Dịch tả lợn châu Phi có lây sang người không

Dịch tả lợn có lây sang người?

[NLĐO] - Thông tin dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại một số địa phương ở Việt Nam khiến không ít người lo lắng đặt câu hỏi dịch tả lợn có lây nhiễm sang người?

  • Xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi tại Hưng Yên, Thái Bình

  • Nguy cơ dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam rất cao

  • Giám sát chặt cửa khẩu, đường mòn để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi

Dịch tả lợn không có khả năng lây sang người khi tiếp xúc, sử dụng sản phẩm - Ảnh: Nguyễn Hải

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 20-2, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết dịch tả lợn không có khả năng lây sang người nên người tiêu dùng không nên lo sợ, tẩy chay sản phẩm thịt lợn.

Ông Phu cho biết dịch tả lợn có tác nhân gây bệnh là virus nhưng khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn. Kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh sang người.

Tuy nhiên, trước tình hình dịch tả lợn ghi nhận ở trong nước, hiện hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam đang phối hợp với các tổ chức quốc tế, các cơ quan liên quan để theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong và ngoài nước. Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế là Cục Y tế dự phòng sẽ tiếp tục cập nhật kịp thời tình hình.

Trước đó, ngày 19-2, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y [Bộ NN-PTNT], cho biết tại Việt Nam đã xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại Hưng Yên và Thái Bình. Ngay sau khi phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi, Bộ NN-PTNT, Cục Thú y và địa phương đã vào cuộc chỉ đạo các giải pháp chống dịch như tiêu hủy toàn bộ số lợn của các hộ chăn nuôi; tổng vệ sinh phun thuốc sát trùng liên tục khu vực có hộ dịch; thành lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn vùng có dịch; tổng rà soát tình hình các đàn lợn trên địa bàn các xã có dịch và các địa phương xung quanh; tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm các hộ chăn nuôi lợn xung quanh hộ có dịch và có kết quả âm tính.

Đại diện Cục Thú y cũng khuyến cáo người chăn nuôi không bán chạy lợn bệnh, giết mổ, buôn bán lợn bệnh. Khi phát hiện lợn ốm, lợn chết cần báo cho cơ quan thú y và chính quyền cơ cơ sở để kịp thời xử lý ổ dịch. Nếu không sẽ rất khó kiểm soát dịch bệnh vì hiện chưa có vắc-xin chữa trị, buộc phải tiêu hủy.

Để ngăn ngừa phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh trên đàn lợn trong nước, giới chuyên môn cũng khuyên người tiêu dùng cần lựa chọn những sản phẩm có đủ truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Khi phát hiện lợn bệnh, tuyệt đối không bán chạy lợn bệnh; không giết mổ; không vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường vì bệnh này chưa có thuốc đặc trị.

Theo Tổ chức Nông Lương thế giới [FAO], bệnh tả lợn có nguồn gốc từ châu Phi nhưng xâm nhập vào châu Á do việc nhập khẩu thịt, sản phẩm từ lợn nhiễm bệnh xuất phát từ khu vực có dịch. Dịch bệnh từng khiến Trung Quốc phải tiêu hủy hơn 20.000 con lợn và động vật nhiễm bệnh tại nước này, đồng thời dịch bệnh cũng gây quan ngại lớn cho ngành chăn nuôi tại Trung Quốc và các nước trong khu vực.

D.Thu

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội, thì bệnh dịch lợn tả Châu Phi không lây sang người. Các loại virus gây bệnh dịch chỉ lây truyền sang heo và gây tử vong ở lợn. Chúng hoàn toàn không đủ sức để gây bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Thêm nữa, loại virus này rất dễ tiêu diệt dưới nhiệt độ quá cao. Cho nên bạn chỉ cần ăn chín uống sôi, không ăn các món tái được làm từ lợn, đặc biệt là tiết canh lợn. Ngoài ra chúng ta cũng không nên mua, dùng các loại thịt heo không có nguồn gốc rõ ràng, không có xuất xứ cũng như dấu mộc đã được kiểm dịch bởi các cơ quan của Nhà nước.

Tuy bệnh dịch tả lợn không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Tuy nhiên, chúng làm sức đề kháng của lợn bị giảm mạnh, dễ dàng lây lan các loại bệnh dịch nguy hiểm khác như: heo tai xanh, lở mồm long móng, giun trùng xoắn, viêm não heo,... Đây đều những loại bệnh dịch từ heo gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Nhiều bệnh còn có biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Do vậy, như Cleanipedia có nói ở trên, nên lựa chọn những loại thịt heo các nguồn gốc và uy tín.

Song song với đó, chúng ta cũng cần phải có biện pháp phòng tránh bệnh dịch từ heo. Tiệt trùng với các môi trường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao trong nhà như khu vực nhà bếp và nhà vệ sinh.

Bạn cần che chắn cẩn thận các dụng cụ làm bếp, chén bát đũa sử dụng trong nhà. Ngoài ra, nên lựa chọn loại nước rửa chén có khả năng tẩy rửa cao, diệt khuẩn để bảo vệ gia đình bạn trước các loại vi khuẩn gây bệnh hoặc phòng ngừa lây lan nếu trong nhà có người bị nhiễm bệnh dịch từ việc ăn thịt heo bệnh.

Cần vệ sinh bồn cầu thường xuyên mỗi 3 ngày/lần để đảm bảo có thể diệt được vi khuẩn gây bệnh, làm ổ phát triển trong nhà bạn. Cleanipedia khuyến khích gia đình mình nên sử dụng nước tẩy bồn cầu đến từ thương hiệu tẩy rửa nổi tiếng VIM.

Đây là sản phẩm được các hộ gia đình Việt Nam lựa chọn sử dụng trong nhiều năm qua, nên chúng ta hoàn toàn tin tưởng sử dụng nhé. Ngoài ra, các sản phẩm của hãng được định kỳ chứng nhận an toàn của viện Pasteur TP.HCM về khả năng diệt khuẩn, siêu vi.

Đặc biệt, với công thức độc quyền diệt khuẩn Sodium Hypochlorite, VIM có khả năng đánh bay mọi vết bẩn cứng đầu bám trong thành bồn cầu. Những vết ố vàng trên bồn cầu sẽ được làm sạch hiệu quả tức thì chỉ trong một lần sử dụng. Tuy mạnh mẽ, nhưng đảm bảo không gây ảnh hưởng đến lớp tráng men của bồn cầu, không tạo các vết loang xấu xí sau thời gian dài sử dụng.

Có thể nói, VIM thực sự là một sản phẩm hoàn hảo để bảo vệ mọi thành viên trong gia đình bạn trước các khuẩn bệnh chứa trong nhà vệ sinh.

Vi khuẩn, bệnh dịch phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm thấp, ít ánh nắng mặt trời. Do đó, bạn nên thường xuyên mở cửa nhà, các phòng để đảm bảo không khí luôn được thông thoáng. Đây cũng là một cách giúp tiêu diệt vi khuẩn tự nhiên hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều loại cây thiên nhiên có thể diệt khuẩn, mang đến không khí trong lành cho ngôi nhà của bạn. Vì thế, Cleanipedia cũng khuyến khích bạn nên trồng nhiều cây xanh trong nhà.

Có thể thấy dịch tả lợn không nguy hiểm nhưng các loại bệnh đi kèm của nó vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Bạn cần cẩn thận và thực hiện theo các chỉ dẫn bên trên của Cleanipedia nhé. Nếu bạn có các mẹo phòng tránh bệnh dịch khác, đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi nhé.

Xuất bản lần đầu 5 tháng 8 năm 2019

Video liên quan

Chủ Đề