Coông ty nhập khẩu hóa chất có ưu đãi năm 2024

Công ty chúng tôi có lô hàng nhập khẩu hóa chất. Chúng tôi muốn kiểm tra hàng có thuộc danh mục hóa chất không thì phải căn cứ theo Phục lục 5 Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 của Chính phủ đối chiếu mã HS của hóa chất nhập khẩu về thôi phải không? Ngoài ra, để kiểm tra xem có phải khai báo tiền chất không thì chúng tôi phải đối chiếu thành phần (trên MSDS) của hóa chất và các danh mục khai báo tiền chất theo quy định thôi phải không? Trên thực tế, Hải quan lại căn cứ vào cả thành phần (trên MSDS) của hóa chất (và tên hóa chất (tên hàng, mã HS hàng)) để đối chiếu vào Phụ lục 5, Nghị đinh 26 để xác định xem có phải khai báo hóa chất không, như vậy có đúng quy định không?

Coông ty nhập khẩu hóa chất có ưu đãi năm 2024
Hai quan Dong Nai:

1. Nhập khẩu hoá chất: Căn cứ Chương 2 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định về Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu; Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu; Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ ... theo đó trường hợp Công ty nhập khẩu hàng hóa, nếu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu thì không được làm thủ tục hải quan, nếu mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương thì Công ty phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương trước khi nhập khẩu... Danh mục mặt hàng hoá chất cấm nhập khẩu, hoặc nhập khẩu có điều kiện ... hiện nay được điều chỉnh bởi các văn bản sau: 1./ Hoá chất cấm nhâp khẩu a) Hóa chất độc Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học b) Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất. 2./ Hoá chất theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương. a) Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất. Hình thức quản lý: thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất và các Nghị định quy định chi tiết thi hành. b) Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. Hình thức quản lý: thực hiện theo quy định của Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ. c) Tiền chất sử dụng trong công nghiệp (theo Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành). Hình thức quản lý: Giấy phép nhập khẩu. d) Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp. Hình thức quản lý: Giấy phép nhập khẩu. - Thông tư số 01/2006/TT-BCN ngày 11/04/2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Cục Hóa chất- Bộ Công thương) hướng dẫn quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất độc và sản phẩm có hóa chất độc hại, tiền chất ma tuy, hóa chất theo tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công nghiệp. - Căn cứ vào Biểu thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi ban hành theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính. e) Công ty phải căn cứ vào các Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 và Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất để biết được mặt hàng hoá chất NK của mình thuộc diện nào. Do mặt hàng hoá chất rất phức tạp, cần phải qua giám định mới biết được thành phần cấu tạo chính xác của hoá chất hoặc Công ty phải có tài liệu phân tích chi tiết để chứng minh. Vì vậy, trước khi làm thủ tục nhập khẩu đề nghị Công ty tham khảo các văn bản hướng dẫn về nhập khẩu hoá chất trên để thực hiện hoặc liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn thêm. 2. Căn cứ vào thành phần hay tên gọi: Về nguyên tắc phân loại thì 1 mặt hàng chỉ phân loại vào 1 mã số HS duy nhất. Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/04/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại áp dụng mức thuế suất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu quy định: “Khi phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phải tuân thủ: 1.1. Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam (các Chú giải Phần, Chương; Danh sách các Phần, Chương, nhóm hàng, phân nhóm hàng); 1.2. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; 1.3. 6 (sáu) Quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này); 1.4. Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn tại Thông tư này.” Theo đó việc phân loại hàng hoá nhập khẩu là căn cứ vào tên gọi, thành phần, công dụng để phân loại là phù hợp với quy định hiện hành.