Đau bụng đi ngoài buồn nôn là bệnh gì năm 2024

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài, buồn nôn có thể đang cảnh báo về tình trạng ngộ độc thực phẩm hay là những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Vậy thì những ảnh hưởng của dấu hiệu này là gì? Có phải bạn đang mắc bệnh gì không? Làm sao để chăm sóc người bệnh hiệu quả nhất? Hãy cùng Life-Space tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng đau bụng buồn nôn đi ngoài trong bài viết dưới đây.

I. Ảnh hưởng của việc đau bụng buồn nôn đi ngoài

Việc đau bụng buồn nôn và đi ngoài thường xuyên sẽ khiến sự tập trung của bạn bị sụt giảm, luôn trong tâm trạng uể oải, mệt mỏi và chán ăn, ăn không ngon miệng. Nếu hiện tượng này kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như các hoạt động hàng ngày của cơ thể.

II. Đau bụng buồn nôn đi ngoài là bệnh gì?

Tình trạng buồn nôn đau bụng đi ngoài là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau của đường tiêu hóa. Do đó, để xác định chính xác bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe thì cần tìm hiểu thêm các dấu hiệu lâm sàng khác để kết luận bệnh.

Trong đó, triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:

1. Bệnh viêm dạ dày ruột

Buồn nôn, đau bụng và đi ngoài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm dạ dày ruột. Đây là tình trạng đường tiêu hóa bị nhiễm trùng, do virus rotavirus và adenovirus xâm nhập gây viêm nhiễm. Bên cạnh biểu hiện buồn nôn và tiêu chảy, bệnh này còn có thể đi kèm tình trạng sốt hoặc đau cơ.

2. Bệnh Crohn

Đây là bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa với tình trạng loét và chảy máu, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Triệu chứng phổ biến của bệnh Crohn đó là mệt mỏi, đau bụng và tiêu chảy nghiêm trọng.

Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng viêm này có thể lan rộng và sâu vào các mô ruột. Điều này rất nguy hiểm vì nó khiến cơ thể bị suy nhược, có thể đe dọa tới tính mạng.

Bệnh Crohn cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng buồn nôn đi ngoài.

3. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng buồn nôn đi ngoài. Tình trạng rối loạn này thường do các cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt bất thường. Hoặc từ các yếu tố từ bên ngoài như chế độ ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều đồ uống có cồn,….

Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh thường có biểu hiện ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nghiêm trọng hơn sụt cân đột ngột, đi ngoài ra máu, đau bụng dữ dội,... Lúc này, bạn nên đi thăm khám và điều trị ngay tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín.

4. Ngộ độc thực phẩm

Tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc không đảm bảo an toàn vệ sinh. Thông thường, sau khi ăn những thức ăn này khoảng 1 vài giờ hoặc 1 – 2 ngày, bạn sẽ cảm thấy người mệt mỏi, đau đầu, đau bụng từng cơn kèm theo nôn mửa, tiêu chảy và sốt.

Với trường hợp ngộ độc nhẹ, bạn sẽ dần hồi phục và khỏe lại sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bị ngộ độc thực phẩm nặng mà không được xử lý sớm, bạn có thể đối diện với nguy cơ sốc nhiễm khuẩn, đi ngoài có máu hoặc trụy tim mạch.

5. Viêm đại tràng

Đây là bệnh lý viêm nhiễm đại tràng, được chia thành 2 dạng cấp tính và mãn tính. Đối với viêm đại tràng cấp tính, nguyên nhân gây ra thường là do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, stress, dị ứng thức ăn,… Nếu không được xử lý dứt điểm, tình trạng này sẽ dẫn tới viêm đại tràng mãn tính.

Khi bị viêm đại tràng, người bệnh có thể gặp một trong những triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy kèm máu, sụt cân nhanh,…

6. Viêm loét dạ dày

Đây là tình trạng lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị tổn thương và lớp mô ở dưới bị viêm loét. Biểu hiện thường gặp của bệnh là đau âm ỉ thượng vị, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và tiêu chảy.

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm loét dạ dày là do vi khuẩn HP xâm nhập và phát triển. Do đó, những người có thói quen uống bia rượu, ăn mặn, thường xuyên stress,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với những người bình thường.

7. Lạm dụng thuốc kháng sinh

Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài và buồn nôn. Bên cạnh đó, lạm dụng thuốc kháng sinh còn làm nhờn thuốc và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Các biến chứng nặng do tình trạng này gây ra đó là viêm ruột non, ruột già, nhầy có màng giả,…

Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa với triệu chứng đau bụng, nôn mửa và đi ngoài.

8. Căng thẳng hoặc lo lắng quá mức

Khi căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ sản sinh ra các loại hormone ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và có thể dẫn đến đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Ngoài ra, stress kéo dài còn làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh nặng hơn như viêm loét dạ dày, chảy máu tiêu hóa,…

II. Cách xử lý tình trạng đau bụng tiêu chảy buồn nôn

  • Khi bị đau bụng kèm buồn nôn và đi ngoài, bạn nên chọn thực phẩm giàu chất xơ ít bã. Hãy hạn chế tối đa những món ăn nhiều dầu mỡ và chất béo. Bạn cũng cần đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời chế biến mềm nhuyễn để dễ tiêu hóa.
  • Tránh hoàn toàn rượu bia, đồ uống có ga vì nó có thể khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn.
  • Bạn nên tạo thói quen uống nhiều nước, nhất là nước lọc và bổ sung thêm nước ép hoa quả để cung cấp thêm vitamin và chất khoáng cho cơ thể. Để giúp bù nước và các chất điện giải nhanh hơn, nhất là trong giai đoạn tiêu chảy, bạn có thể uống oresol.
  • Bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và giữ vệ sinh sạch sẽ cũng là cách giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
  • Bạn có thể ăn sữa chua và sử dụng các sản phẩm men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn. Đây là cách hiệu quả để cân bằng hệ tiêu hóa, hạn chế tiêu chảy và kích thích ăn ngon.

Ăn sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng đau bụng, đi ngoài.

III. Các biện pháp phòng ngừa đau bụng, tiêu chảy hiệu quả

Bạn có thể phòng ngừa tình trạng đau bụng tiêu chảy bằng việc thay đổi các thói quen sinh hoạt và ăn uống như sau:

1. Vệ sinh cá nhân đúng cách

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng cả trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Duy trì việc tắm rửa và thay quần áo mỗi ngày để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

2. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

  • Thường xuyên dọn dẹp và giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng.
  • Không vứt rác bừa bãi.
  • Cọ rửa và khử trùng nhà vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn.

3. Vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Hạn chế tối đa việc ăn đồ tái sống như gỏi và tiết canh.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi bắt đầu chế biến thức ăn.
  • Bảo quản đồ ăn thừa đúng cách.
  • Chỉ nên ăn chín uống sôi.

Luôn nấu chín đồ ăn và hạn chế ăn thực phẩm sống cũng là cách phòng ngừa đau bụng, buồn nôn đi ngoài hiệu quả.

IV. Bị đau bụng tiêu chảy buồn nôn nên và không nên ăn gì?

1. Top 11 thực phẩm nên ăn khi bị đau bụng tiêu chảy buồn nôn

1.1. Sữa chua

Sữa chua là chế phẩm sữa chứa nhiều lợi khuẩn probiotic. Do đó, để giảm nhanh tình trạng đau bụng tiêu chảy, bạn nên ăn sữa chua để xoa dịu bao tử, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và áp chế hại khuẩn.

1.2. Táo

Trong táo có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan pectin rất cao. Được biết, hoạt chất này có công dụng giảm nhanh tình trạng tiêu chảy và đầy bụng, buồn nôn. Hơn nữa, nhờ hàm lượng đường tự nhiên dồi dào, ăn táo còn giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.

1.3. Chuối

Hàm lượng kali, pectin, chất xơ inulin trong chuối có thể hấp thu chất lỏng dư thừa trong dạ dày. Bên cạnh đó, loại quả này còn giúp bổ sung khoáng chất, probiotic và bù điện giải cho cơ thể. Vì vậy, ăn chuối là cách để giảm nhanh tình trạng tiêu chảy và làm khỏe mạnh hệ tiêu hóa khi bị đau bụng và đi ngoài.

1.4. Ổi

Trong ổi xanh có chứa hàm lượng cao chất tanin, giúp giảm bớt bài tiết dịch và giảm kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa. Do đó, loại quả này có thể giúp cầm tiêu chảy cấp tốc mà không gây hại cho sức khỏe.

1.5. Quả việt quất

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất anthocyanosides trong việt quất có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa tốt. Vì vậy, khi bị đau bụng và nôn mửa, bạn có thể ăn quả này để giảm nhanh triệu chứng.

1.6. Thịt gà

Trong thịt gà có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như kẽm, protein, selen,… Do đó, thực phẩm này vừa cung cấp năng lượng, vừa hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh sau khi bị tiêu chảy. Tuy nhiên, để hệ tiêu hóa ổn định, bạn nên chế biến món thịt gà thanh đạm, tránh dầu mỡ.

Thịt gà là thực phẩm giàu dưỡng chất, giúp cơ thể hồi phục hiệu quả sau nhiều ngày bị tiêu chảy, đau bụng.

1.7. Trứng

Từ lâu, trứng được biết tới là thực phẩm giàu dinh dưỡng, phù hợp với thể chất người suy nhược. Do đó, khi bị đau bụng, nôn mửa và đi ngoài, bạn nên ăn trứng luộc hoặc nấu cháo trứng. Lưu ý, bạn không nên sử dụng dầu mỡ để chiên trứng để tránh tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

1.8. Tinh bột

Tinh bột giúp hệ tiêu hóa nhẹ nhõm và cải thiện được tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó, nó còn là nguồn bổ sung năng lượng để giúp cơ thể không bị mất sức. Một số thực phẩm giàu tinh bột mà bạn có thể sử dụng bao gồm: gạo, lúa mì, bánh mì,…

1.9. Trà hoa cúc

Đây là cách cải thiện nhanh tình trạng tiêu chảy tại nhà được nhiều người áp dụng. Nguyên nhân là do trong trà hoa cúc có chứa hàm lượng tanin cao. Đây là hoạt chất giúp giảm co thắt đường ruột, loại bỏ hại khuẩn trong dạ dày, từ đó giảm nhanh tình trạng tiêu chảy.

1.10. Trà gừng

Gừng không chỉ có tính ấm mà còn giàu vitamin C, magie và khoáng chất giúp tăng cường hấp thu đường ruột và làm dịu các vấn đề về tiêu hóa. Do đó, khi bị nôn mửa và tiêu chảy, bạn có thể uống trà gừng để cải thiện.

1.11. Men vi sinh

Men vi sinh là nguồn bổ sung lợi khuẩn probiotics và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, probiotics còn có tác dụng giảm nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và kích thích ăn ngon.

Vì vậy, bổ sung men vi sinh là giải pháp cải thiện tình trạng tiêu chảy, đau bụng hiệu quả. Trong đó, men vi sinh Life-Space với công thức độc quyền, nguồn gốc từ Úc được nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn hiện nay. Chi tiết xem các sản phẩm men vi sinh tiêu hóa tốt nhất hiện nay Tại đây.

2. Bị đau bụng tiêu chảy buồn nôn không nên ăn gì?

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Bạn nên tránh nhóm thực phẩm này vì dầu mỡ sẽ khiến hệ tiêu hóa cảm thấy nặng nề và khó tiêu hơn.
  • Đồ ăn tái sống: Các món như gỏi, nem chua, đồ ăn tái có thể chứa ký sinh trùng. Do đó, đây là thực phẩm bạn nên tránh vì nó có thể khiến tình trạng đi ngoài nặng hơn.
  • Đồ ăn cay nóng: Nhóm thực phẩm này có thể tăng kích thích niêm mạc ruột và khiến tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm từ bơ, đường, sữa: Khi bị đi ngoài, enzyme lactase bị hao hụt nhanh chóng, khiến cơ thể khó tiêu hóa lactose. Do đó, nếu bổ sung bơ, đường, sữa - sản phẩm chứa lactose sẽ khiến tình trạng đau bụng, tiêu chảy bị nặng hơn.
  • Rượu bia và nước ngọt có ga: Khi bị tiêu chảy, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, làm cơ thể mệt mỏi. Do đó, bạn nên kiêng rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga để cơ thể mau chóng hồi phục.

Khi bị đau bụng đi ngoài, bạn nên tránh uống bia rượu để ổn định hệ tiêu hóa

V. Khi nào nên đi khám bác sĩ khi bị tiêu chảy, buồn nôn?

Hầu hết trường hợp đau bụng buồn nôn tiêu chảy nhẹ đều khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng này không thuyên giảm, thậm chí xuất hiện thêm các triệu chứng nặng hơn thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Các biểu hiện cho thấy tình trạng bệnh nặng cần được điều trị kịp thời là:

  • Đau bụng dữ dội nhiều ngày
  • Nôn mửa
  • Cơ thể mất nước nghiêm trọng dẫn tới kiệt sức
  • Sụt cân nhanh chóng
  • Sốt cao kéo dài, đầu óc không tỉnh táo
  • Đi ngoài nhiều lần, phân có thể lẫn máu.

Nếu đau bụng đi ngoài đi kèm sốt cao, phân lẫn máu thì bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt

IV. Kết luận

Tóm lại, tình trạng đau bụng buồn nôn đi ngoài có thể xuất phát từ những vấn đề về đường tiêu hóa hoặc là dấu hiệu của bệnh lý. Vì thế mà bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác và khắc phục kịp thời.

Vậy là Life-Space đã vừa điểm qua những ảnh hưởng cũng như cách chăm sóc cho người có triệu chứng đau bụng buồn nôn đi ngoài hiệu quả. Hy vọng rằng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm kiến thức về tình trạng này và có phương pháp khắc phục tốt nhất.

Đau bụng buồn nôn đi ngoài ra nước là bệnh gì?

Với câu hỏi “Đau bụng đi ngoài ra nước, đau đầu, buồn nôn là bệnh lý gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau: Hiện tượng đau bụng đi ngoài ra nước, đau đầu, buồn nôn là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa. Đa số trường hợp bệnh có thể tiến triển giảm dần và tự thoái lui.

Đau bụng và buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì?

[CAO] Đau bụng, buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh đơn giản như rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, cũng có thể là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng như sỏi thận, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột,...

Đau bụng đi ngoài buồn nôn nên uống thuốc gì?

3.1. Thuốc tiêu chảy Berberin. ... .

3.2. Thuốc tiêu chảy Diphenoxylate. ... .

3.3. Thuốc tiêu chảy Loperamid. ... .

3.4. Thuốc tiêu chảy Codein. ... .

3.5. Thuốc tiêu chảy Pepto Bismol. ... .

3.6. Thuốc tiêu chảy Racecadotril. ... .

3.7. Thuốc Smecta. ... .

3.8. Kẽm..

Bị đau bụng đi ngoài buồn nôn nên ăn gì?

Các loại thực phẩm nên dùng là gạo, bột gạo, khoai tây, cà rốt. Với nhóm thực phẩm bổ sung đạm, người bệnh tiêu chảy nên chọn thịt gà, lợn nạc, dầu thực vật. Ngoài ra, nên ăn các loại trái cây như chuối, hồng xiêm, ổi chín, táo... Chuối có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu bao tử ngay lập tức.

Chủ Đề