Chức năng, nhiệm vụ của hội đồng khoa học

Điều 1. Hội đồng Khoa học và Công nghệ Viện ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam [sau đây viết tắt là Hội đồng] là tổ chức tư vấn cho Ban lãnh đạo về công tác Khoa học và Công nghệ ở Viện.

Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ góp ý và đề xuất ý kiến về các vấn đề sau:

  1. Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước về khoa học và công nghệ được cụ thể hóa vào điều kiện của Viện.
  2. Phương hướng phát triển khoa học, công nghệ của Viện.
  3. Nhiệm vụ, nội dung chủ yếu của kế hoạch khoa học công nghệ. Đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ và áp dụng các thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật cho nông nghiệp Việt Nam.
  4. Phương hướng và biện pháp đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật của Viện.
  5. Kiến nghị khen thưởng các sáng kiến, các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ có giá trị và những kỹ thuật tiến bộ thuộc thẩm quyền của Viện.
  6. Nội dung và biện pháp phối hợp lực lượng khoa học và công nghệ giữa các đơn vị trên địa bàn cả nước… nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học và kỹ thuật trong nông nghiệp Việt Nam.
  7. Các vấn đề khác theo yêu cầu của Viện trưởng.

Điều 3.  Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng:

  1. Được dự các cuộc họp thảo luận về phương hướng và kế hoạch phát triển của Viện.
  2. Được cung cấp các tài liệu cho các cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 2 quy chế này.
  3. Đảm bảo các điều kiện cần thiết và các chế độ qui định để thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng.
  4. Chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về các ý kiến tư vấn và kiến nghị của mình.

5. và…………………………………………….

Cơ cấu tổ chức của đại học? Tìm hiểu về Hội đồng khoa học và đào tạo? Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hội đồng khoa học và đào tạo?

Hiện nay thì giáo dục đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực đạt chuẩn. Các cơ sở giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn vì thế mà cơ cấu tổ chức của đại học cũng là một vấn đề được quan tâm. Hội đồng khoa học và đào tạo thuộc cơ cấu tổ chức của đại học.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Theo Luật Giáo dục đại học, đại học được hiểu là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung. Các đơn vị cấu thành đại học có thể là các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị thuộc. Theo Điều 15 của Luật Giáo dục đại học thì cơ cấu tổ chức của đại học bao gồm:

– Hội đồng đại học.

– Giám đốc đại học; phó giám đốc đại học.

– Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác [nếu có].

– Trường đại học, viện nghiên cứu thành viên [nếu có]; trường, ban chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác.

– Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác [nếu có] theo nhu cầu phát triển của đại học.

Trên thực tế, ta nhận thấy, giáo dục đại học đóng vai trò là hệ thống nuôi dưỡng của mọi lĩnh vực trong đời sống, đây cũng chính là nguồn cung cấp nhân lực tối cần thiết để phục vụ các công tác quản lý, quy hoạch, thiết kế, giảng dạy và nghiên cứu. Một quốc gia muốn phát triển về khoa học công nghệ và tăng trưởng về kinh tế thì nhất thiết phải có cả hai yếu tố: một hệ thống giáo dục đại học và một lực lượng lao động. Việc phát triển những ngành công nghệ bản địa cũng như năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp, an toàn thực phẩm và các ngành công nghiệp khác của chúng ta chính là nhờ có một hạ tầng giáo dục đại học đẳng cấp quốc tế. Giáo dục đại học còn tạo ra các cơ hội cho học tập suốt đời, cho phép con người cập nhật các kiến thức và kỹ năng thường xuyên theo nhu cầu của xã hội.

2. Tìm hiểu về Hội đồng khoa học và đào tạo:

Chúng ta có thể thấy được hội đồng khoa học và đào tạo là một trong những thành phần không thể thiếu để có thể cấu thành nên đại học, bởi sự đầu tư cho khoa học và đào tạo cho đến giai đoạn hiện nay vẫn luôn được coi là sự đầu tư vững bền, làm nền móng cho sự phát triển của đại học trong tương lai nói riêng và cho nền giáo dục nước nhà nói chung.

Các hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và các hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ. Theo đó, tiềm lực khoa học và công nghệ bao gồm nhân lực khoa học và công nghệ; tài sản trí tuệ; cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trang thiết bị; nguồn tài chính thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Bên cạnh đó thì việc quy định đào tạo, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, hay tuyển dụng giảng viên cũng thuộc trách nhiệm tư vấn xây dựng của hội đồng khoa học và đào tạo. Cụ thể Điều 19 của Luật Giáo dục đại học đã quy định về hội đồng khoa học và đào tạo như sau:

Xem thêm: Ưu đãi giáo dục đại học đối với con thương binh

“Điều 19. Hội đồng khoa học và đào tạo

1. Hội đồng khoa học và đào tạo có nhiệm vụ tư vấn về việc xây dựng:

a] Quy chế, quy định về đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn tuyển dụng giảng viên, nghiên cứu viên, nhân viên thư viện, phòng thí nghiệm;

b] Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của nhà trường;

c] Đề án mở ngành, chuyên ngành đào tạo, triển khai và hủy bỏ các chương trình đào tạo; định hướng phát triển khoa học và công nghệ, kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ, phân công thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học và công nghệ.

2. Hội đồng khoa học và đào tạo gồm: hiệu trưởng; các phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, nghiên cứu khoa học; trưởng các đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học; các nhà khoa học có uy tín đại diện cho các lĩnh vực, ngành chuyên môn.”

Về chức trách trong hội đồng thì hội đồng khoa học và đào tạo sẽ bao gồm chủ tịch, ủy viên và thư ký. Còn các thành viên tham gia vào hội đồng thì có thể là Giám đốc đại học, Phó giám đốc đại học; hiệu trưởng các trường đại học; viện trưởng các viện nghiên cứu khoa học; các nhà khoa học có uy tín trong các lĩnh vực, ngành chuyên môn;… Các nhà khoa học đó phải đáp ứng các tiêu chuẩn mà Chính phủ quy định ví dụ như có trình độ tiến sĩ trở lên, là người đứng đầu về chuyên môn của bộ môn khoa học, phòng thí nghiệm hoặc tương đương trong các đại học, trường đại học, viện nghiên cứu,…

3. Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hội đồng khoa học và đào tạo:

Nhiệm vụ của hội đồng khoa học và đào tạo:

Xem thêm: Giáo dục đại học là gì? Mục tiêu, vai trò của giáo dục đại học?

– Hội đồng khoa học và đào tạo có nhiệm vụ xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo; kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm phát triển giáo dục – đào tạo.

– Hội đồng khoa học và đào tạo có nhiệm vụ xây dựng phương hướng phát triển nghiên cứu khoa học [NCKH] và công nghệ; nội dung, kế hoạch tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học; các vấn đề về thực hành, thực tập, thực nghiệm khoa học của nhà trường.

– Hội đồng khoa học và đào tạo có nhiệm vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và qui hoạch đội ngũ cán bộ của các đơn vị trong trường.

– Hội đồng khoa học và đào tạo có nhiệm vụ đánh giá về chất lượng dạy – học của Nhà trường.

– Hội đồng khoa học và đào tạo có nhiệm vụ xét duyệt và tổ chức nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm cấp trường, đề nghị đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ để xét và công nhận.

– Hội đồng khoa học và đào tạo có nhiệm vụ đề nghị khen thưởng các sáng kiến, đề tài nghiên cứu có chất lượng tốt.

– Hội đồng khoa học và đào tạo có nhiệm vụ thảo luận và thông qua các phương pháp cơ bản về NCKH và công nghệ trong phạm vi nhà trường, trên cơ sở các chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương và các ban ngành khác có liên quan. Phối hợp các đơn vị ở địa phương, nhằm thúc đẩy việc hợp tác nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.

– Hội đồng khoa học và đào tạo có nhiệm vụ tổ chức giám sát, đôn đốc thực hiện và báo cáo kết quả công tác khoa học và đào tạo với cấp thẩm quyền.

Xem thêm: Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài

Quyền hạn của Hội đồng khoa học và đào tạo:

– Ngoài việc tư vấn cho Hiệu trưởng, Hội đồng khoa học và đào tạo với tư cách là tổ chức khoa học – đào tạo được kiến nghị những vấn đề liên quan đến chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước [khi được yêu cầu].

– Trong trường hợp cần thiết Hội đồng khoa học và đào tạo có quyền đề nghị Hiệu trưởng và cấp trên xem xét đối với những nội dung chương trình môn học, học phần có sự trùng lặp về mặt chuyên môn để điều chỉnh.

– Kiến nghị với Hiệu trưởng và các đơn vị liên quan về việc điều chỉnh phương hướng và nội dung trong kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ của Nhà trường trong từng thời kỳ.

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng khoa học và đào tạo và Tiểu ban khoa học và đào tạo:

– Hội đồng khoa học và đào tạo:

+ Hội đồng khoa học và đào tạo có từ 17 đến 21 thành viên, thành phần gồm: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên, Trưởng các phòng, khoa, trung tâm và một số cán bộ, giáo viên; Hội đồng được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức hành chính.

+ Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng do Hội đồng bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín; Hiệu trưởng quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng theo kết quả bỏ phiếu và quyết nghị của Hội đồng.

Xem thêm: Quy định về giáo dục đại học định hướng nghiên cứu

+ Các Phó Chủ tịch Hội đồng, thư ký Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng đề xuất, Hội đồng thông qua và được Hiệu trưởng bổ nhiệm; Trong số các Phó Chủ tịch có Phó Chủ tịch thường trực có nhiệm vụ thay mặt Chủ tịch Hội đồng duyệt chương trình làm việc và các báo cáo đưa ra thảo luận tại các kỳ họp của Hội đồng.

Tiểu ban khoa học và đào tạo:

+ Các phòng, khoa, trung tâm được thành lập tiểu ban khoa học và đào tạo của đơn vị, với số thành viên 3 hoặc 5 người, trong thành phần: Trưởng, phó đơn vị các trưởng bộ môn, cán bộ Công đoàn, viên chức trong phòng, khoa, trung tâm.

+ Hiệu trưởng ký Quyết định thành lập các Tiểu ban khoa học và đào tạo của các đơn vị và Trưởng các tiểu ban trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng và trưởng phòng Tổ chức hành chính.

Chủ Đề