Đánh giá khi nào mới đi học lại

Lịch đi học lại sau Tết Nguyên đán 2022

Tại Bến Tre, học sinh cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên bắt đầu học trực tiếp từ ngày 7/2/2022. Học sinh tiểu học bắt đầu học trực tiếp từ 14/2/2022. Trẻ mầm non bắt đầu học trực tiếp từ ngày 14/2/2022 trên tinh thần đáp ứng nhu cầu và sự tự nguyện gửi trẻ của phụ huynh.

Học sinh trường THPT VIệt Đức [Hà Nội] dán sticker tâm trạng vào các ô hồi tháng 12/2021 Ảnh: Gia Khiêm

Tại Quảng Ngãi, kể từ ngày 7/2, học sinh bậc THCS, THPT và giáo dục thường xuyên ở vùng xanh [cấp độ 1], vùng vàng [cấp độ 2] của Quảng Ngãi sẽ bắt đầu đến trường học trực tiếp còn bậc mầm non và tiểu học bắt đầu học từ ngày 14/2.

Cụ thể đối với địa bàn phân loại dịch cấp độ 1 [vùng xanh], cấp độ 2 [vùng vàng] tổ chức dạy học trực tiếp cho tất cả các bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT và giáo dục thường xuyên.

Đối với địa bàn phân loại dịch cấp độ 3 [vùng cam]: dạy học trực tiếp đối với học sinh THCS, THPT và giáo dục thường xuyên, dạy học trực tuyến đối với học sinh tiểu học. Các gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà đối với trẻ em mầm non, mẫu giáo.

Đối với địa bàn phân loại dịch cấp độ 4 [vùng đỏ]: dạy học trực tuyến đối với bậc THPT, THCS, tiểu học và giáo dục thường xuyên. Các gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà đối với trẻ em mầm non, mẫu giáo.

Tại Hải Phòng, các trường mầm non, tiểu học đi học bình thường từ thứ Hai, ngày 7/2.

Đối với các trường THCS, THPT, Phổ thông nhiều cấp, Trung tâm GDNN-GDTX: tổ chức dạy học bình thường từ thứ Hai, ngày 7/2.

Tại Đồng Nai, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, các trường tiếp tục dạy học trực tuyến từ ngày 7/2 đến ngày 14/2.

Sau khi kết thúc 1 tuần học trực tuyến, đến 14/2 trở đi tổ chức cho trẻ mầm non, học sinh, học viên, sinh viên các trường trở lại học trực tiếp.

Tại Bình Phước, UBND tỉnh Bình Phước đã có văn bản thống nhất về việc tổ chức dạy và học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đối với học sinh khối lớp 9 và 12 thuộc địa bàn cấp độ 3 [vùng cam], nhà trường sẽ tổ chức dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp từ ngày 14/2.

Tại Hà Nội, ở địa bàn các xã/phường/thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, cho phép học sinh một số khối lớp trở lại trường học tập trực tiếp sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19.

Cụ thể như sau: Học sinh các khối lớp từ 7 đến 12 của các trường THPT, THCS, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, các trường trung cấp, cao đẳng, học viện liên kết dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT sẽ đi học trực tiếp từ ngày 8/2. Thời gian thực hiện diễn ra các ngày trong tuần theo kế hoạch giáo dục của trường.

Học sinh cấp tiểu học và khối lớp 6 của cấp THCS vẫn học trực tuyến. Trẻ mầm non nghỉ học tại nhà.

Tại Đà Nẵng, Sở GDĐT TP.Đà Nẵng cho biết đã có hướng dẫn chi tiết việc tổ chức dạy học trực tiếp sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Cụ thể, học sinh, học viên từ lớp 7 đến lớp 12 của các trường, trung tâm đi học trực tiếp từ ngày 7.2 [tức mùng 7 tháng Giêng]. Đối với trẻ mầm non và học sinh lớp 1 đến lớp 6, sẽ căn cứ hướng dẫn của các cấp và tình hình thực tế, Sở GDĐT sẽ có thông báo sau.

Tại Hưng Yên, theo hướng dẫn của Sở GDĐT Hưng Yên, từ 14/2, học sinh lớp 1, học sinh lớp 1-12 đến trường học trực tiếp theo qui mô như sau: các khối lớp 9, 12 học trực tiếp đủ 6 buổi các ngày trong tuần; các khối lớp còn lại học trực tiếp thời gian 3 buổi/tuần, số buổi còn lại học trực tuyến.

Từ 21/2, trẻ em mầm non 5 tuổi đến trường, tổ chức cho trẻ bán trú. Học sinh từ lớp 2 đến lớp 6 đến trường học trực tiếp, thời gian 3 buổi/tuần, số buổi còn lại học trực tuyến.

Từ ngày 28/2, căn cứ vào tình hình dịch trên địa bàn, các cơ sở giáo dục đề xuất điều chỉnh số buổi học trực tiếp/tuần; tiếp tục tổ chức cho trẻ mầm non các độ tuổi còn lại đến trường phù hợp với điều kiện thực tế.

Tại Tiền Giang, UBND tỉnh Tiền Giang đã có văn bản đồng ý cho học sinh từ lớp 7 đến 12 trên địa bàn trở lại trường học từ 7/2.

Tương tự, tại Tây Ninh, từ ngày 7/2, học sinh THCS từ lớp 7 đến 12 [kể cả hệ giáo dụcthường xuyên] sẽ trở lại trường học trực tiếp. Đến ngày 14/2, các cơ sở giáo dục sẽ tổ chức đón trẻ mẫu giáo 5 tuổi và học sinh từ lớp 1 - 6 đến trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản mới quy định các tiêu chí của việc học sinh trở lại trường học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.

   Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định học sinh ở địa bàn cấp độ dịch 1, 2 được đi học trực tiếp.

Theo đó, Bộ này đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo rà soát các điều kiện để tổ chức cho học sinh tới lớp học trực tiếp đảm bảo an toàn tại các cơ sở giáo dục, ưu tiên tiêm đủ liều vắc-xin cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên phục vụ.

Đối với các trường học đang được trưng dụng làm nơi cách ly tập trung, phục vụ công tác phòng, chống dịch,… cần nhanh chóng sửa chữa, hoàn thiện, khử khuẩn để sẵn sàng đón học sinh đi học trực tiếp trở lại, chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên của các trường sau ảnh hưởng của dịch bệnh; Bổ sung cơ sở vật chất theo yêu cầu an toàn trường học trong tình hình mới.

Đồng thời, căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn cấp phường/xã, cấp quận/huyện, cấp tỉnh/thành phố để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại từng địa bàn theo nguyên tắc:

Khu vực nào kiểm soát được dịch thì chủ động cho học sinh trở lại trường học tập; chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo quy định.

Trong đó, đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 [nguy cơ thấp và trung bình]: Tổ chức dạy học trực tiếp; củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 [nguy cơ cao]: Tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến trên truyền hình. 

Căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp. 

Với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12, bảo đảm giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch.

Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 4 [nguy cơ rất cao]: căn cứ vào tình hình thực tế và tiến độ triển khai kế hoạch năm học tại địa phương để tổ chức hình thức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học... 

Với cấp học mầm non và phổ thông, giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em, học sinh học tập, vui chơi tại nhà theo các hình thức phù hợp;

Phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả, an toàn các thiết bị phục vụ học tập trực tuyến, học qua truyền hình; có phương án chuyển tài liệu học tập đến những học sinh còn thiếu thiết bị học tập trực tuyến, học qua truyền hình.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị UBND các tỉnh/thành hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm trên địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 hoạt động đào tạo trực tiếp nếu bảo đảm các quy định về an toàn phòng, chống dịch bệnh. 

Ở những địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 và cấp độ 4, các cơ sở đào tạo tiếp tục tổ chức dạy học trực tuyến hoặc kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến tùy theo phương án cụ thể của nhà trường được UBND cấp tỉnh chấp thuận.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo ngành Giáo dục phối hợp với ngành Y tế tổ chức tiêm vaccine phòng dịch cho người học theo hướng dẫn của Bộ Y tế; 

Triển khai thật tốt công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh; phối hợp chặt chẽ với gia đình theo dõi, quản lý sức khỏe của người học để phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nhằm xử lý, ngăn chặn kịp thời;

Các cơ sở y tế địa phương phối hợp với các cơ sở giáo dục để lên các phương án phòng dịch và xử lý các tình huống phát sinh một cách kịp thời và hiệu quả.

Liên quan tới thông tin Hà Nội cho học sinh trở lại vào ngày 25/10, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, phương án đề xuất cho học sinh đi học ngày 25/10 được đưa ra trước đó nhưng đã bị bỏ.

"Chúng tôi đã rút lại hoàn toàn văn bản này và đang đợi phương án mới. Do đó, thông tin học sinh đi học trở lại ngày 25/10 là không chính xác", ông Cương nói.

Với câu hỏi khi nào học sinh Hà Nội đi học trở lại ông Cương cho hay, hiện đang phải chờ đánh giá mức độ dịch theo các cấp độ 1,2 của các xã, dựa trên đánh giá đó mới xây dựng phương án cho học sinh đi học như thế nào.

Trước đó, một số cơ quan truyền thông đã đăng tải thông tin Sở Giáo dục và Đào tạo trình UBND Thành phố 4 phương án để xem xét, phê duyệt cho học sinh một số khối lớp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn Thành phố trở lại trường học trực tiếp sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19.

Theo thông tin này, phương án 1: Đối với 18 huyện và thị xã, học tại trường gồm toàn bộ học sinh các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

Học sinh 12 quận học tại trường: gồm học sinh các khối lớp 5, lớp 6, lớp 9, lớp 10, lớp trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên.

Học trực tuyến tại nhà gồm các khối lớp 1, 2, 3, 4, 7, 8 [địa bàn 12 quận]; Các trường có vốn đầu tư nước ngoài; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động giảng dạy.

Tiếp tục nghỉ tại nhà: cấp học mầm non.

Thời gian thực hiện: Từ ngày 25/10/2021.

Phương án 2: Học sinh đi học tại trường: gồm học sinh các khối lớp 5, lớp 6, lớp 9, lớp 10, lớp 11 lớp 12 của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên toàn Thành phố.

Học trực tuyến tại nhà gồm các khối lớp 1, 2, 3, 4, 7, 8; Các trường có vốn đầu tư nước ngoài; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động giảng dạy.

Trẻ mầm non tiếp tục nghỉ tại nhà.

Thời gian thực hiện từ 25/10.

Phương án 3: Hà Nội đề xuất học tại trường gồm toàn bộ học sinh các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn toàn Thành phố;

Các trường có vốn đầu tư nước ngoài; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động giảng dạy.

Tiếp tục nghỉ tại nhà: Cấp học mầm non.

Thời gian thực hiện: từ ngày 25/10/2021.

Phương án 4: Tất cả học sinh các cấp toàn Thành phố gồm mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn toàn sẽ bắt đầu học từ kỳ II năm học 2021- 2022;

Các trường có vốn đầu tư nước ngoài; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động giảng dạy. Thời gian thực hiện: từ ngày 17/01/2022.

Chủ Đề