Đặt 3 câu về chủ đề gia định theo mẫu ai là gì Ai làm gì Ai thế nào

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Câu ai thế nào gồm có hai bộ phận là bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai” và bộ phận trả lời cho câu hỏi “thế nào?”.

Một trong những phần kiến thức Tiếng Việt quan trọng mà học sinh và phụ huynh quan tâm tìm hiểu đó là đặc điểm và cấu trúc câu “Ai thế nào?”. Để làm rõ hơn nội dung câu Ai thế nào, Đặt 3 câu theo mẫu: Ai thế nào? qua bài viết sau đây để các bạn học sinh cũng như phụ huynh dễ hình dung hơn khi tìm hiểu.

Định nghĩa về câu Ai thế nào?

Ai thế nào là câu được sử dụng rất phổ biến trong văn học cũng như cuộc sống hàng ngày với chức năng giao tiếp thường dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, đồ vật, con vật, cây cối, hiện tượng.

Đặc điểm câu ai thế nào?

Câu ai thế nào gồm có hai bộ phận là bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai” và bộ phận trả lời cho câu hỏi “thế nào?”.

Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai?” thường nhằm chỉ người, vật và trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?. Bộ phận thường đứng ở đầu câu.

Bộ phận trả lời cho câu hỏi “thế nào?” là từ, các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái và dùng để trả lời cho câu hỏi thế nào?

Để làm rõ hơn về khái niệm cũng như đặc điểm của câu ai thế nào bài viết sẽ Đặt 3 câu theo mẫu: Ai thế nào để độc giả tham khảo:

+ Những bông hoa hồng trong vườn thật rực rỡ trong nắng sớm mai.

+ Bạn Chinh rất cần cù, siêng năng trong học tập cũng như khi làm việc giúp đỡ ông bà cha mẹ ở nhà.

+ Bạn Thanh Hà là người rất chăm chỉ, cần cù, siêng năng.

Trên đây là nội dung Đặt 3 câu theo mẫu: Ai thế nào? để quý độc giả có thể hiểu được đầy đủ và chi tiết hơn.

Câu hỏi : Đặt 3 câu theo mẫu ai làm gì?

Trả lời:

– Cô Hà Lam làm việc ở nhà máy dệt.

• Ai làm việc ở nhà máy dệt ?

• Cô Hà Lam làm gì ?

– Ba em cuốc đất trồng rau ở ngoài đồng.

• Ai cuốc đất trồng rau ở ngoài đồng ?

• Ba em làm gì ?

– Chị Hai nấu cơm trong bếp.

• Ai nấu cơm trong bếp ?

• Chị Hai làm gì ?

Cùng Top lời giải tìm hiểu một số bài tập về mẫu câu Ai làm gì? Và phân biệt 3 mẫu câu cơ bản nhé!

1. Bài tập về mẫu câu Ai làm gì?

Câu 1 :Tìm những câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau:

Đoạn 1: Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống cây móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

Trả lời:

Trong đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì?

a] Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

b] Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

c] Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khấu.

Đoạn 2: Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chúng tối buông neo trong vùng biển Trường Sa.

Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Bỗng có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

Trả lời:

Trong đoạn văn có 4 câu kể Ai làm gì?

Câu 1: Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

Câu 2: Một số chiến sĩ thả câu.

Câu 3: Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo.

Câu 4: Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

Câu 2:Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được ở bài tập 1.

Trả lời:

Đoạn 1:

Câu a: Cha [chủ ngữ]/làm cha tôi...để quét nhà, quét sân [vị ngữ].

Câu b: Mẹ [chủ ngữ]/đựng hạt giống...gieo cấy mùa sau [vị ngữ].

Câu c: Chị tôi [chủ ngữ]/đan nón lá cọ...làn cọ xuất khẩu [vị ngữ].

Đoạn 2:

Câu 1: Tàu chúng tôi [ chủ ngữ] / buông neo trong vùng biển Trường Sa [ vị ngữ ].

Câu 2: Một số chiến sĩ [ chủ ngữ ] / thả câu [ vị ngữ ].

Câu 3: Một số khác [ chủ ngữ ] / quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo [ vị ngữ ].

Câu 4: Cá heo [ chủ ngữ ] / gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui [ vị ngữ ].

Câu 3: Viết một đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của em. Cho biết những câu nào trong đoạn văn là câu kể Ai làm gì?

Trả lời:

Sáng ra, em thức dậy khoảng năm giờ. Em bước ra sân tập mấy động tác thể dục. Sau đó, em đánh răg, rửa mặt. Cũng vừa lúc mẹ dọn bữa điểm tâm lên. Em cùng mọi người ngồi vào bàn ăn sáng. Chị em lấy xe đưa em đến trường.

2. Sự khác biệt giữa 3 kiểu câu Ai- là gì? Ai- làm gì? và Ai- thế nào?

* Về mặt ngữ pháp, ba kiểu câu nói trên chủ yếu khác nhau ở vị ngữ:

- Câu kể Ai –làm gì ? có vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.

- Câu kể Ai- thế nào? Có vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ – vị.

- Câu kể Ai – là gì? có vị ngữ là tổ hợp của từ là với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ -vị.

Vì mỗi kiểu câu trên có đặc điểm cấu trúc riêng nên phải dạy riêng từng kiểu câu thì mới xác định chủ ngữ, vị ngữ dễ dàng được.

* Về chức năng giao tiếp, mỗi kiểu câu trên thích hợp với một chức năng khác nhau:

+ Câu kể Ai- là gì? Dùng để định nghĩa giới thiệu, nhận xét.

Ví dụ: Bạn Nam là lớp trưởng lớp 4A.

Lan Hương là học sinh giỏi của lớp.

Như Quỳnh là học sinh ngoan, chăm chỉ.

+ Câu kể Ai- làm gì? Dùng để kể về hoạt động của người, vật khi được nhân hóa.

Ví dụ: - Minh quét nhà giúp mẹ.

- Đàn dê ăn cỏ trên cánh đồng.

- Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.

+ Câu kể Ai- thế nào? Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.

Ví dụ: - Cánh đồng đẹp như một tấm thảm.

- Cô giáo em rất tốt bụng.

- Con sông quê hương thơ mộng uốn quanh cả một ngôi làng.

3. Sự khác biệt giữa 2 kiểu câu: Ai- làm gì? và Ai- thế nào?

Kiểu câu

Ai – làm gì?

Ai – thế nào?

Đặc điểm của chủ ngữ

-Chỉ người, động vật ít khi chỉ bất động vật.

-Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? ít khi trả lời câu hỏi cái gì?[ trừ trường hợp sự vật nêu ở chủ ngữ được nhân hóa.]

-Chỉ người, động vật, bất động vật.

- Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

Đặc điểm ở vị ngữ

+ Kể lại hoạt động

+Là động từ [cụm động từ] chỉ hoạt động.

+Miêu tả đặc điểm tính chất hoặc trạng thái

+ Là động từ [ cụm động từ] trạng thái hoặc tính từ.

Đặt 3 câu theo mẫu ai thế nào?

Câu hỏi: Đặt 3 câu theo mẫu ai thế nào?

Trả lời:

-  Một bác nông dân rất cần cù cày cho xong thửa ruộng của mình.

- Một bông hoa hồng trong vườn thật rực rỡ trong nắng sớm.

- Một buổi sớm mùa đông trở nên ấm áp vì có nắng vừa hửng lên.

Cùng Top lời giải làm bài tập và tìm hiểu một số căn cứ phân biệt câu “Ai thế nào?” nhé!

1. Bài tập: 

Đọc thầm đoạn văn sau:

BA ĐIỀU ƯỚC

Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi.

Lần kia, gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kế, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui.

Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những đám mây bồng bềnh trên trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rồi cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.

Lò rèn của Rít lại đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng mơ ước.

[TRUYỆN CỔ TÍCH BA- NA]

Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài.

Trả lời:

 Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước.

2. Một số căn cứ phân biệt câu Ai thế nào?

+ Căn cứ thứ nhất:

Câu kiểu Ai thế nào? là câu có một bộ phận trả lời câu hỏi Ai? và một bộ phận trả lời câu hỏi thế nào?

+ Căn cứ thứ 2:

- Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là những từ chỉ sự vật cụ thể là những từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối... và thường đứng ở đầu câu [đối với những câu không có phần phụ]

- Bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là những từ cụm từ trong đó từ chính là từ chỉ đặc điểm, tính chất [vì các em chưa biết khái niệm tính từ], từ chỉ trạng thái. Bộ phận này thường đứng sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai?

+ Căn cứ thứ 3:

Câu kiểu Ai thế nào ? thường dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, đồ vật, con vật, cây cối, hiện tượng.

* Để kiểm tra cho chắc chắn thì đặt câu hỏi cho các bộ phận câu.

* Một số lưu ý:

- Có những câu có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái ở phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? nhưng câu đó không phải là kiểu câu Ai thế nào?
VD 1: Đàn bò thung thăng gặm cỏ.

- Có những câu có từ chỉ hoạt động đứng trước từ chỉ đặc điểm tính chất nhưng nó vẫn là câu kiểu Ai thế nào?
VD: Quả khế này ăn rất chua.

- Một số câu có thành phần trạng ngữ đứng trước, học sinh thường lúng túng không xác định đúng bộ phân câu trả lời câu hỏi Ai ?, thế nào?VD: Đêm trăng, biển yên tĩnh.

Trước mặt tôi, dòng sông rộng mênh mông.

- Một số câu có bộ phận bổ sung ý nghĩa cho từ chỉ sự vật [định ngữ ] làm học sinh khó xác định đúng bộ phận trả lời câu hỏi Ai ?
VD: Vườn hoa của nhà Lan rất đẹp.

- Có những câu có từ chỉ hoạt động ở bộ phận không phải trả lời câu hỏi Ai? và trong bộ phận đó không có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái nhưng nó là câu kiểu Ai thế nào?
VD: Những cánh hoa rơi lả tả.

- Một số câu kiểu Ai thế nào? có từ chỉ hoạt động là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? làm học sinh nhầm lẫn đó là câu kiểu Ai làm gì? và xác định nhầm các bộ phận câu.

VD: Tiếng suối chảy rì rào.

- Câu kiểu Ai thế nào? không phải là câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào?
Một số học sinh thường nhầm câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào? là câu kiểu Ai thế nào? Thực tế câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào thường là câu kiểu Ai làm gì?, Ai là gì?

VD: Bạn Thanh Hoa là người rất chăm chỉ.

- Một số câu có từ chỉ đặc điểm tính chất là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho từ chỉ sự vật ở bộ phận trả lời câu hỏi Ai? của câu kiểu Ai làm gì? nhưng học sinh lại nhầm đó là bộ phận trả lời câu hỏi thế nào trong câu Ai thế nào?

VD: Đàn bò của anh Hồ Giáo lông mượt như tơ đang gặm cỏ.

Video liên quan

Chủ Đề