Dđạt 26 điểm đại học năm 2022

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vào ngày 24/7, các chuyên gia tuyển sinh đã đưa ra dự báo về điểm chuẩn vào các trường đại học năm nay.

 PHỔ ĐIỂM ĐỦ XÉT TUYỂN SẼ TRONG KHOẢNG 21-26

Qua phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, Đại học quốc gia Hà Nội cho rằng với nhiều tổ hợp xét tuyển sẽ không có biến động quá lớn về điểm trúng tuyển. 

Mức phân hóa của đề thi năm nay ổn định cơ bản như 2021. Tổ hợp đạt điểm tối đa 3 môn giảm đi rõ rệt. Tổ hợp điểm nằm trong khoảng 24-26 điểm không có biến động lớn. Các tổ hợp có Ngoại ngữ, Sinh học khả năng giảm nhẹ. Ngược lại những tổ hợp có môn Lịch sử, Giáo dục công dân sẽ tăng rất rõ rệt. Phần lớn phổ điểm đủ để xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 21-26. Với các ngành có nhu cầu xã hội cao, điểm vẫn cao nhưng khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học như năm ngoái.

Còn PGS.TS Nguyễn Việt Hà, Trưởng phòng Truyền thông Đại học Mỏ-Địa chất cho rằng điểm chuẩn các trường đại học phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thí sinh đăng ký, lựa chọn nguyện vọng. Với phổ điểm thi như đã biết thì không nhiều biến động so năm 2021, do đó dự báo riêng điểm chuẩn vào các ngành tại Đại học Mỏ-Địa chất sẽ tương đối ổn định, một số ngành có xu hướng nhích lên nhưng không đáng kể.

Trong khi đó, GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn đưa ra ý kiến rằng điểm thi tốt nghiệp THPT của các môn vừa qua không quá nhiều biến động. Những ngành nào có điểm xét tuyển bằng phổ điểm môn tiếng Anh sẽ có điểm chuẩn giảm so với năm trước.

“Phổ điểm về cơ bản đẹp và thuận lợi cho các em xét tuyển ở tất cả các tổ hợp. Trong đó có môn đã cải thiện hơn như môn Lịch sử. Tổ hợp khối A hay khối C, tôi nghĩ sẽ có sự ổn định. Các tổ hợp khối D có các môn ngoại ngữ về căn bản cũng tốt”, Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn nói.

Chia sẻ thêm, TS. Lê Đình Nam, Phó trưởng Phòng Tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết phổ điểm các môn thi năm nay có phần nhích hơn so với năm 2021. Năm 2022, chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội giảm mạnh, phổ điểm lại cao hơn, do đó dự báo là điểm trúng tuyển vào các ngành sẽ tăng nhẹ.

CÒN PHỤ THUỘC VÀO QUÁ TRÌNH ĐĂNG KÝ, ĐIỀU CHỈNH NGUYỆN VỌNG

Với điểm ngành Y, PGS.TS Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y Hà Nội, cho biết các ngành top đầu như Y khoa, Răng hàm mặt tổng chỉ tiêu không đổi so với các năm trước, trong khi số điểm cao ở tổ hợp 3 môn khối B00: Toán, Hóa, Sinh lại có xu hướng thấp hơn năm ngoái. Cụ thể, năm nay chỉ có 4 thí sinh đạt trên 29 điểm khối B00, số lượng thí sinh đạt trên 27,5 điểm khoảng 700 em, do đó mức điểm chuẩn có thể giảm nhẹ so với năm 2021. Song PGS.TS Lê Đình Tùng đưa ra ý kiến, điểm chuẩn chính xác sẽ còn phụ thuộc nhiều vào quá trình đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh.

Theo PGS.TS Lê Đình Tùng, hiện một số trường đại học top trên đã thông báo dự kiến năm 2023 sẽ không xét tuyển “thuần” theo điểm thi tốt nghiệp THPT, về phía Trường đại học Y Hà Nội, lâu nay trường không xét theo điểm học bạ nhưng vẫn dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh trúng tuyển bằng phương thức này không có nhiều khác biệt so với các phương thức khác.

Trao đổi tại ngày hội tuyển sinh tổ chức hôm 24/7, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thủy thông tin, theo quy chế, thí sinh được đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần từ nay tới 17h ngày 20/8. Vì vậy thí sinh cần tìm hiểu kỹ để tránh sai sót, nhầm lẫn nhưng không nên để quá sát thời gian hệ thống đóng lại. Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học đặc biệt lưu ý thí sinh phải đăng ký tất cả các nguyện vọng xét tuyển của mình trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo thứ tự ưu tiên. Sau khi hệ thống lọc ảo, thí sinh sẽ chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển.

Được biết đến thời điểm này, nhiều địa phương đã công bố tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt cao như tỉnh Phú Thọ có tỷ lệ tốt nghiệp 99,71%, Hòa Bình 99,37%, Sóc Trăng 99,24%, Long An 99,6%, Bình Dương 99,7%... Riêng TP. Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng có thông tin sơ bộ về kết quả công tác xét tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022. Theo đó, tỷ lệ tốt nghiệp của TP. Hà Nội đạt 99,1% [năm 2021 đạt 98,9%]. Trong đó, tỷ lệ tốt nghiệp hệ trung học phổ thông đạt 99,46%; hệ giáo dục thường xuyên đạt 96,28%.

Phổ điểm thi tốt nghiệp biến động, điểm chuẩn đại học sẽ ra sao? [Nguồn: TT]

TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Nha Trang nhận xét đối với phổ điểm các môn thi năm nay, đáng chú ý, điểm trung bình môn Lịch sử tăng tới 1,4 điểm, đặc biệt là điểm có nhiều thí sinh đạt nhất tăng tới 3 điểm. Điểm thi môn Ngữ văn tương đương với năm 2021, trong khi môn Toán có xu hướng giảm không đáng kể.

Ở góc độ khác, điểm trung bình môn tiếng Anh giảm nhiều nhất [giảm 0,7 điểm], kế đến là môn Sinh học [giảm 0,5 điểm]. Điểm trung vị của hai môn Sinh học và tiếng Anh đều giảm tới 0,8 điểm với với năm 2021.

Từ xu hướng điểm thi như phân tích ở trên, theo TS Phương, 5 tổ hợp truyền thống và phổ biến có nhiều thay đổi với năm 2021. Đặc biệt, điểm trung bình của tổ hợp C00 [Văn, Sử, Địa] tăng hơn 1 điểm, điểm có nhiều thí sinh đạt nhất dự kiến tăng đến 3 điểm.

"Như vậy, điểm chuẩn các nhóm ngành xã hội có sử dụng tổ hợp C00 dự kiến tăng từ 1-3 điểm".

Ở chiều ngược lại, TS Phương nhận xét các tổ hợp các tuyển khác như A01 [Toán, Lý, Anh], B00 [Toán, Hóa, Sinh] và D00 [Toán, Văn, Anh] giảm so với năm 2021 dao động từ 0,5 đến 1 điểm do ảnh hưởng bởi điểm môn Sinh và Tiếng Anh.

"Tuy nhiên, năm nay khả năng cao là các trường dành chỉ tiêu theo phương thức điểm thi THPT theo tổ hợp nhiều năm 2022 hơn so với 2021 nên điểm chuẩn dự kiến các nhóm ngành sử dụng các tổ hợp môn thi này cơ bản như năm 2021".

TS Phương cho rằng dựa vào các thuộc tính phổ điểm như năm nay có thể giúp phân hóa tốt phục vụ công tác tuyển sinh đa dạng và phân tầng của các trường đại học khác nhau trong hệ thống.

"Căn cứ các yếu tố như thay đổi kỹ thuật trong tuyển sinh, đặc biệt là tất cả phương thức đều được đưa vào Hệ thống hỗ trợ lọc ảo của Bộ GD&ĐT và mặt bằng điểm năm nay có thể đánh giá điểm chuẩn theo Phương thức điểm thi THPT năm 2022 cơ bản như năm 2021", TS Phương đưa quan điểm.

Phần lớn phổ điểm đủ để xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 21-26

GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng cho hay phổ điểm kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cho thấy kỳ thi năm nay về cơ bản ổn định, độ khó dễ không có xáo trộn quá lớn so với năm trước, ngoại trừ môn tiếng Anh và Lịch sử.

Theo ông Đức, số liệu kết quả phân tích của một số môn thi năm nay cụ thể như sau:

Môn Toán có số bài thi đạt điểm 8 trở lên là 214.717/tổng 982.728, đạt 21,8% [tỷ lệ năm ngoái là 25,8%].

Ở môn Ngữ văn, số bài thi đạt điểm 7 trở lên là 414.969/981.407, đạt 42,28% [tỷ lệ năm ngoái là 41,7%].

Môn Hóa học có số bài từ 8 điểm trở lên có sự tăng nhẹ, 91.246/327.370, đạt 27,8% [năm ngoái là 24,9%].

Môn Sinh học, tỷ lệ điểm 8 trở lên chỉ đạt 4,84% [15.599/322.200], năm ngoái là 6,52%.

Đáng chú ý là môn Lịch sử, năm 2021 chỉ có 266 điểm 10 và số điểm 8 trở lên là 5,44%, thì năm nay có tới 1.779 điểm 10 và tỷ lệ thí sinh đạt điểm 8 trở lên là 119.601/659.667, đạt 18,1%.

Môn Địa lý năm nay số bài đạt điểm 8 trở lên đạt 16,72%, năm ngoái là 22%.

Với môn Giáo dục Công dân, số bài đạt điểm 8 trở lên đạt 61,85%, năm ngoái là 71,5%.

Môn tiếng Anh năm nay có sự điều chỉnh rõ rệt so với năm ngoái. Nếu năm ngoái tỷ lệ bài đạt 8 điểm trở lên là 18,3% thì năm nay, tỷ lệ này là 11,9%.

Với phổ điểm như trên, ông Đức cho rằng, với nhiều tổ hợp xét tuyển sẽ không có biến động quá lớn về điểm trúng tuyển.

"Mức phân hóa của đề thi năm nay ổn định cơ bản như 2021. Tổ hợp đạt điểm tối đa 3 môn cũng giảm đi rõ rệt. Nhưng tổ hợp điểm nằm trong khoảng 24-26 điểm sẽ không có biến động lớn.

Các tổ hợp có Ngoại ngữ sẽ giảm rõ rệt. Ngược lại các tổ hợp có môn Lịch sử, Giáo dục công dân sẽ tăng rất rõ rệt.

Phần lớn phổ điểm đủ để xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 21-26. Với các ngành có nhu cầu xã hội cao, điểm vẫn cao nhưng khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học như năm ngoái" - ông Đức nhận định.

Khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng cho rằng với phổ điểm năm nay, có thể thấy với nhiều tổ hợp xét tuyển không có biến động quá lớn về điểm trúng tuyến so với năm 2021.

Cũng như ông Đức, ông Sơn nhận định các tổ hợp có môn Ngoại ngữ sẽ có mức điểm chuẩn giảm rõ rệt, còn tổ hợp có môn Lịch sử điểm chuẩn sẽ tăng rất rõ rệt.

"Điểm chuẩn năm nay có thể sẽ tăng nhưng chỉ từ 0,5-1 điểm ở những trường đại học đã có thương hiệu hay những ngành nghề "hot".

Đa phần điểm chuẩn các tổ hợp xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 19-25 điểm. Với các ngành có nhu cầu xã hội cao, điểm chuẩn sẽ vẫn cao nhưng khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học như năm trước" - ông Sơn dự đoán.

Với riêng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, theo ông Sơn, điểm trúng tuyển các ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh... sẽ tăng nhẹ so với năm trước, ở mức từ 23-25 điểm. Các ngành như Cơ khí, Điện tử, Công nghệ sinh học, Công nghệ hóa học... điểm chuẩn nằm trong khoảng 16-18, tương đương năm trước".

Video liên quan

Chủ Đề