Công nghệ chế tạo phôi có các phương pháp sau

Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi

Câu 1. Chương trình Công nghệ 11 giới thiệu mấy phương pháp chế tạo phôi?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3   

D. 4

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Các phương pháp chế tạo phôi được giới thiệu là: phương pháp đúc, phương pháp gia công áp lực và phương pháp hàn.

Câu 2. Sản phẩm đúc:

A. Có hình dạng giống khuôn

B. Có kích thước giống khuôn

C. Có hình dạng và kích thước giống khuôn

D. Có hình dạng và kích thước của lòng khuôn

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Bản chất của phương pháp đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

Câu 3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát gồm mấy bước chính?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Các bước của quá trình đúc trong khuôn cát là:

+ Bước 1: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn

+ Bước 2: Tiến hành làm khuôn

+ Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu

+ Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn

Câu 4. Bước 1 của quy trình đúc trong khuôn cát là?

A. Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn

B. Tiến hành làm khuôn

C. Chuẩn bị vật liệu nấu

D. Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Các bước của quá trình đúc trong khuôn cát là:

+ Bước 1: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn nên A đúng

+ Bước 2: Tiến hành làm khuôn nên B sai

+ Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu nên C sai

+ Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn nên D sai

Câu 5. Thực tế, có mấy phương pháp gia công áp lực?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. Nhiều

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Trên thực tế có nhiều phương pháp gia công áp lực, nhưng chương trình Công nghệ 11 chỉ giới thiệu 2 phương pháp là rèn tự do và dập thể tích.

Câu 6. Đối với phương pháp gia công áp lực, kim loại ở trạng thái nào?

A. Lỏng

B. Nung nóng chỗ nối đến nóng chảy

C. Nóng

D. Không xác định

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

+ Kim loại đưa về trạng thái lỏng là phương pháp đúc nên A sai.

+ Kim loại đưa về trạng thái nóng chảy ở chỗ nối là phương pháp hàn nên B sai.

+ Kim loại đưa về trạng thái nóng là phương pháp gia công áp lực nên C đúng.

Câu 7. Bước 2 của quy trình đúc trong khuôn cát là?

A. Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn

B. Tiến hành làm khuôn

C. Chuẩn bị vật liệu nấu

D. Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

Các bước của quá trình đúc trong khuôn cát là:

+ Bước 1: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn nên A sai

+ Bước 2: Tiến hành làm khuôn nên B đúng

+ Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu nên C sai

+ Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn nên D sai

Câu 8. Nhược điểm của phương pháp hàn là:

A. Dễ bị cong

B. Dễ bị vênh

C. Dễ bị nứt

D. Dễ bị cong, vênh, nứt

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Do biến dạng nhiệt không đều nên sản phẩm hàn dễ bị cong, vênh và nứt.

Câu 9. Mấy phương pháp hàn được đề cập đến trong chuonwg trình Công nghệ 11?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

Có hai phương pháp hàn là: hàn hồ quang tay và hàn hơi.

Câu 10. Bước 3 của quy trình đúc trong khuôn cát là?

A. Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn

B. Tiến hành làm khuôn

C. Chuẩn bị vật liệu nấu

D. Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Các bước của quá trình đúc trong khuôn cát là:

+ Bước 1: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn nên A sai

+ Bước 2: Tiến hành làm khuôn nên B sai

+ Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu nên C đúng

+ Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn nên D sai

Câu 11. Đâu không phải ưu điểm của phương pháp đúc?

A. Đúc vật có khối lượng lớn

B. Đúc vật có khối lượng nhỏ

C. Tiết kiệm kim loại

D. Đúc được tất cả kim loại và hợp kim

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Ưu điểm của phương pháp đúc là:

+ Đúc được tất cả kim loại và hợp kim

+ Đúc được vật có khối lượng và kích thước từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp

+ Độ chính xác và năng suất cao, hạ chi phí sản xuất.

Câu 12. Phương pháp hàn hồ quang tay sử dụng nhiệt từ:

A. Ngọn lửa hồ quang

B. Phản ứng cháy của khí axetilen với oxi

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Phương pháp hàn hồ quang tay sử dụng nhiệt từ ngọn lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn.

Câu 13. Đâu không phải là nhược điểm của phương pháp đúc :

A. Không điền đầy lòng khuôn

B. Vật đúc bị nứt

C. Chỉ đúc được một số kim loại nhất định

D. Bị rỗ khí

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Phương pháp đúc áp dụng được với tất cả các kim loại và hợp kim.

Câu 14. Đâu là phương pháp gia công áp lực?

A. Hàn hồ quang tay

B. Hàn hơi

C. Dập thể tích

D. Hàn hồ quang tay và hàn hơi

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Gia công áp lực có: ràn tự do, dập thể tích.

Câu 15. Phương pháp hàn hồ quang tay có mấy chi tiết chính?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Hàn hồ quang tay có các chi tiết chính là: kìm hàn, que hàn và vật hàn.

Câu 16. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn có ưu điểm gì ?

A. Có cơ tính cao.

B. Tạo được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp.

C. Dễ tự động hóa, cơ khí hóa.

D. Tất cả đều đúng

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

+ Đáp án A và C là ưu điểm của phương pháp gia công áp lực nên A và C sai.

+ Do A và C sai nên D cũng sai.

Câu 17. Nhược điểm nào là của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc?

A. Không chế tạo được các vật có tính dẻo kém.

B. Không chế tạo được vật có hình dạng, kết cấu phức tạp, quá lớn

C. Có cơ tính cao.

D. Tạo ra các khuyết tật như: rỗ khí, rỗ xỉ, lõm co, vật đúc bị nứt...

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Phương pháp đúc áp dụng được cho tất cả các kim loại và hợp kim, từ vật đơn giản đến phức tạp, kích thước nhỏ đến lớn, …

Câu 18. Đặc diểm của phương pháp gia công áp lực là: 

A. thành phần vật liệu không đổi.

B. khối lượng vật liệu không đổi.

C. sản phẩm có hình dạng kích thước của lòng khuôn đúc.

D. đáp án A và B

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Đặc điểm của phương pháp gia công áp lực là thành phần và khối lượng vật liệu không đổi. Còn đặc điểm của phương pháp đúc là sản phẩm có hình dạng và kích thước của lòng khuôn

Câu 19. Bản chất của hàn hồ quang tay là : 

A. Dùng nhiệt độ cao thông qua các dụng cụ, thiết bị [búa tay, búa máy] làm cho kim loại biến dạng dẻo → tạo ra vật thể có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

B. dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại chỗ mối hàn và que hèn → tạo thành mối hàn.

C. dùng nhiệt phản ứng cháy của khí Axêtilen [C2H2] với Oxi [O2] làm nómg chẩy kim loại chỗ mối hàn và que hàn → tạo thành mối hàn.

D. tất cả đều sai

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

+ Đáp án A là phương pháp gia công áp lực

+ Đáp án B là phương pháp hàn hồ quang tay

+ Đáp án C là phương pháp hàn hơi

Các câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 15: Vật liệu cơ khí có đáp án

Trắc nghiệm Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại có đáp án

Trắc nghiệm Bài 19: Tự động hóa trong chế tạo cơ khí có đáp án

Trắc nghiệm Bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong có đáp án

Trắc nghiệm Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong có đáp án

Video liên quan

Chủ Đề