Đi tiểu ra 2 tia là bệnh gì

Đi tiểu ra 2 tia là bệnh gì

Đàn ông có thể tự phát hiện các bệnh tuyến tiền liệt bằng cách đánh giá tia nước tiểu của mình. Ảnh: Popsci

Các nhà khoa học tại Đại học Queen Mary (Luân Đôn, Anh) đã nhận thấy sự thay đổi hình dáng đặc thù của đường cung tia nước tiểu ở nam giới có thể là dấu hiệu nhận biết các bệnh về đường tiểu cũng như tuyến tiền liệt.

Tuyến tiền liệt là một khối nhỏ nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo. Nó lớn dần theo tuổi tác của đàn ông, điều này có thể khiến niệu đạo thu hẹp. Lúc này, bàng quang buộc phải làm việc nhiều hơn để đẩy nước tiểu ra ngoài khiến các quý ông khó khăn trong việc đi tiểu. Lượng nước ra ngoài quá ít sẽ ảnh hưởng đến hình dạng tia nước tiểu của đàn ông.

Đây là nghiên cứu đầu tiên phân tích về hình dạng tia nước tiểu và mối liên quan với các bệnh về tuyến tiền liệt.

Các chuyên gia sức khỏe tại Đại học Queen Mary đã sử dụng 60 tình nguyện viên khỏe mạnh và 60 bệnh nhân để kiểm tra xem hình dạng tia nước tiểu có thể dự đoán tỉ lệ tối đa của lượng nước tiểu hay không. Kết quả, những người đàn ông hoàn toàn có thể tự đánh giá hình dạng tia nước tiểu của mình và phát hiện ra một số vấn đề về tiết niệu như phì đại tuyến tiền liệt.

Tác giả nghiên cứu - Tiến sĩ Martin Knight từ Viện Kỹ thuật và Khoa học Vật liệu Queen Mary, giải thích: “Hình dạng đặc trưng của tia nước tiểu có được do sức căng bề mặt nước tiểu và hình dạng của niệu đạo. Chúng tôi nhận thấy có một mối tương quan tuyệt vời giữa hình dạng và tốc độ của tia nước tiểu”.  Theo chuyên gia này, các kỹ thuật hiện nay dù rất chính xác nhưng bệnh nhân rất khó tìm được một phòng khám đáng tin cậy, nếu có thì chi phí cũng rất đắt đỏ.

Phương pháp tự đánh giá tia nước tiểu có thể là một bước mở đầu giúp đàn ông phát hiện sớm các bệnh về tuyến tiền liệt ảnh hưởng đến tính mạng con người. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PloS One.

Ước tính, có khoảng 40% năm giới trên 50 tuổi và 75% đàn ông 70 tuổi mắc các triệu chứng về tiết niệu do tuyến tiền liệt mở rộng.

Nước tiểu thông thường không chứa máu và các thành phần của máu, vì thế tiểu ra máu là tình trạng bất thường, có thể do chế độ ăn uống, sức khỏe hoặc dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Tiểu ra máu là triệu chứng bệnh gì cần phải thăm khám lâm sàng cũng như làm các xét nghiệm kiểm tra khác.

13/12/2020 | Những câu hỏi xoay quanh bệnh viêm đường tiết niệu
02/12/2020 | Tư vấn: Viêm đường tiết niệu nguy hiểm đến mức nào?
07/11/2020 | Cảnh báo nguy cơ đi tiểu ra máu bạn nhất định phải nắm rõ

1. Nhận biết dấu hiệu tiểu ra máu do bệnh lý

Nước tiểu là chất lỏng bài tiết được thận thải ra ngoài ra thể qua đường niệu đạo, màu sắc nước tiểu bình thường là vàng nhạt, trong. Nước tiểu có thể có các màu sắc khác như: vàng đậm, nâu, đỏ,… phụ thuộc vào chế độ ăn uống hoặc tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Đi tiểu ra 2 tia là bệnh gì

Nước tiểu có màu sắc bất thường có thể lẫn hồng cầu

Tiểu ra máu là tình trạng bất thường khi hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu, đôi khi có thể nhận biết qua màu sắc khi máu trong nước tiểu nhiều, đa phần chỉ phát hiện qua xét nghiệm kiểm tra dưới kính hiển vi.

Cụ thể, dựa trên lượng máu trong nước tiểu, tiểu ra máu được chia thành 2 nhóm:

Tiểu ra máu đại thể

Lượng máu trong nước tiểu nhiều tương đối nên có thể nhận biết bằng mắt thường. Tùy theo nồng độ hồng cầu từ trung bình đến cao mà màu nước tiểu là hồng nhạt, đỏ thẫm hoặc thậm chí lẫn cả máu cục. Một vài trường hợp hiếm gặp, nước tiểu chứa máu có màu nâu sẫm, cuối nước kèm theo lắng cặn màu nâu.

Tiểu ra máu vi thể

Do lượng hồng cầu trong nước tiểu rất thấp nên khi nhìn bằng mắt thường, nước tiểu vẫn có màu sắc bình thường. Song nếu xét nghiệm tế bào học, lượng hồng cầu trong máu vượt trên 10.000 hồng cầu/ml. Đa phần trường hợp tiểu ra máu vi thể được phát hiện tình cờ khi thăm khám bệnh liên quan hoặc xét nghiệm nước tiểu định kỳ.

Đi tiểu ra 2 tia là bệnh gì

Tiểu ra máu có thể không phải là dấu hiệu bệnh lý

Cần nhận biết các trường hợp tiểu ra máu không do bệnh lý sau:

- Nước tiểu đỏ do thực phẩm: Khi bạn thường xuyên ăn các loại thực phẩm nhuộm phẩm màu, nhất là màu đỏ hồng hoặc thực phẩm tự nhiên có màu sắc có thể lẫn trong nước tiểu như: rau chua, dâu đen, củ cải đường, củ dền, quả mâm xôi,…

- Nước tiểu đỏ do thuốc: Một số thuốc điều trị có thể khiến nước tiểu có màu đỏ giống như lẫn máu như: kháng sinh Metronidazol, kháng sinh Rifampicin, hóa chất…

- Tiểu ra máu trong chu kỳ kinh nguyệt: Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt thường trong nước tiểu sẽ lẫn máu kinh, đặc điểm nhận biết là màu sắc nước tiểu lẫn máu đầu, giữa và cuối dòng là khác nhau. Đôi khi trong nước tiểu có lẫn cả máu cục do tử cung đẩy ra.

- Tiểu ra máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục: Nguyên nhân gây ra tình trạng này là tổn thương trong quan hệ tình dục, gây chảy máu bên trong và máu lẫn cùng nước tiểu khi đi vệ sinh. Đa phần nữ giới sau quan hệ dễ bị tiểu ra máu nhiều hơn, máu lẫn trong nước tiểu thường xuất hiện đầu dòng.

Đi tiểu ra 2 tia là bệnh gì

Tiểu ra máu không do bệnh lý thường khá lành tính

Những trường hợp tiểu ra máu không do bệnh lý này đa phần là lành tính, chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và không đáng lo ngại. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần theo dõi thêm tình trạng tiểu ra máu này và đi khám bác sĩ nếu nó kéo dài kèm triệu chứng bệnh lý.

2. Tiểu ra máu là triệu chứng bệnh gì - lý giải từ chuyên gia

Bạn có thể tiểu ra máu nếu mắc các bệnh lý dưới đây:

2.1. Nguyên nhân từ thận

Gồm có sỏi thận, lao thận, ung thư thận, viêm thận bể thận, viêm cầu thận cấp, chấn thương thận, cấn thương quanh thận. Cụ thể một số bệnh lý thường gặp là:

Nhiễm khuẩn thận

Khi vi khuẩn tồn tại và phát triển trong đường tiết niệu, bàng quang, chúng có thể đi theo đường máu di chuyển và tấn công gây nhiễm khuẩn thận. Bệnh lý nhiễm khuẩn thận thường gặp là viêm thận và viêm bể thận, gây triệu chứng tiểu ra máu điển hình. Ngoài ra, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn thận còn có dấu hiệu đi kèm như: buồn nôn, nôn, sốt, tiểu rắt, ớn lạnh, đau vùng thắt lưng,…

Đi tiểu ra 2 tia là bệnh gì

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là nguyên nhân gây tiểu ra máu

Sỏi thận

Các chất cặn trong nước tiểu lắng đọng, tích tụ lại tạo nên các tinh thể rắn. Tinh thể rắn này ngày càng lớn có thể gây sỏi cứng gây viêm bàng quang, viêm bể thận,… Triệu chứng đặc trưng người bệnh gặp phải bao gồm: tiểu ra máu, bí tiểu, tiểu khó, thường xuyên đau bụng lưng vùng thận,…

Chấn thương thận

Chấn thương do tai nạn, hoạt động thể thao, vận động quá mức,… ảnh hưởng tới thận có thể gây chảy máu, máu theo nước tiểu đưa ra ngoài.

2.2. Bàng quang - niệu quản

Gồm các bệnh lý như viêm bàng quang cấp, sỏi bàng quang, u bàng quang, u tiền liệt tuyến,...

2.3. Tiền liệt tuyến bị viêm, phì đại

Khi tiền liệt tuyến phát triển quá mức, kích thước lớn dễ chèn ép vào niệu đạo và cản trở dòng tiểu. Vì thế bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng: khó tiểu, tiểu ra máu, tiểu buốt rát, đi tiểu nhiều lần,… Vì bí tiểu mặc dù có cảm giác buồn tiểu nên bệnh nhân thường rặn gắng sức, nguy cơ tổn thương chảy máu gây tiểu ra máu càng cao hơn.

Ngoài ra, tiểu ra máu còn có thể do dùng thuốc, do sán, kí sinh trùng hoặc lao động nặng.

3. Chẩn đoán tình trạng tiểu ra máu

Sau khi loại trừ các nguyên nhân không do bệnh lý, người bệnh có triệu chứng tiểu ra máu sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm xác định nguyên nhân như:

3.1. Xét nghiệm nước tiểu

Nhằm kiểm tra nồng độ hồng cầu trong nước tiểu, phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu hoặc chất khoáng trong nước tiểu.

Đi tiểu ra 2 tia là bệnh gì

Xét nghiệm nước tiểu giúp xác định nguyên nhân gây tiểu ra máu

3.2. Chẩn đoán hình ảnh

Các kỹ thuật hình ảnh như siêu âm ổ bụng, chụp bể thận ngược dòng, chụp cắt lớp vi tính,… cung cấp hình ảnh cho phép chẩn đoán chính xác tình trạng các cơ quan đường tiết niệu và tìm ra nguyên nhân bệnh lý gây tiểu ra máu.

3.3. Nội soi bàng quang

Với kỹ thuật này, bác sĩ có thể quan sát cận cảnh bào quang và ống tiểu để tìm dấu hiệu bệnh lý có thể gây triệu chứng tiểu ra máu.

3.4. Soi kính hiển vi đối pha

Kỹ thuật này cho phép xác định nguồn gốc gây chảy máu đường tiết niệu khá tốt.

Tiểu ra máu là triệu chứng bệnh gì cần phải thăm khám cũng như làm các xét nghiệm kiểm tra khác. Nếu do nguyên nhân bệnh lý, người bệnh cần sớm chẩn đoán và điều trị, vừa ngăn ngừa tình trạng tiểu ra máu vừa đảm bảo sức khỏe.