Đẻ xong bao lâu đi đại tiện được

Sau sinh mổ, người mẹ không những bị suy yếu về sức khỏe mà còn dễ gặp hiện tượng táo bón. Tùy từng người mà tình trạng này có thể kéo dài với khoảng thời gian khác nhau. Táo bón thường xuyên thậm chí còn trở thành nỗi ám ảnh với nhiều phụ nữ sinh mổ. Làm cách nào để giảm táo bón sau khi sinh mổ vì thế trở thành vấn đề được các mẹ quan tâm.

1. Táo bón sau sinh mổ - nguyên nhân và hệ lụy

1.1. Nguyên nhân khiến mẹ bị táo bón sau sinh mổ

Táo bón sau sinh mổ là hiện tượng dễ xảy ra bởi:

- Chức năng ruột bị tác động bởi thuốc giảm đau và thuốc gây mê trong quá trình phẫu thuật.

- Cơ thể mẹ bị mất nước nhiều do phải chia sẻ lượng nước qua sữa cho bé bú.

- Quá trình bổ sung vi chất trước sinh, nhất là sắt dễ gây ra táo bón.

- Sinh mổ thường lâu hồi phục hơn so với sinh thường cộng thêm tính chất của phẫu thuật khiến mẹ phải nghỉ ngơi trên giường nhiều hơn. Đây chính là lý do làm cho mẹ vận động ít nên dễ bị táo bón.

Táo bón sau sinh mổ là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ

- Tâm lý sợ làm cho vết khâu bị bục khiến cho nhiều mẹ nhịn đi đại tiện và hệ quả chính là bị táo bón.

- Ăn uống kiêng khem hơn so với các mẹ đẻ thường nên dễ gây ra táo bón sau sinh.

- Bị táo bón trong thời kỳ mang thai, đến sau khi sinh do có sự thay đổi nội tiết của thời kỳ cho con bú nên táo bón nặng hơn.

- Thói quen bồi bổ cho cơ thể hoặc giảm cân để giữ dáng khiến cơ thể bị nóng và dễ táo bón.

1.2. Những hệ lụy do táo bón sau sinh mổ gây ra

Giảm táo bón sau sinh mổ là việc nên làm bởi hiện tượng này kéo dài sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho hệ tiêu hóa như: đi ngoài ra máu thường xuyên, phân có chất nhầy, vừa táo bón vừa bị tiêu chảy không kiểm soát,... Bên cạnh đó, cảm giác vùng bụng dưới đau, nặng do không đi đại tiện được cũng sẽ gây ra sự khó chịu không hề nhỏ. Đặc biệt hơn, có những mẹ bị táo bón kéo dài còn kèm theo tình trạng thường xuyên nôn mửa và sốt cao.

2. Cách giảm táo bón sau khi sinh mổ dễ thực hiện tại nhà

Hầu hết các cách giảm táo bón sau sinh mổ đều cần dựa trên nguyên tắc thay đổi chế độ dinh dưỡng kết hợp với sử dụng sản phẩm hỗ trợ vì nguyên nhân gây nên hiện tượng này chủ yếu là do sinh hoạt và ăn uống. Để tình trạng táo bón thuyên giảm nhanh chóng, các mẹ cần nhớ:

- Tăng cường ăn rau, củ, quả để bổ sung chất xơ

Mặc dù sau sinh mổ mẹ cần bồi bổ để tăng chất và lượng nguồn sữa cho con bú nhưng cũng rất cần bổ sung chất xơ. Loại chất này có nhiều trong các loại củ, quả, rau vì thế mẹ nên chú ý đưa chúng vào khẩu phần ăn hàng ngày. Có như vậy hệ tiêu hóa mới được cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết để hoạt động dễ dàng hơn, giảm thiểu được nguy cơ táo bón.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm táo bón sau khi sinh mổ

- Uống nhiều nước

Mỗi ngày nên uống tối thiểu 2 lít nước để giúp cho việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn đồng thời cải thiện nguồn sữa mẹ cho bé. Mẹ có thể bổ sung nước từ nhiều nguồn khác nhau: nước canh, nước ép trái cây, nước lọc,... nhưng hãy cố gắng tránh các loại nước có gas và cafein.

- Bổ sung lợi khuẩn

Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột là cách làm cân bằng hệ vi sinh tại đây và giúp đường ruột trở nên khỏe mạnh để đẩy lùi các bệnh đường tiêu hóa. Muốn vậy mẹ nên ăn nhiều sữa chua nhưng không nên ăn khi sữa chua còn lạnh.

- Vận động một cách nhẹ nhàng

Nhiều mẹ sau sinh mổ do đau vết mổ, lo sợ vết mổ bị bục nên kiêng hoặc sợ vận động. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến các mẹ dễ bị táo bón. Để giảm táo bón sau khi sinh mổ tốt nhất, 24 - 36 giờ sau sinh mẹ nên nhẹ nhàng tập những bước đi đầu tiên. Tiếp sau đó, mỗi ngày các mẹ nên vận động nhẹ nhàng, đi bộ quãng ngắn để tạo điều kiện cho các chức năng của cơ thể mau chóng hồi phục, nhu động ruột tăng lên nhờ đó mà việc đại tiện cũng trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu được tình trạng táo bón. Đến khi cơ thể đã hồi phục hoàn toàn các mẹ có thể tập một số bài yoga vừa sức.

- Tạo cho mình một tâm lý thực sự thoải mái và vui vẻ

Táo bón cũng có thể được hình thành do tâm trạng của mỗi người. Khi tâm lý không tốt sẽ tác động tới sự co bóp của dạ dày, khiến cho thức ăn tiêu hóa chậm hơn và dễ bị táo bón. Vì thế nếu muốn giảm táo bón sau khi sinh mổ, các mẹ hãy cố gắng giữ cho mình tâm lý thật thoải mái và vui vẻ.

Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ nếu táo bón sau sinh mổ trở nên nghiêm trọng

- Tạo thói quen đi ngoài

Muốn phòng ngừa táo bón sau sinh mổ các mẹ nên:

+ Tuyệt đối không nhịn đại tiện.

+ Tập cho mình thói quen đi ngoài vào một khung giờ cố định mỗi ngày.

+ Thời gian đi ngoài không nên quá lâu.

+ Khi đi ngoài nên ngồi bệt xổm còn nếu ngồi xí bệt hãy đặt một chiếc ghế cao khoảng 20cm ở trước bệ xí để kê chân lên. Tư thế này sẽ giúp cho trực tràng ở vị trí thẳng đứng và giúp phân dễ đi ra ngoài hơn.

Ngoài những cách hỗ trợ giảm táo bón sau khi sinh mổ ở trên, các mẹ cũng cần lưu ý nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không ăn nhanh hay ăn quá no, khi ăn cần nhai thật kỹ và ăn đúng giờ để cơ thể có thói quen giờ giấc ăn uống. Nếu cần thiết phải sử dụng tới thuốc để cải thiện tình trạng táo bón, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con.

Mặc dù táo bón sau sinh mổ không quá nguy hại cho sức khỏe nhưng sự kéo dài của nó sẽ gây ra nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày và tạo tâm lý mệt mỏi cho các mẹ sau sinh. Hiện Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có tổng đài tư vấn hoạt động 24/7 qua hotline 1900 56 56 56, nếu còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về vấn đề giảm táo bón sau khi sinh mổ, các mẹ có thể liên hệ tại đây để nhận được sự giúp đỡ hiệu quả và tận tình.

Khó đi đại tiện sau sinh là tình trạng hay gặp phải ở phụ nữ vừa trải qua quá trình sinh nở đầy vất vả. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà mức độ bị táo bón nặng nhẹ khác nhau. Táo bón sau sinh không chỉ gây đầy bụng, trướng hơi, ăn uống khó tiêu, mệt mỏi mà còn dễ bị trĩ nếu không được điều trị dứt điểm.

Khó đi đại tiện sau sinh là do đâu?

Khó đi đại tiện sau sinh mổ hay sinh thường ở phụ nữ là một dạng đi táo bón, có thể đến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp như là:

  • Do mang thai gây chèn ép vào đại tràng, làm giảm nhu động ruột gây ra táo bón, quá trình này tiếp tục kéo dài nhiều tháng sau sinh.
  • Sau sinh sản phụ mất nhiều máu, mất nước, làm đại tràng không được nuôi dưỡng tốt, dẫn đến táo bón.
  • Mẹ bầu bị táo bón sau sinh mổ là do uống một số vitamin và dưỡng chất như canxi, sắt, rồi uống sữa bột,...
  • Chế độ ăn nhiều chất đạm, ăn ít rau, củ quả,… cũng gây khó đi đại tiện
  • Mất nước do cho con bú, trong khi lại uống ít nước [vì sợ sữa loãng], khiến phân khô, cứng đưa đến táo bón.
  • Nằm lâu ít vận động gây đại tiện khó.
  • Bị đau khi đi đại tiện do mổ đẻ hoặc vết khâu tầng sinh môn chưa lành, khiến việc đi đại tiện khó khăn, tâm lý ngại đi, rồi nhịn đi đại tiện dẫn đến khó đại tiện sau sinh mổ.

Đa phần khó đại tiên sau sinh ở nữ giới là biểu hiện sinh lý bình thường ở cơ thể, do đó mẹ bầu chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, thì tình trạng này có thể thuyên giảm dần.

Khó đi đại tiện sau sinh có nguy hiểm không?

Tình trạng người mẹ sau sinh khó đi đại tiện thường xuất hiện một thời gian và có thể tự biến mất sau đó hoặc sau khi chế độ ăn uống, sinh hoạt cải thiện.

Táo bón sau sinh có nguy hiểm? Nếu như sau khi sinh mẹ bầu bị táo bón kèm một vài bất thường như phân dính máu, dính chất nhầy thì nên đi khám vì có thể đây là biểu hiện của bệnh lý nào đó. Trong trường hợp táo bón và tiêu chảy xen kẽ kéo dài cũng cần đi khám vì đây có thể là triệu chứng của bệnh đại tràng hoặc một cơ quan tiêu hóa nào đó đang gặp vấn đề.

Nếu như, phụ nữ sau sinh khó đi đại tiện mà không cải thiện sớm có thể chuyển thành bệnh trĩ gây khó chịu và đau đớn cho mẹ bầu. Đặc biệt, trường hợp phân ứ đọng lâu ngày trong ruột không thoát ra ngoài được sẽ gây nên tình trạng đầy bụng, buồn nôn, nhiễm độc hệ tiêu hóa.

Vì thế, tuy biết rằng táo bón sau sinh là hiện tượng thường gặp nhưng mẹ cũng không nên chủ quan, hãy cố gắng cải thiện tình trạng này càng sớm càng tốt để sức khỏe và cuộc sống thường ngày không bị ảnh hưởng, mẹ yên tâm chăm sóc bé yêu.

Sinh thường bao lâu đi đại tiện được?

Theo các bác sĩ, sinh thường bao lâu đi đại tiện được thì thông thường thời gian này sẽ là khoảng 2 đến 3 ngày sau sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể cũng có người đi cầu chậm hơn một chút.

Khi tầng sinh môn bị rạch lúc sinh thường sẽ gây cảm giác khó chịu và đại tiện sẽ giúp sản phụ đào thải được lượng lớn chất thải đang tồn tại suốt nhiều ngày trong cơ thể nên. Chính vì vậy, sau khi đi đại tiện lần đầu tiên sau sinh thường, bạn sẽ thấy bụng rất dễ chịu. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải chị em nào cũng thuận lợi trong việc đi cầu. Trong đó, đa số trường hợp đều gặp phải tình trạng táo bón lâu ngày.

Cách điều trị khó đi đại tiện sau sinh

Đại tiện khó sau khi sinh là trường hợp dễ mắc phải của những mẹ bầu. Nếu như mẹ đã thử thay đổi các biện pháp chế độ ăn uống vận động, sinh hoạt, mà tình trạng này không thuyên giảm, rất có thể mẹ đã mắc phải một bệnh lý nào đó.

Trong trường hợp này, người mẹ không nên chần chừ mà hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín, để tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời.

Một trong những địa chỉ y tế đa khoa có chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến sản phụ khoa tiêu hoá mà các mẹ có thể tin tưởng đó là phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, tọa lạc tại số 193C1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Phòng khám quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo quy chuẩn, được nhiều phản hồi tích cực từ nhiều bệnh nhân đến khám trước đó, do đó chị em có thể yên tâm khi đến khám tại đây.

Bên cạnh đó nếu áp dụng được những cách khắc phục sau sinh khó đi đại tiện dưới đây sẽ giúp mẹ nhanh chóng xua tan cảm giác khó chịu và mệt mỏi:

1. Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng

Khi mẹ tập luyện đều đặn, máu sẽ tăng cường lưu thông, các cơn co thắt của thành ruột cũng tăng lên giúp cho việc di chuyển của các chất trong ruột cũng được dễ dàng hơn.

Hơn nữa người mẹ sau sinh chú ý không nên kiêng khem quá kỹ nếu cơ thể khỏe mạnh bình thường nên chủ động đi lại, thể dục nhẹ nhàng và không nên nằm lâu một chỗ. Tập thể dục không chỉ có tác dụng nâng cao sức khỏe mà còn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

2. Uống nhiều nước ấm

Một mẹo nhỏ cho mẹ là trước khi cho con bú hoặc vắt sữa, có thể uống một cốc nước ấm để kích sữa về nhiều hơn. Không chỉ vậy uống nhiều nước sau sinh không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Thêm vào đó, sử dụng các loại trà được ướp từ hoa cúc, thì là, chanh... làm thức uống sẽ có tác dụng thư giãn tinh thần, hạn chế chứng trầm cảm sau sinh, dễ ngủ, phòng tránh táo bón, khó đại tiện.

3. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Bên cạnh ăn các loại thực phẩm giàu protein, sắt, kẽm… thì việc bổ sung các loại rau củ vào chế độ ăn mỗi ngày sẽ giúp phụ nữ sau sinh tránh chứng táo bón mà có tác dụng tương tự cho bé khi hấp thụ sữa từ cơ thể mẹ.

4. Giữ tâm lý thoải mái, thư giãn

Người mẹ sau khi sinh chú ý biết cách giữ cho mình một tâm lý thoải mái, tránh stress bằng việc nghe nhạc, nghỉ ngơi, đi bộ… sẽ ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng táo bón, đại tiện khó gây ra.

5. Thay đổi thói quen đi vệ sinh

Khi nhịn đi đại tiện sẽ làm tăng áp lực lên đại tràng, lâu dần sẽ làm mất cảm giác mót rặn. Bên cạnh đó thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh sẽ dễ mắc bệnh trĩ và táo bởi ngồi lâu gây ra áp lực lớn lên các tĩnh mạch. Và gây nên tình trạng sau sinh khó đi vệ sinh. Cho nên thay đổi thói quen đại tiện là một việc làm giúp các mẹ tránh tình trạng táo bón sau sinh. Để làm được điều này, các mẹ nên chú ý như sau:

  • Đi vệ sinh đúng giờ: tạo cho mình thói quen đi đại tiện vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Thời gian tốt nhất là từ 5 – 7h sáng vì đây là khoảng thời gian đại tràng thải độc. Duy trì thói quen này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, đều đặn hơn.
  • Ngồi đúng tư thế: Tư thế ngồi xổm là tư thế đi đại tiện được cho là tốt nhất. Tuy nhiên, hiện nay đa số các gia đình sử dụng bồn cầu bệt. Mẹ có thể cải thiện bằng cách kê ghế nhỏ dưới chân khi đi đại tiện.
  • Không nhịn đại tiện: Khi có cảm giác muốn đi đại tiện thì người mẹ cần đi ngay. Nếu như thường xuyên nhịn đại tiện sẽ khiến phân bị ứ đọng, trở nên khô cứng hơn và khiến cho tình trạng táo bón sau sinh càng thêm trầm trọng. Hơn nữa, chất thải tích tụ lâu ngày có thể sinh độc tố gây hại cho cơ thể.
  • Không ngồi quá lâu: Khi đi đại tiện mẹ cần tập trung cho việc này, không được vừa đi vừa xem điện thoại, đọc báo. Việc ngồi quá lâu khi đi đại tiện sẽ tạo áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở hậu môn, dẫn đến táo bón và nặng hơn là bệnh trĩ.

Mong rằng thông qua những chia sẻ trên đã giúp các mẹ  lý giải và biết cách khắc phục được tình trạng khó đi đại tiện sau sinh một cách hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan nào, vui lòng liên hệ qua số 0243.9656.999 để nghe giải đáp từ chuyên gia.

Video liên quan

Chủ Đề