Diện tích hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu

Cách tính diện tích hình bình hành khá đơn giản và dễ nhớ. Nếu bạn chưa nắm được công thức tính diện tích chuẩn hãy theo dõi bài viết và ví dụ minh họa dưới đây của 9mobi.vn.

Hình bình hành là một tứ giác lồi có 2 cặp cạnh đối song song và bằng nhau. Tính chất của hình bình hành là có hai đường chéo cắt nhau lại 1 điểm và đây chính là trung điểm của mỗi đường. Như bạn có thể thấy thì hình bình hành chính là một dạng đặc biệt của hình thang vì thế cách tính diện tích hình bình hành có thể áp dụng theo cách tính diện tích hình thang. Do 2 cạnh đáy của hình bình hành bằng nhau nên ta sẽ có công thức riêng sau đây.

Công thức tính diện tích hình bình hành

CÁCH TÍNH DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH

Công thức tính diện tích hình bình hành là: S = a x h [Diện tích hình bình hành bằng tích độ dài đường cao với cạnh đáy tương ứng, đơn vị diện tích là mét vuông].

Giải thích công thức:

S: Diện tích hình bình hành [m2]

a: Độ dài cạnh đáy

h: Độ dài đường cao ứng với cạnh đáy.

Bài tập áp dụng 1: Cho hình bình hành ABCD, cạnh AB dài 10 cm, đường cao AH dài 7 cm. Tính diện tích hình bình hành.

Giải:

Bài toán cho biết cạnh đáy AB = 10 cm, đường cao tương ứng với cạnh đáy AH = 7 cm, như vậy áp dụng ngay công thức tính diện tích hình bình hành ta được:

S = a x h = AB x AH = 10 x 7 = 70 cm2

Đáp số: 70 cm2

Bài tập áp dụng 2: Cho hình bình hành ABCD với đường cao AH dài 12 cm, độ dài đoạn DH bằng 1/3 cạnh đáy DC và bằng 7 cm. Tính diện tích ABCD.

Giải:

Bài toán cho biết đường cao AH = 12 cm, DH = 1/3 đoạn DC, từ đây suy ra cnhj đáy của hình bình hành là: DC = 3 x DH = 7 x 3 = 21 cm.

Theo công thức tính diện tích hình bình thành ta được:

S = AH x DC = 12 x 21 = 252 cm2

Đáp số: 252 cm2

Bài viết trên đây giúp các bạn ôn lại định nghĩa, cách tính diện tích hình bình hành và ví dụ minh họa cụ thể. Hi vọng các bạn sẽ áp dụng một cách linh hoạt vào các bài toán cụ thể để tính diện tích hình bình hành một cách chính xác nhất.

Hình vuông là trường hợp đặc biệt khi có các cạnh bằng nhau, có 4 góc vuông nên công thức tính diện tích hình vuông cũng đặc biệt: S = a2.

iOS 13 sẽ có tính năng nhận diện chó, mèo Cách tính diện tích hình chóp Cách tính diện tích hình tròn Cách tính diện tích hình chữ nhật Cách tính diện tích hình vuông

Để học tốt môn toán hình các bạn cần phải hiểu rõ về tính chất, dấu hiệu nhận biết và công thức tính để có thể áp dụng vào giải bài tập cho chính xác. Hôm nay THPT Chuyên Lam Sơn xin gửi đến các bạn công thức tính diện tích hình bình hànhchu vi hình bình hành chính xác nhất bạn có thể học thuộc để áp dụng vào giải bài tập.

1. Hình bình hành là gì ?

Hình bình hành trong hình học Euclide là một hình tứ giác được tạo thành khi hai cặp đường thẳng song song cắt nhau. Nó là một dạng đặc biệt của hình thang.

2. Tính chất hình bình hành

Trong hình bình hành thì có:

  1. Các cạnh đối song song và bằng nhau.
  2. Các góc đối bằng nhau.
  3. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

3. Công thức tính diện tích hình bình hành

=> Diện tích hình bình hành bằng cạnh đáy nhân với chiều cao, công thức tính S = a.h

Trong đó

  • S là diện tích.
  • a = cạnh đáy
  • h= chiều cao

Ví dụ 1 : Một hình bình hành có độ dài đáy là a, chiều cao là h. Khi đó công thức tính diện tích hình bình hành đó là:

A. S = [a+h]×2

B. S = a+h

C. S = a×h

D. S = a×h∶2

Trả lời

Đáp án đúng là : S=a×h. chọn đáp án C

Ví dụ 2 : Cho một hình bình hành ABCD có chiều dài cạnh đáy CD = 10 cm và chiều cao nối từ đỉnh A xuống cạnh CD dài 5 cm. Hỏi diện tích của hình bình hành ABCD là bao nhiêu.

Giải:

Áp dụng theo công thức tính diện tích hình bình hành ta có:

S = a.h = 10.5 = 50 cm2.

Vậy diện tích của hình bình hành là 50 cm2.

Ví dụ 3 : Diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 14cm và chiều cao là 8cm là:

A. 22cm2

B. 44cm2

C. 56cm2

D. 112cm2

Giải 

Diện tích hình bình hành đó là:

14×8=112[cm2]

Đáp số: 112cm2. Chọn đáp án C

4. Công thức tính chu vi hình bình hành

=> Chu vi hình bình hành là tổng độ dài của 4 cạnh hình bình hành hay nói cách khắc bằng 2 lần tổng một cặp cạnh của hình bình hành đó. Công thức P = [ a + b ] x 2

Trong đó

  • P là chu vi hình bình hành
  • a và b: hai cạnh nằm kề nhau của hình bình hành.

Ví dụ 4 : Tính chu vi của hình bình hành có cạnh a = 20 cm, cạnh b =15 cm

Giải

Áp dụng công thức P = 2 x [a + b]

=> P = 2 x [20 + 15] = 50 cm

Ví dụ 5 : Cho một hình bình hành ABCD có hai cạnh a và b lần lượt là 5 cm và 7 cm. Hỏi chu vi của hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu?

Bài Giải:

=> Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ta có: P = [a +b] x 2 = [7 + 5] x 2 =12 x 2 = 24 cm

Hình bình hành là một trường hợp đậc biệt của hình thang thế nên ta có thể áp dụng cách tính diện tích hình thang để tính diện tích hình bình hành được. Thế nhưng ngược lại chúng ta không thể sử dụng công thức tính diện tích hình bình hành để tính diện tích hình thang được. Bạn còn nhớ công thức tính diện tích hình bình hành, chu vi hình bình hành hay không ? Nếu không thì cũng chả sao cả chỉ cần đọc bài viết này bạn sẽ nhớ lại công thức tính diện tích hình bình hànhchu vi hình bình hành ngay thôi.

1. Khái niệm hình bình hành là gì?

Hình bình hành[HBH] là tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song với nhau hoặc 1 cặp cạnh đối song song và bằng nhau. 

Tính chất của HBH

  • Trong hình bình hành có 2 góc đối bằng nhau; 
  • 2 đường chéo sẽ cắt nhau tại trung điểm của hình.

2. Công Thức Tính Diện Tích Hình Bình Hành

Diện tích hình bình hành: Diện tích hình bình hành được tính bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.

S= a * h

Trong đó

  • a: cạnh đáy của hình bình hành
  • h: chiều cao [nối từ đỉnh tới đáy của một hình bình hành]

Ví dụ: Có một hình bình hành có chiều dài cạnh đáy CD = 8cm và chiều cao nối từ đỉnh A xuống cạnh CD [h] dài 5cm. Hỏi diện tích của hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu?

Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành ở trên ta có được công thức tính diện tích HBH ABCD như sau

S [ABCD] = a x h = 8 x 5 = 40 cm2

Ví dụ trên đây chỉ mang tính chất cơ bản và khá dễ áp dụng phải không nào, đối với các bài toán phức tạp hơn, chúng ta làm cần vận dụng thêm mối tương quan giữa các thành phần trong một công thức và các công thức khác để giải quyết bài toán.

3. Cách tính chu vi hình bình hành

Khái niệm về chu vi hình bình hành: 

Chu vi của một hình bình hành bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ. Nói cách khác, chu vi hình bình là tổng độ dài của 4 cạnh hình bình hành.

Công thức tính chu vi hình bình hành:

Công thức: C = [A+B] X 2

Trong đó:

  • C : Chu vi hình bình hành
  • a và b: Hai cạnh bất kỳ của hình bình hành

Ví dụ tính chu vi hình bình hành 

Cho một hình bình hành ABCD có hai cạnh a và b lần lượt là 5 cm và 7 cm. Hỏi chu vi của hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu?

Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ta có công thức tính chu vi HBH ABCD như sau:

C = [a +b] x 2 = [7 + 5] x 2 =12 x 2 = 24 cm

4. Bài tập áp dụng cách tính chu vi, diện tích hình bình hành

Bài tập 1: 

Cho hình bình hành ABCD có chiều cao hạ xuống cạnh CD là 5, chiều dài CD là 15, hãy tính diện tích hình bình hành ABCD

Bài giải:

Ta có công thức tính S [ABCD] = 5 * 15 = 75 cm2

Bài tập 2:

Mảnh đất HBH [Hình bình hành] có cạnh đáy là 47m, mở rộng mảnh đất bằng cách tăng các cạnh đáy của hình bình hành này thêm 7m thì được mảnh đấtHBH mới có diện tích hơn diện tích mảnh đất ban đầu là 189m2. hãy tính diện tích mảnh đất ban đầu.

Lời giải:

Phần diện tích tăng thêm chính là diện tích hình bình hành có cạnh đáy 7m và chiều cao là chiều cao của mảnh đất hình bình hành ban đầu.

Chiều cao mảnh đất là: 189 / 7 = 27 [m]

Vậy => dện tích mảnh đất hình bình hành ban đầu là: 27 *47 = 1269 [m2]

5. Lời kết:

Diện tích hình bình hành được áp dụng trong đời sống khác nhiều vì vậy các bạn cần nhớ nó càng lâu càng tốt nhé. Nếu không thể nhớ được hãy bookmark lại trang này để xme mỗi khi cần nhé, Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề