Danh sách đội tuyển bơi lội Việt Nam

Các kình ngư Việt Nam đã làm nên điều khó tin ở SEA Games 31 khi đánh bại Singapore để giành HCV, phá lỷ lục nội dung 4x200m tự do.

Trước khi bước vào nội dung 4x200m tự do, không ai nghĩ tuyển bơi Việt Nam có thể làm nên chuyện. Bởi Schooling cùng đồng đội đang nắm giữ kỷ lục đã giành được ở SEA Games 30 với thông số 7 phút 17 giây 88. Cũng ở kỳ SEA Games 3 năm trước, tuyển bơi Singapore thâu tóm toàn bộ 5 nội dung tiếp sức.

Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra tại Cung thể thao dưới nước Mỹ Đình, các chàng trai của đội tuyển bơi Việt Nam đã khiến đối thủ bị sốc thực sự.

Huy Hoàng tạo ra bước ngoặt ở lượt bơi thứ 2

Đội chủ nhà được xếp ở làn bơi thứ 2. Nguyễn Hữu Kim Sơn chính là người lĩnh ấn tiên phong với lượt bơi đầu tiên. Kình ngư này chỉ về đích thứ 4. Sau đó Nguyễn Huy Hoàng thi đấu ở lượt bơi thứ 2. Đây chính là kình ngư đã tạo nên bước ngoặt cho một buổi tối lịch sử của bơi lội Việt Nam.

“Rái cá” sông Gianh bứt phá ngoạn mục để giúp đội chủ nhà vươn lên dẫn đầu. Từ đó, Hoàng Quý Phước và Trần Hưng Nguyên có lợi thế rất lớn trước khi dần bỏ xa các đối thủ để cán đích đầu tiên với thông số 7 phút 16 giây 31, bỏ xa Singapore đến hơn 5 giây [7 phút 21 giây 49]; đồng thời phá kỷ lục SEA Games.

Khó có thể diễn tả được cảm xúc của các kình ngư Việt Nam khi là người chiến thắng. Việt Nam đã vượt qua Singapore - một cường quốc môn bơi lội của khu vực Đông Nam Á.

Tấm HCV và kỷ lục SEA Games của đội tuyển bơi lội Việt Nam gây chấn động Đông Nam Á

Đây là tấm HCV có lẽ nằm ngoài sự tính toán của bơi lội Việt Nam và tất cả giới chuyên môn, người hâm mộ. Đây cũng là tấm HCV nội dung tiếp sức thứ 2 tại SEA Games 31. Trước đó, đội bơi 4x100m hỗn hợp giành HCV khá may mắn khi hai đội Singapore và Malaysia phạm quy. Nhưng lần này thì các chàng trai vàng của bơi lội Việt Nam có chiến thắng hoàn toàn thuyết phục.

Vì quá thất vọng, huyền thoại bơi Singapore Joseph Schooling đã vội vàng tháo HCĐ khỏi cổ. Anh cùng các đồng đội rút lui nhanh vào phòng thay đồ như muốn quên đi thất bại, nhưng chắc chắn sẽ nhận rất nhiều chỉ trích từ báo giới đảo quốc Sư tử trong những ngày tới.

Diệp Chi

VĐV Trần Hưng Nguyên vừa xuất sắc giành HCV ở nội dung 200 m hỗn hợp. Ảnh: VGP/Tuấn Trần

VĐV Trần Hưng Nguyên vừa xuất sắc giành HCV ở nội dung 200 m hỗn hợp. Mặc dù có sự khởi đầu không tốt ở 50 m bơi bướm. Tuy nhiên, đến 50 m bơi ngửa, Trần Hưng Nguyên bứt tốc vượt lên để xếp sau Lê Nguyễn Paul. Sau đó, Hưng Nguyên tiếp tục tăng tốc từ 50m bơi ếch, rồi nước rút ở 50 m tự do quyết định để giành chiến thắng.

Trần Hưng Nguyên hoàn thành đường đua với thành tích 2 phút 1 giây 22. Ảnh: VGP/Tuấn Trần

Trần Hưng Nguyên hoàn thành đường đua với thành tích 2 phút 1 giây 22. Đây là kỳ SEA Games thứ 2 liên tiếp Hưng Nguyên giành HCV nội dung 200 m hỗn hợp. So với SEA Games 30, thành tích mới nhất của kình ngư sinh năm 2003 cải thiện 1 giây 34.

Ở nội dung này, Joseph Schooling đang giữ kỷ lục với 2 phút 0 giây 66. Tuy nhiên, ở SEA Games 31, Schooling không tham dự nội dung này.

Trước đó, ngày 16/5, Trần Hưng Nguyên đã bất ngờ giành HCV nội dung 200m bơi ngửa. Mặc dù đây không phải nội dung sở trường của kình ngư người Quảng Bình.

VĐV Phạm Thanh Bảo đã giành HCV nội dung 50 m ếch với thành tích 28 giây 28. Ảnh: VGP/Tuấn Trần

Một bất ngờ nữa trong ngày hôm nay là VĐV Phạm Thanh Bảo đã giành HCV nội dung 50 m ếch với thành tích 28 giây 28, tốt hơn người về nhì [Gagarin Nathaniel, Indonesia] 0,03 giây.

Phạm Thanh Bảo giành HCV cá nhân thứ 2 tại SEA Games 31. Trước đó, VĐV Phạm Thanh Bảo giành HCV nội dung 100 m ếch, phá kỷ lục SEA Games.

Kình ngư trẻ tiếp tục phá kỷ lục SEA Games ở đường đua 200 m ếch, nhưng bỏ lỡ tấm HCV đáng tiếc.

Tuyển bơi Việt Nam đã giành HCV thứ 9 tại SEA Games 31, vượt chỉ tiêu giành từ 6-8 HCV. 

Tuyển bơi còn tạo cú sốc khi đánh bại Malaysia và Singapore để giành HCV 4x200 m nam. 

Bên cạnh đó, đội tuyển lần đầu giành HCV 4x100 m nhờ Singapore và Malaysia phạm quy.

DA


Theo đó, đoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 31 trên sân nhà với 1.341 thành viên. Trong đó có 99 thành viên của 2 môn thể thao điện tử, 3 môn phối hợp tham dự SEA Games 31 bằng kinh phí xã hội hóa.

Nguyễn Thị Oanh hứa hẹn tỏa sáng ở SEA Games 31

Có tổng cộng 956 VĐV, số lượng VĐV cụ thể như sau: điền kinh 65 VĐV, thể thao điện tử 62 VĐV, bóng rổ 44 VĐV, thể dục dụng cụ 12 VĐV, thể dục nghệ thuật 12 VĐV, aerobic 7 VĐV, khiêu vũ thể thao 8 VĐV, bắn súng 31 VĐV, taekwondo 27 VĐV, xe đạp 35 VĐV, bắn cung 16 VĐV, đấu kiếm 24 VĐV, judo 26 VĐV, kurush 17 VĐV, wushu 16 VĐV, pencak silat 18 VĐV, muay 12 VĐV, vật 18 VĐV, quyền anh 13 VĐV, kick-boxing 12 VĐV, karatedo: 21 VĐV, vovinam 27 VĐV, jujitsu 6 VĐV, ba môn phối hợp 11 VĐV, bóng chuyền 28 VĐV [14 nam, 14 nữ].

Nguyễn Huy Hoàng [phải], Nguyễn Hữu Kim Sơn [giữa] và Trần Hưng Nguyên được kỳ vọng trên đường đua xanh SEA Games 31

Theo thông tin từ Ban tổ chức SEA Games 31, Singapore ban đầu đăng ký 474 VĐV [305 nam, 169 nữ], nay tăng lên 485 VĐV [309 nam, 176 nữ]. Timor Leste vẫn đăng ký 69 VĐV [60 nam, 9 nữ]; Philippines vẫn giữ nguyên đăng ký 643 VĐV [381 nam, 262 nữ].

Lê Quang Liêm được kỳ vọng ở môn cờ vua

SEA Games 31 khai mạc ngày 12.5, gồm 40 môn với 526 nội dung, thi đấu ở 12 địa phương là Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang.

Danh sách đoàn thể thao Việt Nam ở SEA Games 31:

Tin liên quan

Vận động viên bơi lội Việt Nam nổi tiếng đạt được nhiều danh hiệu đang được rất nhiều người hâm mộ quan tâm. Nếu bạn là một big fan của môn bơi, đừng bỏ qua bài viết này của Coolmate. Những thông tin chia sẻ về top 6 kình ngư xuất sắc nhất sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới, có thể học hỏi kinh nghiệm mà họ có được trong suốt quá trình thi đấu. 

1. Nguyễn Thị Ánh Viên - Vận động viên bơi lội Việt Nam

Vận động viên bơi lội Việt Nam được xướng tên đầu tiên là Nguyễn Thị Ánh Viên. Cô đạt được nhiều thành tích nổi bật trong bộ môn thể thao này. 

Tiểu sử Ánh Viên 

Nguyễn Thị Ánh VIên sinh ngày 9 tháng 11 năm 1996 là cựu nữ vận động viên bơi lội thuộc Đoàn Thể thao Quân đội và cô cũng là thành viên của Đội tuyển Bơi lội Quốc gia Việt Nam. Từ nhỏ Ánh Viên bơi lội rất giỏi và được chọn đi thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện. 

Nguyễn Thị Ánh Viên nhận giải thưởng [ảnh: báo nhân dân] 

Tiếp theo đó, cô đã liên tiếp giành được nhiều thành tích xuất sắc trong bộ môn thể thao bơi lội. Khi mới 16 tuổi, cô đã có những tốt chất của một vận động viên môn bơi như sở hữu chiều cao 1m7, sải tay dài 1m93 và bàn chân to có các nhóm cơ suôn dài. 

Nguyễn Thị Ánh Viên được xem là nữ vận động viên có thành tích nổi bật nhất đội tuyển quốc gia Việt Nam. Cô được mệnh danh là “kình ngư” đi vào lịch sử bơi lội Đông Nam Á khi lập kỳ tích 8 tấm Huy Chương Vàng, phá 8 kỷ lục Sea Games chỉ trong một kỳ đại hội. 

Các giải thưởng

Một số giải thưởng cô đạt được trong sự nghiệp của mình như sau: 

Asian Championships tại Dubai

  • Năm 2012: Giải Bạc bơi ngửa 200m tại Dubai. 

  • Năm 2012: Giải Đồng bơi hỗn hợp 400m tại Dubai.

Tại Đại hội Thể thao Trẻ châu Á tại Nam Kinh 

  • Năm 2013 giải Vàng môn bơi ngửa 50m.

  • Năm 2013 giải Vàng môn bơi ngửa 200m.

  • Năm 2013 giải Vàng môn bơi hỗn hợp cá nhân 200m.

  • Năm 2013 giải Bạc môn bơi ngửa 100m.

Southeast Asian Swimming - Championships tại Singapore

  • Năm 2012: Giải Vàng nội dung bơi ngửa 50m.

  • Năm 2012: Giải Vàng nội dung bơi ngửa 100m.

  • Năm 2012: Giải Vàng nội dung bơi ngửa 200m.

  • Năm 2012: Giải Vàng nội dung bơi hỗn hợp 200m.

  • Năm 2012: Giải Vàng nội dung bơi hỗn hợp 400m.

Southeast Asian Swimming - Southeast Asian Games tại Indonesia 

  • Năm 2011: giải Bạc nội dung bơi ngửa 100m.

  • Năm 2011: giải Bạc nội dung bơi hỗn hợp 400m.

2. Vận động viên Nguyễn Huy Hoàng bơi lội xuất sắc

Tiếp theo trong danh sách các kình ngư xuất sắc đó là Nguyễn Huy Hoàng bơi lội với thành tích ấn tượng. Nam sinh 2000 đã đem về cho nước nhà nhiều danh hiệu bơi lội tại các cuộc thi thế giới. 

Tiểu sử Huy Hoàng 

Nguyễn Huy Hoàng sinh ngày 10 tháng 7 năm 2000 tại Quảng Bình. Anh là con út trong gia đình có 6 anh em, bố mẹ làm nghề chài lưới trên sông Gianh. Năm 2011, Huy Hoàng tham gia Hội khỏe Phù Đổng tỉnh và sau đó được chọn vào đội tuyển năng khiếu môn bơi lội của tỉnh. 

Nguyễn Huy Hoàng là vận động viên bơi lội trẻ tuổi tài năng [ảnh: VTV] 

Anh được đào tạo tại trung tâm huấn luyện thể dục thể thao Quảng Bình và sau 2 năm anh được tuyển chọn đào tạo tại Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc Gia TP.HCM. Chỉ sau 2 năm tập luyện anh đã xuất sắc giành Huy chương vàng ở giải vô địch trẻ quốc gia khi mới 13 tuổi. Ngoài ra anh còn giành được tấm vé đầu tiên cho Việt Nam tham dự Olympic Tokyo 2020. 

Các giải thưởng 

Một số thành tích đáng nể phục của vận động viên bơi lội Nguyễn Huy Hoàng: 

  • SEA Games 29: HCV nội dung bơi tự do 1.500m.

  • ASIAD 2018: HCĐ bơi tự do 800m và HCB bơi tự do 1500m.

  • Thế vận hội trẻ 2018 ở Argentina: HCV bơi tự do 800m.

  • SEA Games 30: HCV 400m tự do, HCV bơi tự do 1500m.

  • Vận động viên vinh dự giành vé tham gia Olympic Tokyo đầu tiên cho Việt Nam.

3. Vận động viên bơi lội Trần Hưng Nguyên

Một nhân vật trẻ tuổi đáng gờm trong môn bơi lội nhất định phải kể đến đó là Trần Hưng Nguyên. Hưng Nguyên bén duyên với bơi lội và nhờ vào quá trình rèn luyện cậu đã xuất sắc đạt nhiều thành tích ấn tượng. 

Tiểu sử Trần Hưng Nguyên

Trần Hưng Nguyên sinh ngày 20 tháng 1 năm 2013 tại Quảng Bình. Từ nhỏ cậu đã phải chịu nhiều khó khăn khi sống cùng gia đình. Cậu phải lao động từ sớm để phụ mẹ kiếm tiền trang trải cuộc sống. 

Trần Hưng Nguyên nhận giải thưởng tại các giải đấu bơi lội [ảnh: VNexpress] 

Năm Hưng Nguyên lên 10 tuổi, cậu bén duyên với làn đua xanh và được HLV Trương Ngọc Tuấn phát hiện ra tài năng. Hưng Nguyên bắt đầu luyện tập chuyên nghiệp từ năm 2013 tại trung tâm thể thao Quốc phòng 5 [TP.HCM]. 

Dưới sự chỉ bảo của HLV tại trung tâm, Hưng Nguyên và những người bạn cùng trang lứa khác đã tiến bộ rất nhanh. Sớm trở thành tài năng lớn của môn bơi lội Việt Nam, Hưng Nguyên được đánh giá ngang với những người đàn anh đi trước như Nguyễn Huy Hoàng. 

Các giải thưởng 

Trần Hưng Nguyên tham gia các giải bơi lứa tuổi Đông Nam Á và giành 20 bộ huy chương các loại vào năm 15 tuổi. Hơn một năm sau, cậu tham gia tranh tài tại Sea Games và có màn trình diễn tuyệt vời phá kỷ lục của đàn anh Kim Sơn. 

Năm 2021, Hưng Nguyên tham gia giải bơi vô địch thế giới tại UAE lập kỷ lục quốc gia với nội dung bơi ngửa nam 200m. Cậu là một trong số những vận động viên nhỏ tuổi nhất của đội tuyển bơi lội Việt Nam. Một số thành tích đáng nể của cậu như sau: 

  • Đạt 2 HCV và 2 HCĐ nội dung bơi lội tiếp sức tại SEA Games 2019. 

  • Phá kỷ lục bơi hỗn hợp nam tại SEA Games ở cự ly 400m.

  • Đạt 18 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ ở giải bơi các nhóm tuổi Đông Nam Á năm 2018.

4. Vận động viên Nguyễn Hữu Kim Sơn 

Nguyễn Hữu Kim Sơn là một vận động viên bơi lội tài năng được đội tuyển Việt Nam đánh giá cao. Anh là thành viên trẻ tuổi giành được huy chương vàng cho Đoàn thể thao Việt Nam tại Sea Games năm 2017. 

Tiểu sử Kim Sơn 

Nguyễn Hữu Kim Sơn sinh ngày 15 tháng 3 năm 2002 tại TP.HCM là một nam vận động viên tài năng thuộc đội tuyển bơi lội Việt Nam. Ở độ tuổi 15, anh đạt được thành tích vận động viên trẻ tuổi nhất giành Huy chương Vàng cho Đoàn thể thao Việt Nam tại Sea Game 2017 ở Malaysia nội dung bơi hỗn hợp cá nhân nam 400m. 

Nguyễn Hữu Kim Sơn vinh dự tham dự FINA World Swimming Championships [ảnh: VTV] 

Năm 16 tuổi, anh đã giành vé vào chơi chung kết ở nội dung bơi hỗn hợp 400m tại ASIAD 2018. Đồng thời, tại năm này Kim Sơn cũng tham dự FINA World Swimming Championships - cuộc thi được ví như World Cup của môn bơi lội. 

Anh cùng vận động viên Ánh Viên có cơ hội ăn tập, huấn luyện tại Mỹ để nâng cao thành tích. Tuy sau đó anh không có nhiều bước tiến nổi bật trong sự nghiệp nhưng quãng thời gian vừa qua, anh cũng đã đóng góp nhiều cho thể thao nước nhà. 

Các giải thưởng 

Các thành tích Nguyễn Hữu Kim Sơn đạt được như sau: 

  • SEA Games 2017: 1 HCV bơi hỗn hợp 400m phá kỷ lục 14 năm của SEA Games và 1 HCĐ bơi tự do 400m. 

  • ASIAD 2018: tham gia chung kết bơi hỗn hợp 400m.

  • SEA Games 2019: 1 HCĐ bơi hỗn hợp 400m.

5. Vận động viên Hoàng Quý Phước

Người tiếp theo được xướng tên trong danh sách vận động viên bơi lội Việt Nam là Hoàng Quý Phước. Anh là một học viên tài năng và có những cống hiến nổi bật cho thể thao nước nhà. 

Tiểu sử Quý Phước 

Hoàng Quý Phước sinh ngày 24 tháng 3 năm 1993 tại Đà Nẵng. Anh bắt đầu tập bơi từ năm 11 tuổi và được thầy giáo phát hiện tài năng cử đi thi các giải đấu bơi lội lớn nhỏ trong thành phố. Năm 15 tuổi, anh tham gia tranh tài tại giải vô địch bơi lội miền nam và giành vị trí “thống trị” giải đấu này trong 4 năm. 

Vận động viên bơi lội Việt Nam Hoàng Quý Phước đã có nhiều thành tích nổi bật cho thể thao nước nhà [ảnh: CAND]

Khi mới 17 tuổi, Quý Phước thi đấu Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc và thiết lập 9 kỷ lục mới cho môn bơi lội Việt Nam. Kỳ Sea Games đầu tiên của anh tại Lào, anh đã đạt được thành tích huy chương đồng cự ly 100m nội dung bơi bướm.

Năm 2011, anh tham gia giải bơi lội Malaysia mở rộng và đồng thời là trụ cột của đội tuyển Việt Nam tại Sea Games. Anh cũng đạt được giải chuẩn B tham dự Olympic London 2012 cự ly 100m bướm nam cùng năm đó. 

Các giải thưởng 

Hiện tại vận động viên Hoàng Quý Phước đã không còn tham gia nhiều giải bơi như trước nữa. Thành tích của anh vẫn còn mãi lưu giữ và được xem là những điểm sáng để cho đàn em noi gương học tập. Các giải thưởng Quý Phước đạt được cụ thể như sau: 

  • Giải bơi lội miền Nam: 4 HCV liên tiếp 4 năm từ 2008-2011. 

  • Giải bơi lội trẻ Đông Nam Á: 5 HCV liên tiếp từ 2007-2011. 

  • SEA Games 25: 1 HCĐ bơi lội nam. 

  • Đại hội TDTT toàn quốc 2010: 9 HCV và lập 9 kỷ lục quốc gia

  • Giải bơi lội Malaysia mở rộng 2011: 1 HCV nội dung bơi 100m bướm.

  • SEA Games 26: 1 HCĐ bơi bướm 50m, 2 HCV bơi bướm 100m, phá sâu kỷ lục SEA Games [53’’82] lẫn kỷ lục quốc gia [53’’56] và đạt chuẩn B tham dự Olympic London năm 2012.

  • SEA Games 29: đạt 3 HCB.

6. Vận động viên Lê Nguyễn Paul

Lê Nguyễn Paul cũng được xem là kình ngư của đội tuyển bơi Việt Nam. Ngay từ nhỏ Paul đã có niềm đam mê đặc biệt với môn bơi lội.  

Tiểu sử Lê Nguyễn Paul 

Lê Nguyễn Paul sinh ngày 27 tháng 11 năm 1992 tại Oklahoma trong có bố mẹ là người Việt định cư tại Mỹ. Từ năm 8 tuổi Paul đã bắt đầu tập bơi và nhanh chóng tìm thấy năng khiếu của mình tại làn đua xanh. 

Vận động viên bơi lội Việt Nam Lê Nguyễn Paul chinh phục đam mê bơi lội sau khi học xong đại học tại Mỹ [ảnh: báo tuổi trẻ] 

Năm 18 tuổi Lê Nguyễn Paul trở thành sinh viên tại trường Đại học Missouri và tại đây Paul có cơ hội trau dồi năng khiếu bơi lội của mình. Năm 2014, anh có cơ hội gặp gỡ đội tuyển bơi lội Việt Nam và ấn tượng với năng lực của Nguyễn Thị Ánh Viên. Sau đó anh đến trao đổi với huấn luyện viên đội tuyển và bày tỏ nguyện vọng được khoác áo đội tuyển.

Năm 2015, sau khi quá trình nhập quốc tịch Việt Nam hoàn tất, anh đã có đủ điều kiện khoác áo đội tuyển và tham gia các giải đấu lớn. Kể từ năm 2016, anh đã tham gia các giải

đấu quốc gia với tư cách là vận động viên của đoàn bơi An Giang và đạt được nhiều thành tích nổi bật. 

Các giải thưởng

Một số thành tích ấn tượng của Lê Nguyễn Paul: 

  • Giải bơi VĐQG 2016: 7 HCV, 2HCB ở nội dung bơi ngửa 100m và 50m. 

  • SEA Games 29: 4 HCĐ nội dung bơi ngửa 50m bơi ngửa và nội dung bơi bướm 50m.

  • SEA Games 30: 1 HCB, 3 HCĐ.

  • Giải bơi VĐQG 2022: 9 HCV. 

Đọc thêm 

Môn bóng bàn: 5 điều thú vị không phải ai cũng biết 

Đồng hồ lặn và top 4 huyền thoại chinh phục đại dương 

Như vậy qua bài viết bạn cũng nắm được danh sách các kình ngư xuất sắc - vận động viên bơi lội Việt Nam. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngại liên hệ với Coolmate để được giải đáp nhé! 

Coolmate - Website mua sắm an tâm 100% dành cho nam giới 

Video liên quan

Chủ Đề