De thi học sinh giỏi văn lớp 12 Hà Nội

Đề thi chọn học sinh giỏi ngữ văn có 2 câu. Trong đó câu 1 [8 điểm] trích dẫn câu: "Đừng cảm thấy tiếc vì bụi hoa hồng có gai, mà hãy vui vì trong bụi gai có hoa hồng" [Abraham Lincoln], sau đó hỏi học sinh hiểu thế nào về ý kiến trên? Đồng thời hỏi: "Nếu được lựa chọn, em sẽ lựa chọn tiếc vì bụi hoa hồng có gai hay vui vì trong bụi gai có hoa hồng?".

Đề thi môn ngữ văn trong kỳ thi chọn học sinh giỏi THCS do Sở GD-ĐT tỉnh Yên Bái tổ chức

Câu 2 [12 điểm] trích dẫn câu: "Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng" [Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ, NXB Giáo dục, Ngữ văn lớp 9 tập 2, tr15]. Đề yêu cầu học sinh: "Bằng những trải nghiệm văn học của bản thân, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên".

Ngay sau khi kỳ thi diễn ra vào ngày 2.4, đề thi này được đăng tải, chia sẻ trên nhiều diễn đàn. Phần lớn các thành viên đều bày tỏ sự bất ngờ "không hiểu vì sao đề thi cho học sinh bậc THCS lại khó đến vậy", "té ngửa với đề thi khó nhằn như thế", "nhìn choáng quá, đề thi đánh đố học sinh, khá phù hợp cho kỳ thi học sinh giỏi... lớp 12".

Chia sẻ với Thanh Niên, nhiều giáo viên dạy ngữ văn cũng cho rằng đề thi quá sức với học sinh.

Ông Đỗ Đức Anh, giáo viên ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân [Q.1, TP.HCM], nhận xét thẳng thắn: "Đề thi này không hay. Cũ kỹ và nặng nề. Không khơi gợi được cảm hứng làm bài. Nó không làm cho người đọc đề muốn cầm bút thì khó có thể có những bài viết thăng hoa". Bên cạnh đó, ông Anh nói thêm: "Đối với câu nghị luận xã hội thì đã quen thuộc và nhan nhản trên internet. Còn câu nghị luận văn học thì nặng về tính lý luận. Với học sinh lớp 9 thì nó hơi quá sức với các em".

Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Diệu Hiền, giáo viên Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng [Quảng Nam], cho biết: "Đề thi này không mới và khó. Vấn đề đề cập trong bài quá hàn lâm, không hợp với lứa tuổi THCS. Đề này cho học sinh giỏi lớp 12 vẫn được. Còn học sinh lớp 9 ít trải nghiệm, kiến thức lý luận chưa được học nhiều".

Bà Hiền nói thêm: "Với câu nghị luận xã hội, nghĩa hàm ẩn cũng không dễ nhận ra với học sinh lớp 9. Bên cạnh đó, học sinh cũng chưa đủ trình độ để thẩm thấu đề đối với câu nghị luận văn học. Để cảm được cái "náu mình, yên lặng", học sinh lớp 9 khó có đủ khả năng để cảm nhận, huống hồ gì việc lý giải, bàn luận và dùng trải nghiệm văn học để chứng minh".

Bên cạnh đó, cũng có một số giáo viên ngữ văn cũng thẳng thắn bày tỏ ý kiến, cho rằng với đề thi này, thì "chỉ có học sinh nào được cày luyện kiểu gà nòi, trúng tủ mới làm được".

Trao đổi với Thanh Niên, ông Phan Tất Hà, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Sở GD - ĐT Yên Bái, cho biết: "Vì kỳ thi diễn ra vào ngày nghỉ [thứ bảy, ngày 2.4 - PV], nên hiện tại Sở chưa nhận được những phản hồi cụ thể của học sinh cũng như giáo viên về nội dung đề thi môn ngữ văn như thế nào. Khi có phản hồi cụ thể sẽ nghiên cứu thêm và sẽ trao đổi lại".

Tin liên quan

Hôm qua [7.4], học sinh lớp 12 tại TP.HCM tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi văn cấp thành phố.

Cấu trúc đề vừa quen thuộc vừa sáng tạo. Đề không nêu ra một chủ đề ở phần đầu như đề thi tuyển sinh lớp 10 hay đề thi học sinh giỏi lớp 9 vừa qua. Theo đó, với văn bản mở đầu [người soạn đề dựa theo bài viết “Bức vẽ hổ giấu mặt giá hơn bốn triệu USD” của tác giả Nghinh Xuân] được xem là định hướng, gợi ý về chủ đề cho 2 câu hỏi bên dưới.

Đón nhận ý kiến trái chiều để phát triển bản thân

Từ câu chuyện bức vẽ hổ từ phía sau lưng của danh họa Trung Quốc Tề Bạch Thạch với ý kiến khen chê trái chiều của người xem, và bằng trải nghiệm cuộc sống của bản thân, đề yêu cầu thí sinh: “…Có nên chọn cho mình một lối đi riêng, khác biệt và sẵn lòng đón nhận những đánh giá trái chiều về lối đi ấy?”, [câu nghị luận xã hội, 8 điểm].

Đây là câu hỏi thú vị, đề cao ý thức phản biện của mỗi người, chấp nhận ý kiến trái chiều để phát triển bản thân. Với lứa tuổi học sinh [HS] THPT, vấn đề này rất cần thiết để các em tự khẳng định mình trong cuộc sống; tránh rập khuôn theo số đông, thần tượng. Hơn nữa, với HS lớp 12, các em cần phải ý thức hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp bản thân; có tầm nhìn xa rộng, lâu dài, chứ không phải thực dụng trước mắt.

Giáo viên Nguyễn Thị Thương, Trường THPT Nguyễn Du [Q.10], nhận định: “Đề thi theo định hướng đổi mới, sáng tạo và phát huy được khả năng phản biện, những trải nghiệm của HS. Có thể khơi gợi trong các em chính kiến về cuộc sống, từ những vấn đề các em trải nghiệm, nhìn nhận bản thân, đặt vị trí của mình trong thời đại để đánh thức bản thân”.

Theo bà Thương, qua câu nghị luận xã hội viết về lối đi riêng, đề mang tính ứng dụng cao vì bản thân HS là những người trẻ. Ở lứa tuổi như thế thì đề thi đánh thức ý thức trách nhiệm, vừa thể hiện quan điểm cá nhân, góc nhìn của các em trước đời sống.

“Mặc dù không phải là vấn đề thời sự nóng bỏng nhưng đây là vấn đề thiết thực, đặc biệt trong thời đại có nhiều biến động thì người trẻ cần có những lối đi riêng”, bà Thương nhấn mạnh.

Còn thạc sĩ Phan Thế Hoài, giáo viên Trường THPT Bình Hưng Hòa [Q.Bình Tân], cho rằng đây là một đề thi rất mở, HS tự do bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình trong bài văn. Suy nghĩ đó có thể là thuận hay trái chiều miễn sao lập luận tốt chắc chắn giám khảo sẽ trân trọng. Như vậy môn văn sẽ không còn bị giới hạn, bó buộc với một đề thi có tính an toàn, quy củ.

“Chọn cho mình một lối đi riêng thì sẽ thoát khỏi những gì quy củ, nhàm chán để mở ra cho mình một hướng mới làm cho cuộc sống thú vị hơn, bản thân sẽ có nhiều cơ hội hơn. Khi chọn một hướng đi mới thì bao giờ mình cũng khẳng định được cái cá nhân, giúp khẳng định cái tôi rõ ràng”, thạc sĩ Hoài nhắn nhủ với HS qua đề thi.

Còn ông Lê Hải Minh, giáo viên dạy ngữ văn tại Q.10, nhận xét: “Đề rất hay vì khuyến khích được HS phát biểu suy nghĩ và chính kiến của mình. Nhất là khi đối tượng dự thi là các em HS lớp 12 chuẩn bị bước vào đời sống xã hội. Đây là dịp để thầy cô lắng nghe những trải lòng của các em”.

“Sáng tạo văn chương” và “hiện thực đời sống”

Đó là trọng tâm yêu cầu ở câu nghị luận văn học [12 điểm]. Đề tài về mối quan hệ nghệ thuật và cuộc sống không mới nhưng cách tích hợp với văn bản mở đầu trên với câu hỏi này khiến cho thí sinh cảm thấy thú vị, có hứng thú khi làm bài.

Tuy nhiên, muốn đạt được điểm cao phần này, thí sinh phải vừa có kiến thức văn học vừa phải liên hệ đến thực tiễn đời sống. Nhất là về lý luận văn học phải thật vững chắc. Đặc biệt, phải biết lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu nào trong và ngoài chương trình để đưa vào nghị luận. Những tác phẩm có thể liên hệ phù hợp về đề tài này như Đời thừa của Nam Cao, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu …

Bà Nguyễn Thị Thương cho rằng câu nghị luận văn học là vấn đề muôn thuở của văn chương, đó là sáng tạo, thiên chức nhà văn, mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Với đề này, HS cũng có nhiều đất để viết, thể hiện mình.

“Đề có sự thống nhất từ nghị luận xã hội đến nghị luận văn học: sự sáng tạo, dấu ấn riêng biệt của bản thân trong cuộc sống để tạo nên những giá trị cho xã hội. Dẫu đôi khi để sáng tạo nên giá trị đó, chúng ta sẽ phải đau, phải làm lại, phải lắng nghe góp ý…”, ông Lê Hải Minh nhắn gửi.

Tin liên quan

Tuyển tập các đề thi HSG Ngữ Văn 12 [học sinh giỏi Ngữ Văn 12] cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia, có đáp án và lời giải chi tiết của các trường THPT, trường chuyên và sở Giáo dục & Đào tạo trên toàn quốc, giúp học sinh ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi HSG Ngữ Văn 12.

Đề thi HSG Ngữ Văn 12 [học sinh giỏi Ngữ Văn 12] được THI247.com cập nhật thường xuyên dựa vào nguồn đề sưu tầm từ trang web của các trường, sở và các trang mạng xã hội.

Quý thầy, cô giáo và các em học sinh có thể xem và tải xuống miễn phí các đề thi HSG Ngữ Văn 12 [học sinh giỏi Ngữ Văn 12] được chia sẻ trên THI247.com.

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / lời giải đề học sinh giỏi tỉnh Ngữ Văn 12 … Xem thêm

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / lời giải đề học sinh giỏi tỉnh Ngữ Văn 12 … Xem thêm

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và đáp án / lời giải đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT … Xem thêm

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn 12 năm 2021 – 2022 trường chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương. … Xem thêm

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc PDF đề thi + bảng đáp án đề học sinh giỏi Ngữ Văn 12 cấp tỉnh năm 2020 – … Xem thêm

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc PDF đề thi + bảng đáp án đề HSG Ngữ Văn 12 cấp tỉnh năm 2020 – 2021 sở … Xem thêm

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc đề học sinh giỏi Ngữ Văn 12 cấp tỉnh năm học 2020 – 2021 sở GD&ĐT Đồng Nai; kỳ … Xem thêm

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc PDF đề thi + bảng đáp án đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi Ngữ Văn 12 cấp … Xem thêm

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi + đáp án, lời giải và biểu điểm đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh … Xem thêm

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và lời giải chi tiết đề thi HSG Ngữ Văn 12 năm học 2019 – … Xem thêm

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / lời giải chi tiết đề thi học sinh giỏi Ngữ … Xem thêm

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc đề KSCL đội tuyển HSG Ngữ Văn 12 năm 2019 – 2020 trường Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc, … Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề