Đại học văn hóa nghệ thuật đà nẵng

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng tiền thân là Trường Nghiệp vụ Văn hóa - Thông tin Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành lập năm 1977. Ngày 30/3/2016, đổi tên và nâng cấp thành Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng. Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của thành phố trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phục vụ nhân lực cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch, ngành giáo dục và đào tạo của thành phố và các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.

Bạn đã tải lên file

Gửi hồ sơ của bạn tới trường để nhận tư vấn ngay Click để tải lên file DOCX, PDF

Thi THPT

Học bạ

ĐGNL Quốc gia TP.HCM

ĐGNL Quốc gia Hà Nội

ĐGNL ĐH Bách Khoa

STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu Tổ hợp môn xét tuyển Điểm chuẩn Ghi chú

Học phí

- Đối với trình độ cao đẳng: 1.100.000đ/tháng - Đối với trình độ sơ cấp, trung cấp 2, 3 năm: 1.000.000đ/tháng - Đối với trình độ trung cấp 4, 6, 7, 9 năm: 740.000đ/tháng - Miễn 100% học phí cho: Học sinh tốt nghiệp THCS học hệ trung cấp; HSSV học trung cấp, cao đẳng các ngành múa, nhạc cụ dân tộc

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phục vụ nhân lực cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch, ngành giáo dục và đào tạo của thành phố và các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú ở địa phương và các tỉnh lân cận được học tập ở Đà Nẵng, giảm được phần lớn khó khăn cho nhân dân, tiết kiệm chi phí trong việc đi lại, ăn ở nhất là học sinh, sinh viên ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Mặt khác, giúp học sinh, sinh viên có điều kiện nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống của Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận, qua đó hình thành ý thức, nhân cách trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quí báu của thành phố và của dân tộc.

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo Quyết định số 5779/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2018 của UBND thành phố Đà Nẵng [thay thế Quyết định số 5690/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2016]:

  1. Chức năng

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng là cơ sở giáo dục công lập, trực thuộc UBND thành phố Đà Nẵng, thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng chính quy trở xuống trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm: âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, múa, sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật, nghiệp vụ văn hóa.

  1. Nhiệm vụ, quyền hạn

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 23 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và Điều lệ trường cao đẳng ban hành tại Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Cụ thể:

- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ làm công tác văn hóa thông tin chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp [kể cả phong trào văn hóa, văn nghệ cơ sở] nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật địa phương.

- Đào tạo đội ngũ năng khiếu nghệ thuật [âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, múa] theo nhu cầu của ngành và xã hội.

- Đào tạo giáo viên âm nhạc, mỹ thuật cho các trường phổ thông.

- Nghiên cứu bảo tồn và phát huy vốn văn hóa, nghệ thuật truyền thống ở địa phương.

Ngoài ra, Trường liên kết với Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội, Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Học viện Âm nhạc Huế, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, đào tạo trình độ đại học các chuyên ngành: Quản lý văn hóa, Khoa học thư viện, Văn hóa du lịch, Bảo tàng, Biên đạo múa, Huấn luyện múa, Sư phạm mỹ thuật, Sư phạm âm nhạc, Diễn viên tuồng, Nhạc công tuồng, Dân ca kịch,..

Căn cứ kế hoạch số 613/TĐH-ĐT ngày 10-6-2013 về việc tổ chức thi tốt nghiệp Đại học hệ Vừa làm vừa học, chuyên ngành Biên đạo múa tại Trường Trung cấp VHNT Đã Nẵng năm 2013, ngày 18-6-2013, tại Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng, Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội đã tổ chức thi tốt nghiệp Quốc gia ngành Biên đạo múa, trình độ Đại học, hệ vừa làm vừa học khoá 2009-2013. Đây là khoá đào tạo đầu tiên theo hình thức liên kết với Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật Đà Nẵng và cũng là khoá Đại học biên đạo múa đầu tiên ở khu vực miền Trung.

Ban chấm thi tốt nghiệp chuyên ngành Biên đạo múa gồm có Đại tá, NGƯT Trịnh Út Nghiêm, Chủ nhiệm khoa Múa; Thiếu tá, NSƯT Lữ Kiều Lê, Phó chủ nhiệm khoa Múa; Thạc sỹ Nguyễn Thị Hội An, Phó Hiệu trưởng trường Trung cấp VHNT Đà Nẵng; NSƯT Hữu Từ.

Đến dự buổi thi có Thiếu tướng, NGƯT Nguyễn Đức Trịnh - Hiệu trưởng, Chủ tịch hội đồng thi tốt nghiệp quốc gia, các thầy cô trong Ban giám hiệu Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật Đà Nẵng cùng các thầy cô giáo ở hai nhà trường cũng tham dự. Đến dự buổi thi còn có lãnh đạo, chỉ huy Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng, Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam, Đoàn nghệ thuật Quân khu 5, Sư đoàn 375, Bộ chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng, Trường Trung cấp VHNT Huế, Nhà hát Sao Biển - Phú Yên.

Khoá học có 19 sinh viên từ Đà Nẵng và các tỉnh, thành miền Trung về học tập. Các sinh viên sẽ tham gia thi biên đạo tập thể một tổ khúc thơ múa và mỗi học viên sẽ biên đạo một tác phẩm múa độc lập. Buổi thi tốt nghiệp được dàn dựng như một đêm biểu diễn đầy sắc màu, phong cách cùng với các tác phẩm được dàn dựng kỹ càng, âm thanh ánh sáng chuyên nghiệp.

Tác phẩm “Suối hoa” - sinh viên Nguyễn Hoàng Nhã Quyên

Tổ khúc thơ múa "Lửa hồng Côn Đảo", Âm nhạc Xuân Thuỷ mở đầu cho buổi biểu diễn rất ấn tượng, thể hiện được sự làm việc nghiêm túc và ăn ý của các nhà biên đạo tương lai. Các tác phẩm được Hội đồng thi đánh giá cao trong buổi biểu diễn là “Hoa biển” học viên Lê Thị Uyên Bình; “Hoa ven sông” học viên Lê Thị Thu Hoài; “Biển lặng” học viên Nguyễn Thị Minh Hiếu. Các học viên này được Ban chấm thi cho điểm tuyệt đối. Một số tác phẩm đáng chú ý khác như: “Guốc mộc” học viên Nguyễn Thị Hiền; “Xế chiều” học viên Nguyễn Quang Sáng… Theo đánh giá của Chủ tịch hội đồng thi tốt nghiệp Quốc gia Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội thì các sinh viên đã đưa được hơi thở, bản sắc vùng miền vào trong các tác phẩm múa và đều mang hơi thở mới của thời đại. Đây sẽ là sự khởi đầu tốt cho các sinh viên sau này về phục vụ tại các đoàn, đơn vị nghệ thuật ở khu vực Miền Trung.

Tác phẩm “Lòng Mẹ” - sinh viên Nguyễn Thị Thu Ba

Tác phẩm “Hoa biển” - sinh viên Lê Thị Uyên Bình

Tác phẩm “Vượt sóng” - sinh viên Nông Văn Đặng

Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội là cơ sở đào tạo có uy tín của Quân đội và đất nước, do vậy, khi thực hiện liên kết đào tạo Nhà trường đã triển khai nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, hiện đại và cập nhật. Khoá học đầu tiên về Biên đạo múa liên kết với

Chủ Đề