Công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi tiên tiến nhất và có nhiều lợi ích nhất là gì

Hiện nay, nhiều hộ gia đình thay vì chăn nuôi heo ở quy mô nhỏ lẻ thì nay đã chuyển sang ứng dụng mô hình trang trại hay chuồng trại, nông trại với quy mô thực hiện lớn hơn. Tuy nhiên khi quy mô được mở rộng thì cũng kéo theo đó là lượng chất thải thoát ra cũng phát triển theo quy mô.

Với tình trạng quá tải lượng nước thải hiện này, để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên thì việc xử lý nước thải chăn nuôi heo hay những động vật gia súc khác như bò hay gà, cần phải được các hộ chăn nuôi sử dụng một cách tối ưu và hiệu quả nhất.

Tại sao phải sử dụng công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi?


Đa phần lượng chất thải của quá trình chăn nuôi này không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường. Điều này không chỉ gây ra ô nhiễm cho môi trường đất, tầng nước ở mặt trên, không khí ở xung quanh mà còn nguy hiểm hơn về sau khi lượng chất ô nhiễm này lâu ngày sẽ ngấm dần xuống tầng nước ngầm và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm vốn là nguồn nước sinh hoạt chung của rất nhiều hộ dân. Hơn thế nữa đây cũng chính là nguồn ô nhiễm mang đến nhiều mầm bệnh nguy hiểm, vì vậy nếu chúng không được xử lý đúng theo tiêu chuẩn sẽ có tác động ngược trở lại tới chính vật nuôi và ảnh hưởng đến con người.


Đối với các cơ sở sản xuất và chăn nuôi gia súc gia cầm, thành phần của nước thải chăn nuôi heo nói riêng cũng như các chất thải chăn nuôi nói chung đều gây ô nhiễm môi trường và có tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người, làm giảm sức đề kháng của các vật nuôi, tăng tỷ lệ bị nhiễm các bệnh, năng suất bị giảm sút một cách đáng kể, tăng lên các chi phí để phòng và trị bệnh cho vật nuôi, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi mang lại không cao, sức đề kháng của gia súc và gia cầm giảm sút sẽ là nguyên nhân gây nên hiện tượng bùng phát dịch các loại dịch bệnh.


Xử lý nước thải chăn nuôi

> > Xem thêm: Phương pháp xử lý nước thải quán ăn

Chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những ngành kinh tế chủ chốt của ngành nông nghiệp tại Việt Nam, nó không những cung cấp khối lượng nguồn thực phẩm cần thiết mà còn là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình , giải quyết được vấn đề công ăn việc làm cho rất nhiều người dân. Trong đó, ngành chăn nuôi lợn hay chăn nuôi bò là chính là một trong những ngành phát triển nhất hiện nay vì đây đều là hai loại thực phẩm mang lại nguồn dinh dưỡng cao, hơn thế nữa giá thành lại không quá cao nên được rất nhiều nguời tiêu dùng lựa chọn sử dụng trong bữa ăn hằng ngày.

Nuôi heo để lấy thịt kinh doanh cần phải trải quan một thời gian dài nuôi dưỡng và chăm sóc nhất định, trong suốt quá trình này thì những hoạt động như tắm rửa hay vệ sinh chuồng trại sẽ tạo ra một lượng lớn lượng nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm vào tự nhiên. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính làm cho tình trạng môi trường bị đất và nước bị ô nhiễm, đặc biệt gây ra những mùi hôi thối rát khó chịu, làm ảnh hưởng đến môi trường không khí.


Tại sao phải xử lý nước thải chăn nuôi
 

Tuy các hộ chăn nuôi đều biết cách để chăm sóc các loại vật nuôi, nhưng về khả năng xử lý các vấn đề như nước thải chăn nuôi bằng thực vật của các hộ gia đình này đều không cao do hầu hết không nắm rõ được công nghệ và những kỹ thuật hiện đại. Vì vậy nên, có rất nhiều trường hợp vật nuôi bị bệnh dẫn đến làm giảm năng suất chăn nuôi và gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập vì những loại vi sinh vật xấu gây ra nhiều loại  bệnh có chứa trong nguồn nước thải gây ra.


Theo như những cuộc nghiên cứu của Bộ chăn nuôi Việt Nam, đa phần các hộ chăn nuôi gia cầm và gia súc đều để nước thải tạo ra chảy tự do ra ngoài môi trường tự nhiên tạo nên những mùi hôi nồng nặc. Ngoài nồng độ khí H2S và khí NH3 cao hơn tới 30 lần thì trong nguồn nước thải chăn nuôi còn mang hàm lượng coliform, e.coli, COD và trứng của các loại giun sán cao hơn rất rất nhiều lần so với những tiêu chuẩn mà bộ môi trường cho phép. Từ đó ta có thể thấy được rằng việc áp dụng những quy trình công nghệ nhằm xử lý nguồn nước thải chăn nuôi cho hình thức chăn nuôi heo hay gia súc cần phải được phổ biến rộng rãi và khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn vào chăn nuôi.


Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi hiện nay gồm rất nhiều phương pháp đa dạng như: phương pháp lý học, hóa học hay sinh học. Theo như các nhà khoa học thì việc áp dụng hệ thống xử lý nguồn nước thải trong chăn nuôi sau quá trình chăn nuôi là phương pháp sinh học đạt hiệu quả nhất, cụ thể công nghệ này là việc xử lý nước thải bằng việc sử dụng công nghệ sinh học, lên men yếm khí Biogas. Khi sử dụng công nghệ này thì nồng độ nước thải sau xử lý ở mức độ thấp, hiệu quả xử lý nước thải đạt đến 90% hiệu suất, khí biogas tạo ra trong chu trình lên men sẽ được thu hồi và sử dụng để phục vụ cho những hoạt động và nhu cầu cuộc sống như sử dụng để chạy các máy phát điện. Ngoài ra, việc xử lý yếm khí [biogas] để chuyển nguồn chất thải hữu cơ tạo thành gas sinh học: ngăn chặn được việc ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các mầm bệnh có trong chăn nuôi trang trại, giải quyết được các vấn đề về môi trường: tạo ra lượng nước thải sạch đạt chuẩn loại B, không gây ra mùi hôi, giảm mầm mống bệnh tật, tạo ra nguồn năng lượng khí đốt cung cấp năng lượng cho các hoạt động đời sống [khí đốt, điện…].
 


Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi
 

Đối với những hộ kinh doanh có quy mô nhỏ hơn thông thường họ sẽ áp dụng theo công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi hộ gia đình sau với hầm biogas theo những quy trình đơn giản hơn đó là: Nước thải đến hầm biogas và cuối cùng được chuyển đến hố lắng. Đây chính là một mô hình xử lý nước thải đơn giản nhất, nhưng lại thực sự mang lại hiệu quả lớn và đáp ứng được với tỷ lệ hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ như hiện nay.


Ở những hộ gia đình có quy mô chăn nuôi trung bình với số lượng dưới 1000 vật nuôi  thì sẽ được bổ sung thêm nhiều công đoạn và yếu tố khác, để có thể đảm bảo tốt được quá trình xử lý nước thải hoàn thiện hơn. Có hai công nghệ khác có thể được sử dụng tiến hành như sau:

Nước thải chăn nuôi– ngăn lắng lượng cát – hố bioogas – hố lắng – mương sinh học sinh học hiếu khí – hố lắng – mương chứa nước – tuần hoàn để sử dụng tưới cây. Nước thải – ngăn lắng cát – hố biogas – hố lắng – bể Aerotank – bể lắng lượng bùn – hố ổn định nguồn nước – tuần hoàn để sử dụng tưới cây.

Trong trường hợp hộ chăn nuôi với quy mô chăn nuôi lớn với hơn 1000 vật nuôi thì đây chính là hệ thống hiện đại nhất giúp xử lý lượng nước thải chăn nuôi phù hợp:  Nước thải – bể lắng cặn cát – bể điều hòa lượng nước – bể kỵ khí UASB/hố khí biogas – bể chỉnh nồng độ các chất – bể Aerotank – bể lắng bùn dơ – hồ ổn định – tuần hoàn để tưới cây.


Tùy theo từng quy trình khác nhau mà tạo ra những phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi riêng biệt hoặc tùy thuộc vào những điều kiện nhất định mà phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm biogas sẽ được áp dụng với nhiều loại hình khác nhau. Trong đó thì hầm biogas composite và hầm phủ bạt HDPE là 2 phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay.



Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi
 

Những quy trình xử lý nước thải chăn nuôi có sử dụng hầm biogas luôn luôn đem lại nhiều ưu điểm lớn nhất định, với các tác động vô cùng tích cực tới môi trường tự nhiên cũng như mang lại nhiều hiệu quả khác khi hộ chăn nuôi lựa chọn sử dụng phương pháp này.

Là một trong những công nghệ xử lý nước thải và chất thải chăn nuôi tiên tiến vì vậy sau khi xử lý thì các hợp chất hữu cơ và amoni hay khí Nito Photpho chứa trong nước thải sẽ được xử lý một cách hoàn toàn.

Là một trong những phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi có cơ chế vận hành vô cùng đơn giản và dễ dàng thực hiện, chi phí đầu tư xây dựng rất thấp và có thể dễ dàng nâng cấp để tăng thêm công suất hoạt động.

Được sử dụng công nghệ sinh khí từ hầm biogas vì thế ta có thể thu hồi được lưu lượng khí đốt nhằm phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu như chế biến thức ăn, vận hành các loại máy móc thiết bị điện. Bên cạnh đó, lượng nước thải chăn nuôi sau quá trình xử lý này còn có thể được tái sử dụng phục vụ tưới tiêu hay cho các loại cây trồng để cung cấp các chất dinh dướng góp phần tăng năng suất cây trồng một cách có hiệu quả nhất.


Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi

> > Xem thêm: Xử lý nước thải bằng bèo tây hiệu quả
 

Không gây tác động hay ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người.


Hạn chế các loại mầm bệnh cho các loại vật nuôi hay gia súc gia cầm.


Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người sinh sống xung quanh.


Lợi ích quan trọng nhất đó chính là thông qua việc sử dụng công nghệ xử lý nước thải để phục vụ lại chính nhu cầu trong cuộc sống nhờ hầm khí biogas sinh ra.


Tiết kiệm được chi phí chăn nuôi và nâng cao hiệu quả kinh tế thấy rõ.


Tags: xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải dệt nhuộm, xử lý nước thải thủy sản, xử lý nước thải chăn nuôi heo, xử lý nước thải ao nuôi cá tra, xử lý nước thải axit, xử lý nước thải giàu amoni, xử lý nước thải ao nuôi tôm, xử lý nước thải quán ăn, xử lý nước thải mì ăn liền

Video liên quan

Chủ Đề