Thuyết trình hiệu quả là gì

Khi nhắc đến kỹ năng thuyết trình, nhiều người thường tỏ ra sợ hãi. Đừng lo, thuyết trình sẽ không quá khó khăn như bạn nghĩ với bài viết này của Got It.

1. Kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình hiện nay đóng vai trò quan trọng.

Kỹ năng thuyết trình là các khả năng bạn cần có để truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả. Những kỹ năng này cho phép người nói tương tác với khán giả của mình, hấp dẫn họ với bài thuyết trình, làm sáng tỏ và hiểu được suy nghĩ của người nghe.

Ngày nay, kỹ năng thuyết trình rất được coi trọng. Lý do là vì nếu thuyết trình hiệu quả, một người có thể thuyết phục khách hàng. Một người quản lý xuất sắc có thể tận dụng kỹ năng thuyết trình để trình bày tầm nhìn và sứ mệnh của mình với các nhân viên và với khách hàng.

2. Cách tiến hành một bài thuyết trình

Mong muốn của bất cứ người thuyết trình nào cũng là đem đến một bài thuyết trình thú vị, hấp dẫn được người nghe, cung cấp được những thông tin hữu ích… Nhưng làm thế nào?

Cách truyền thống mà hầu hết chúng ta đều sử dụng là mô hình 3P: Planning, Practicing and Presenting [Chuẩn bị, Luyện tập rồi Thuyết trình]. Nhưng đó là quy trình chúng ta có thể áp dụng cho bất cứ mọi nhiệm vụ, không chỉ nguyên thuyết trình. Vậy cách cụ thể hơn dành cho thuyết trình là gì? Dưới đây là hai mô hình bạn có thể sử dụng khi thuyết trình.

Mô hình 5P

Mô hình 5P là viết tắt của: Purpose, Plan, Prepare, Present và Progress.

  • Purpose: Bạn phải xác định mục tiêu bài nói của mình là gì
  • Plan: Lên kế hoạch cho bài nói của bạn, cụ thể bạn muốn bao gồm gì trong bài nói của bạn. Hãy sử dụng hệ thống câu hỏi mở 5W [What, When, Where, Who, Why]. Người nói cần linh hoạt về các câu hỏi này, tạo ra được càng nhiều câu hỏi bắt đầu với 5 từ này càng tốt. 5W không chỉ dừng lại ở 5 câu hỏi
  • Prepare: Chia bài nói của bạn thành 3 phần Mở đầu, Thân bài và Kết thúc. Chuẩn bị cẩn thận từng phần. Bạn có thể viết ra tất cả những gì sẽ nói và học thuộc. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các tờ giấy ghi từ khóa, dựa trên từ khóa mà phát triển ý khi nói.
  • Present: Với 3 bước trên, giờ thì bạn đã sẵn sàng để thuyết trình. Bạn cần chú ý đến từ ngữ, tông giọng và ngôn ngữ cơ thể; sử dụng đủ các giác quan; sử dụng các phương tiện hỗ trợ phần nhìn của khán giả. Và đừng quên, nên có phần hỏi & đáp dành cho người nghe nhé.
  • Progress: Kết thúc một bài thuyết trình không phải là đặt dấu chấm hết cho việc thuyết trình. Sử dụng các mô hình đánh giá phản hồi để cải thiện cho lần thuyết trình sau nhé. Bạn không nên bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để học hỏi và tiến bộ

Mô hình TOPP

TOPP là viết tắt cho cụm The Oral Presentation Process. Đây là một quy trình thuyết trình, bao gồm 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Phân tích khán thính giả. Bạn cần biết khán giả của bạn là ai và họ muốn nghe gì khi đến buổi thuyết trình của bạn, điều bạn nói có ích gì với họ.
  • Giai đoạn 2: Xác định chủ đề và nội dung thuyết trình. Ở giai đoạn này, bạn cần tuân theo nguyên tắc ABC.

+ Analysis [A]: Phân tích để hiểu rõ chủ đề và nội dung + Brainstorm [B]: Động não để tìm ra nội dung cần thuyết trình, tài liệu tham khảo + Choose [C]: Chọn ra nguồn tài liệu thích hợp và những ý cần nhấn nhá khi thuyết trình

  • Giai đoạn 3: Phác thảo bài thuyết trình. Viết ra dàn ý cho bài thuyết trình
  • Giai đoạn 4: Hoàn chỉnh bài thuyết trình. Hãy đọc bài thuyết trình đã chuẩn bị để xác định thời gian có phù hợp không, lắng nghe lời khuyên của người khác về những điểm cần khắc phục. Dựa trên cơ sở đó, điều chỉnh lại bài thuyết trình.
  • Giai đoạn 5: Thuyết trình thử. Bạn cần thuyết trình thử trước khi làm thật. Chuẩn bị ngôn ngữ và phong thái thuyết trình [khuôn mặt tươi tắn, cử chỉ tự nhiên…]

3. Tài liệu, khóa học về kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình không phải là thứ chúng ta có thể thành thạo ngày một ngày hai, cần có sự rèn luyện kỹ lưỡng. Dưới đây là một số tài liệu, khóa học có thể giúp bạn thông thạo thuyết trình

  • Khóa học: Bạn có thể tham gia các khóa học online, miễn phí của Udemy và Coursera, hai trang web uy tín chuyên cung cấp các khóa học qua link sau:
  • Tài liệu: Các bạn có thể tìm đọc cuốn sách Effective Presentation của Jeremy Comfort. Đây là cuốn sách thích hợp với người mới bắt đầu.

Hình ảnh sách Effective Presentation của tác giả Jeremy Comfort

Hy vọng rằng với bài viết trên, kỹ năng thuyết trình sẽ không còn quá khó khăn với bạn.

Got It Vietnam – Tham khảo: Executive Secretary

14/02/2021 0 Tài liệu

4.6 / 5 [ 153 bình chọn ]

Thuyết trình là việc làm mà chúng ta thường xuyên tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày. Từ đi học cho đến đi làm thì thuyết trình là một kỹ năng không thể thiếu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày cho bạn khái niệm về thuyết trình là gì, cũng như những kỹ năng và những điều cần tránh khi thuyết trình.

Xem thêm: 

Khái niệm – Phân loại kỹ năng sống theo lý thuyết giáo dục

Khái niệm kỹ năng là gì? Vai trò của những kỹ năng

1. Khái niệm thuyết trình

Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm  đạt được các mục tiêu cụ thể: hiểu, tạo dựng quan hệ và thực hiện.

  • Trình bày : Một nhận định, quan điểm, chiến lược phát triển, lĩnh vực chuyên môn…
  • Thuyết phục: Người nghe nghe theo mình, chấp nhận quan điểm, cùng suy nghĩ với mình, hành động theo ý muốn của mình.

2. Vai trò và tầm quan trọng của thuyết trình:

Trong công việc

  • Thuyết trình về chiến lược phát triển công ty, phát triển sản phẩm mới, kết quả nghiên cứu thị trường ….Cấp trên đồng tình và đầu tư triển khai kế hoạch cấp dưới thông qua vai trò , nhiệm vụ, mục tiêu phát triển và hành động hướng đến mục tiêu chung
  • Các buổi huấn luyện chuyên môn : tất cả cùng thống nhất về cách thức, cơ cấu, quy trình làm việc, có sự phản hồi, tranh luận để hạn chế tối đa những sai xót.
  • Hội thảo quảng bá sản phẩm thu hút khách hàng :thuyết trình sẽ có nhiệm vụ  thu hút sự chú ý và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty.và tiếp thu những ý kiến phản hồi

Trong xã hội

  • Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, kế hoạch hóa…
  • Tuyên truyền và thuyết phục mọi người dân thực hiện nếp sống văn minh
  • Tổ chức thuyết trình về an toàn xã hội, an sinh giáo dục, môi trường….

Trong gia đình: các buổi họp mặt gia đình, cha mẹ, ông bà truyền dạy những   điều hay lẽ phải, cách sống tốt đẹp và thuyết phục con cháu noi gương.

3. Một số kỹ năng thuyết trình hiệu quả

  • Lên nội dung thuyết trình những gì

Khi bạn muốn nói ra bất cứ điều gì, bạn cần phải nói rõ, dễ hiểu. Để đảm bảo cho quan điểm của bạn được rõ ràng, bạn cần biết cách giảm tối thiểu những điều bạn sẽ nói.

Đánh giá quá cao khả năng tiếp nhận vấn đề của thính giả là một sai lầm lớn của bạn bởi vì nếu bạn trình bày vấn đề một cách phức tạp, bạn có thể sẽ làm họ mất tập trung vào bài thuyết trình ngay lập tức. Hãy để cho các luận điểm của bạn thật đơn giản, dễ hiểu và thẳng thắn, bạn sẽ nhận được sự quan tâm của mọi người cho dù là họ chưa từng biết đến những điều bạn đang nói.

Loại bỏ những từ thừa. Nếu bạn đi quá xa trọng tâm chính của vấn đề, câu cú bạn sử dụng sẽ bị lộn xộn và rắc rối. Hơn nữa, đôi khi những điều khó thực hiện nhất đối với người thuyết trình đó là không biết có nên bỏ bớt những phần mà bạn thích không.

Tuy nhiên, nếu không đi trực tiếp vào chủ đề chính của bài thuyết trình thì bạn đang đánh mất dần sự chú ý của mọi người và bài thuyết trình của bạn sẽ không có chủ đề. Ví dụ: Những câu chủ  động là một cách rút ngắn rất hiệu quả.

Tập trung nhấn mạnh vào tất cả những luận điểm xung quanh của chủ đề. Chắc chắn rằng bạn không bao giờ mong đợi những mọi điều bạn nói sẽ gặp phải những rắc rối do giọng nói hoặc do sự thiếu quan tâm của thính giả. Hãy để cho người nghe nhớ được chủ đề của bạn và cách tốt nhất để họ có thể nhớ được bài thuyết trình của bạn là hãy trình bày chủ đề bằng cách nhấn mạnh và lặp đi lặp lại chủ đề đó trong suốt bài thuyết trình.

Khi Martin Luther King phát biểu trong lễ tưởng niệm ngài Lincoln, ông ta luôn lặp lại một câu: “Tôi có một ước mơ”. Thậm chí nếu bạn không biết chắc rằng ông ta đã nói gì trước đó, nhưng bạn vẫn biết chính xác ông ý đang nói về cái gì và bạn vẫn có thể nhớ được điểm quan trọng.

  • Hãy thể hiện mà không chỉ nói đơn thuần

Để trình bày những điều bạn nói, bạn không chỉ sử dụng lời nói đơn thuần mà còn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Cách thể hiện này sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả và mọi người có thể dễ dàng hiểu những điều bạn trình bày.

Một điều quan trọng nữa khi thuyết trình đó là thuyết trình thế nào, đó là cách bạn thể hiện ngôn ngữ, lời nói của bạn. Giảm thiểu lời nói trong khi thuyết trình sẽ khiến cho luận điểm của bạn dễ nhớ hơn. Hãy quan sát, để ý đến những thính giả của bạn, hãy là một người thông minh nhất trong phòng thuyết trình nhé.

  • Hãy nhắc đến thính giả trong khi thuyết trình

Hãy để cho người nghe xuất hiện trong bài thuyết trình của bạn bằng cách đưa họ vào các ví dụ. Điều đó không có nghĩa là tập trung vào từng cá nhân, mà bạn hãy lấy ví dụ về cả nhóm, sử dụng từ “chúng ta” nhiều hơn là dùng từ “tôi”. Sử dụng từ “chúng ta” trong bài thuyết trình sẽ khiến cho người nghe cảm thấy họ trở nên quan trọng.

  • Trình bày rõ ràng, trình bày tự tin

Nếu bạn chưa từng được một ai đó khen về tài kể chuyện của bạn thì rất có thể bạn là một người không giỏi trong việc nói trước đám đông. Bởi vì, thuyết trình chính là nghệ thuật kể chuyện. Hãy luôn tự tin khi thuyết trình

4. Thuyết trình cần tránh những điều gì?

  • Ăn mặc luộm thuộm
  • Bồn chồn luôn cử động lắc lư
  • Phát biểu như đọc từ văn bản viết sẵn
  • Lẩn tránh tiếp xúc mắt với khán giả
  • Không tập dượt trước khi thuyết trình
  • Đứng yên như pho tượng
  • Lạm dụng slide trình chiếu  
  • Nói dông dài
  • Không tạo được không khí phấn khích
  • Kết thúc bài phát biểu một cách nhạt nhẽo

Xem thêm: 

Danh sách các địa chỉ viết thuê luận văn thạc sĩ uy tín tại Hà Nội, HCM

Download FREE powerpoint thuyết trình luận văn ấn tượng

Trên đây là bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về khái niệm thuyết trình là gì cũng như một vài kỹ năng và những điểu nên tránh khi thuyết trình. Trong quá trình tìm hiểu, có bất kì vấn đề gì thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ tới hotline 096.999.1080 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn giải đáp thắc mắc.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

Video liên quan

Chủ Đề