Đặt câu so sánh Miêu tả dáng đi của một người

Câu 5

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi

Chữ nghĩa trong văn miêu tả

       Trong miêu tả, người ta thường hay so sánh. So sánh thì vô cùng: Cậu ta mới chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già. Đấy là so sánh người với người. Có khi so sánh người với các con vật: Trông anh ta như một con gấu. Có khi so sánh người với cây, với hoa: Cô gái vẻ mảnh mai, yểu điệu như một cây liễu. Có trường hợp người viết lấy nhỏ để so sánh với to: Con rệp to như một chiếc xe tăng. Có khi làm ngược lại: Con lợn béo như một quả sim chín; Trái đất đi như một giọt nước mắt giữa không trung.

        So sánh thường đi kèm nhân hoá. Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài: Con gà trống bước đi như một ông tuớng ; Nắm lá đầu cành xoè ra như một bàn tay. So sánh và nhân hoá để tả tâm trạng: Dòng sông chảy lặng lờ như đang mải nhớ về một con đò năm xưa.

         Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc.Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng. Nhìn một bầu trời đầy sao, Huy-gô thấy nó giống như một cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên lại một cái liềm con là vành trăng non. Mai-a-cốp-xki thì lại thấy những ngôi sao kia như những giọt nước mắt của người da đen. Còn đối với Ga-ga-rin thì những vì sao là những hạt giống mới mà loài người vừa gieo vào vũ trụ. Ba hình ảnh cánh đồng lúa chín, những giọt nước mắt, những hạt giống mới rất khác nhau, nhưng đều đúng và đều hay.Và rất riêng, rất mới. Miêu tả cây cối, có nhà văn thấy chúng giống như những con người đang đứng tư lự [vì trời lặng gió], có nhà văn lại thấy chúng tựa những con ngựa đang phi nhanh, bờm tung ngược [vì đang có gió thổi rất mạnh], có nhà văn lại bảo chúng là những cái lồng chim của thiên nhiên, trong mỗi cái lồng có những con chim đang nhảy, đang chuyền… Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Tôi xin được nói thêm: phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi sau đó mới đến cái mới, cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng.

Theo Phạm Hổ

a] Trong miêu tả, người ta hay dùng biện pháp gì?

b] So sánh thường kèm theo biện pháp gì?

c] Trong quan sát để miêu tả, điều quan trọng là phải tìm ra cách gì?

Phương pháp giải:

a] Em đọc đoạn văn thứ nhất

b] Em đọc đoạn văn thứ hai

c] Em đọc đoạn văn thứ ba

Lời giải chi tiết:

a] Trong miêu tả, người ta thường dùng biện pháp so sánh:

- So sánh người với người

- So sánh người với con vật

- So sánh người với cây, với hoa

- So sánh nhỏ với to

b] So sánh thường đi kèm nhân hoá

- So sánh và nhân hoá để tả bên ngoài

- So sánh và nhân hoá để tả tâm trạng

c] Trong quan sát để miêu tả, điều quan trọng là phải tìm ra cái mới, cái riêng.

1.Tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người và đặt câu với từ đó:

tượng hình chỉ dáng đi của người: thoăn thoắt, nhẹ nhàng, khập khiễng, thướt tha, lom khom.

-cậu bé đi thoăn thoắt.

-chị gái tôi đi nhẹ nhàng thướt tha như nàng công chúa trong truyện cổ tích.

-vì chân đau nên Minh đi khập khiễng tới trường.

-MInh bê đồ nặng đi lom khom như bà cụ.

2.Cái hay của cách dùng từ tượng hình-thanh trong các bài thơ,đoạn thơ:

-Từ tượng hình và từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh rất cụ thể, sinh động, đa dạng, nhiều màu vẻ. Do đó, nó có giá trị miêu tả, giá trị biểu cảm cao. Khi được sử dụng trong văn miêu tả và tự sự, từ tượng hình và từ tượng thanh góp phần làm cho cảnh vật, con người hiện ra tự nhiên, sống động với nhiều dáng vẻ, cử chỉ, âm thanh, màu sắc và tâm trạng khác nhau. 

3.Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau.Chỉ ra cái hay của việc s/d các từ đó.|

"Chú bé loắt choặt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca nô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng."

-việc sử dụng các từ̀ tượng hình góp phần giúp người đọc tưởng tượng ra được sợ nhí nhảnh, vui tươi, tinh nghịch của chú bé trong đoạn văn trên. Ngoài ra còn góp phần làm cho bài văn hay hơn, sinh động hơn.

cho cj xin tlhn nha

Tìm nhưng từ ngữ miêu tả dáng đi,vd:nhẹ nhàng

5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người: lom khom; tập tễnh; khập khiễng; ung dung; yểu điệu; thướt tha;...

Trả lời hay

6 Trả lời 11:51 01/10

  • Song Tử

    a. Từ tượng hình

    Tất bật, yểu điệu, thướt tha, thoăn thoắt, lom khom, rón rén, lò dò, ngả nghiêng, thất tha thất thểu, bước thấp bước cao, lẻo khoẻo, chỏng quèo, huỳnh huỵt

    b. Đặt câu

    Cô Hai rón rón rén bưng một bát cháo lớn tới chỗ chồng nằm.

    Cậu bé, em đang lom khom gì ở đằng ấy vậy?

    Hai vợ chồng cô Tư đang tất bật chuẩn bị lễ cưới cho con trai.

    Cô Thắm có dáng đi yểu điệuthướt tha lắm đấy!

    Trả lời hay

    3 Trả lời 11:45 01/10

    • Biết Tuốt

      Lom khom, nhẹ nhàng, nhanh nhẩu, thong thả, khập khềnh

      Lom khom dưới núi, tiều vài chú

      Nó đang rón rén nghe lén ở ngoài cửa

      Lan thật yểu điệu!

      Họ đang tất bật để chuẩn bị cho đám tang nhà mình

      Thằng Tít nhà mợ Hai mới lò dò tập đi

      Trả lời hay

      3 Trả lời 11:49 01/10

      • 36 Nguyễn Bảo Ngọc

        đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh: Tả dáng đi của bố

        0 Trả lời 19:32 26/12

        • Video liên quan

          Chủ Đề