về kinh tế cho ngành chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và tổn thất về nhiều mặt toàn xã hội.

Bệnh kí sinh trùng cũng có thể lây từ con vật mang bệnh sang con vật khoẻ qua các động vật môi giới trung gian truyền bệnh.

2. Yếu tố môi trường và điều kiện sống

Môi trường và điều kiện sống không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại mầm bệnh

3. Bản thân con vật

Bệnh có phát sinh, phát triển hay không phụ thuộc chính vào bản thân con vật.

Tất cả vật nuôi sinh ra đều có khả năng đề kháng tự nhiên [khả năng miễn dịch tự nhiên], khả năng này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của con vật.

Sức kháng tự nhiên không mạnh, không có tính đặc hiệu, tức là không chống lại 1 loại bệnh nhất định nào.

Để chống lại một bệnh truyền nhiễm cụ thể, vật nuôi phải tạo được miễn dịch đặc hiệu với loại bệnh đó. Miễn dịch tiếp thu được hình thành sau khi vật nuôi tiếp xúc với mầm bệnh

Ví dụ: Vật nuôi mắc bệnh nhẹ rồi khỏi hẳn hoặc sau khi tiêm vacxin từ 1 – 3 tuần.

II - SỰ LIÊN QUAN GIỮA CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN BỆNH

Bệnh ở vật nuôi phát sinh và phát triển thành dịch lớn nếu có đủ cả 3 điều kiện: có các mầm bệnh, môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mềm bệnh và vật nuôi không được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, không được tiêm phòng dịch, khả năng nhiễm dịch yếu.

Để hạn chế cần chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh, đặc biệt với thuỷ sản.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1:Mầm bệnh dễ dàng phát triển khi chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo về :

A. Nguồn thức ăn đã bị hỏng

B. Thành phần dinh dưỡng không đầy đủ

C. Nguồn thức ăn có chứa chất độc

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D. Cả 3 đáp án trên

Giải thích:Mầm bệnh dễ dàng phát triển khi chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo về:

+ Nguồn thức ăn đã bị hỏng

+ Thành phần dinh dưỡng không đầy đủ

+ Nguồn thức ăn có chứa chất độc – SGK trang 103

Câu 2:Những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát sinh, phát triển bệnh?

A. Yếu tố tự nhiên

B. Chế độ dinh dưỡng

C. Quản lý, chăm sóc

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D. Cả 3 đáp án trên

Giải thích: Những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát sinh, phát triển bệnh:

+ Yếu tố tự nhiên

+ Chế độ dinh dưỡng

+ Quản lý, chăm sóc – SGK trang 103

Câu 3: Loại kí sinh nào dưới đây được xếp vào nhóm nội kí sinh trùng ?

A. Sán

B. Ve

C. Ghẻ

D. Chấy

Đáp án: A. Sán

Giải thích:Loại kí sinh được xếp vào nhóm nội kí sinh trùng là sán, các loại giun… - SGK trang 102

Câu 4:Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển bệnh?

A. Ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật nuôi.

B. Ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại mầm bệnh.

C. Đáp án A và B

D. Đáp án A hoặc B

Đáp án: C. Đáp án A và B

Giải thích: Môi trường có ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển bệnh là:

+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật nuôi.

+ Ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại mầm bệnh – SGK trang 103

Câu 5:Các biện pháp nào giúp nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi?

A. Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt vật nuôi khoẻ mạnh

B. Tiêm vắc xin

C. Không đưa gia cầm vào vùng có dịch.

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D. Tất cả đều đúng

Giải thích:Các biện pháp giúp nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi:

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt vật nuôi khoẻ mạnh

+ Tiêm vắc xin

+ Không đưa gia cầm vào vùng có dịch – Thông tin bổ sung – SGK 105

Câu 6:Bệnh do virut gây ra là?

A. Tụ huyết cầu

B. Lở mồm long móng

C. Ghẻ

D. Mạt

Đáp án: B. Lở mồm long móng

Giải thích:Bệnh do virut gây ra là lở mồm long móng – SGK trang 102

Câu 7: Bệnh của vật nuôi phát sinh và phát triển không do các yếu tố nào?

A. Các loại mầm bệnh

B. Yếu tố môi trường và điều kiện sống

C. Bản thân con vật

D. Stress

Đáp án: D. Stress

Giải thích: Bệnh của vật nuôi phát sinh và phát triển do các yếu tố:

+ Các loại mầm bệnh

+ Yếu tố môi trường và điều kiện sống

+ Bản thân con vật – SGK trang 103

Câu 8:Có mấy loại mầm bệnh

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: C. 4

Giải thích: Có 4 loại mầm bệnh: vi khuẩn, vi rút, nấm, kí sinh trùng – SGK trang 102

Câu 9:Bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy hiểm do virut cúm typ A gây ra là bệnh nào?

A. Bệnh cúm gia cầm

B. Bệnh lở mồm long móng

C. Bệnh tả

D. Bệnh nấm

Đáp án: A. Bệnh cúm gia cầm

Giải thích: Bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy hiểm do virut cúm typ A gây ra là bệnh cúm gia cầm – Thông tin bổ sung – SGK trang 104

Câu 10: Đâu không phải là biện pháp chống dịch bệnh?

A. Vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại

B. Báo cáo kịp thời với cán bộ thú y và chính quyền

C. Mang gia cầm có dịch bệnh tới nơi thôn, ấp

D. Tiêm phòng quanh vùng có ổ dịch trong phạm vi 5km

Đáp án: C. Mang gia cầm có dịch bệnh tới nơi thôn, ấp

Giải thích: Các biện pháp chống dịch bệnh là:

+ Vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại

+ Báo cáo kịp thời với cán bộ thú y và chính quyền

+ Tiêm phòng quanh vùng có ổ dịch trong phạm vi 5km – Thông tin bổ sung – SGK trang 105

Video liên quan

Chủ Đề