Độ pH bao nhiêu là tốt cho vùng kín

Phần lớn rất ít chị em biết về việc mất cân bằng vùng kín là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm âm đạo. Khi độ pH chuẩn cho vùng kín mất cân bằng, dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại có thể làm biến đổi hệ vi sinh vùng kín và gây ra mùi hôi, ngứa, dịch lạ ở âm đạo.

Độ pH của âm đạo bao nhiêu thì chuẩn?

Độ pH là một thang đo cho thấy mức độ axit của dung dịch. Như vậy. Độ pH của âm đạo là thang đo chỉ ra mức độ axit của môi trường bên trong âm đạo. Trong âm đạo luôn tồn tại những vi khuẩn có lợi và có hại. Âm đạo khỏe mạnh là âm đạo có hệ vi sinh luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng và “chung sống hòa bình” với nhau với độ pH chuẩn là 3.8-4.5

Do đó, khi độ pH trong âm đạo của bạn mất đi sự cân bằng, vùng kín có khả năng sẽ xuất hiện mùi hôi và khiến bạn khó chịu. Việc giữ cân bằng độ pH sẽ giúp “cô bé” của bạn tránh được nhiều bệnh cơ hội ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới.

Vùng kín khỏe mạnh có độ pH từ 3.5 – 4.5 – www.sebamed.com.vn

Vai trò quan trọng của pH âm đạo

Độ pH âm đạo có vai trò rất lớn trọng việc bảo vệ vùng kín nên nó còn ví như một người “vệ sĩ” giúp bảo vệ âm đạo. Độ pH âm đạo cân bằng sẽ là điều kiện cho sự cân bằng của các vi khuẩn thường trú ở âm đạo.

Với pH cân bằng sẽ kiểm soát được các tác nhân gây bệnh có sẵn bên trong âm đạo như tạp khuẩn, nấm và ngăn không cho tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào âm đạo[trùng roi, vi khuẩn].

pH cân bằng cũng là môi trường tốt cho tinh trùng để di chuyển nhanh nhẹn đến gặp trứng để thụ tai, hay nói cách khác thì đây là môi trường lý tưởng cho sự thụ thai.

Mặt khác, khi âm đạo bị mất cân bằng cũng sẽ là lúc hệ vi sinh vật thường trú âm dạo bị mất cân bằng, âm đạo sẽ mất đi khả năng bảo vệ và đây sẽ là môi trường thuận lợi  cho các vi khuẩn gây hại phát triển gây viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm âm đạo[do nấm, do tạp khuẩn,…]

Hơn nữa, môi trường âm đạo lúc này cũng sẽ là cơ hội cho các tác nhân bên ngoài gây bệnh, xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm phụ khoa. Âm đạo bị mất cân bằng sẽ cản trở tinh trùng bơi vào trứng để thụ thai, nguy cơ gây hiếm muộn ở rất nhiều trường hợp

Dấu hiệu và triệu chứng khi mất cân bằng độ pH âm đạo

  • Có mùi hôi, khó chịu
  • Ra khí hư màu trắng, xám hoặc xanh bết thường
  • Ngứa âm đạo
  • Nóng rát khi đi tiểu

Các nguyên nhân chính gây phá vỡ sự cân bằng pH âm đạo

Khi pH thay đổi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong âm đạo thậm chí có cả nấm, một số vi khuẩn đặc hiệu, gây ra viêm nhiễm vùng kín – www.sebamed.com.vn

Nhiễm khuẩn

Viêm âm đạo do vi khuẩn là tình trạng xảy ra khi có quá nhiều vi khuẩn trong âm đạo, điều này có thể làm tăng mức độ pH âm đạo

Thụt rửa sâu

Nhiều chị em cảm thấy cần phải rửa phía trong âm đạo của họ với nước và xà phòng; việc này không cần thiết vì âm đạo có cơ chế làm sạch. Do đó; khi chị em thụt rửa âm đạo có thể gây kích ứng và vô tình làm nhiễm trùng.

Kinh nguyệt

Máu có pH cao hơn môi trường âm đạo; khi một người có kinh nguyệt thì sự hiện diện của máu kinh nguyệt có thể làm tăng mức độ pH âm đạo.

Tinh dịch

Tinh dịch là cơ bản, ngược lại với môi trường axit của âm đạo. Khi tinh dịch xâm nhập vào âm đạo thì nó có thể tạm thời tăng pH.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh sẽ làm cho môi trường âm đạo mất cân bằng độ pH

Sử dụng tampon

Tampon thấm dịch kinh của bạn và tất cả các vi khuẩn tốt, xấu. Chúng có thể ngăn chặn các vi khuẩn có lợi khỏi việc giữ độ cân bằng pH của bạn cung cấp cho các vi khuẩn có hai một môi trường tốt để phát triển.

Không vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng dung dịch vệ sinh

Việc vệ sinh bằng nước thôi chưa đủ, vệ sinh bằng nước không có tác dụng diệt khuẩn và cân bằng pH vùng kín nên chỉ rửa bằng nước cũng làm tăng khả năng mất cân bằng pH và nhiễm khuẩn âm đạo

Cách cân bằng độ pH âm đạo

Sự mất cân bằng độ pH trong âm đạo bắt nguồn từ sự mất cân bằng sinh lý trong cơ thể do sinh hoạt thiếu khoa học và vệ sinh không đúng cách. Những việc chị em nên làm để phòng và hỗ trợ điều trị mất cân bằng pH và viêm âm đạo

Có chế độ ăn uống hợp lý

Thức ăn hàng ngày có ảnh hưởng lớn đến độ pH trong âm đạo. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn nhiều hoa quả, rau củ tươi; ngũ cốc nguyên hạt và uống thật nhiều nước. Sữa chua cũng là một sự lựa chọn hợp lý, hơn nữa sữa chua chứa một lượng dồi dào probiotic giúp duy trì sự cân bằng pH cho vùng kín.

Tránh thụt rửa âm đạo

Vùng kín của bạn nó có cơ chế tự làm sạch; do đó mà bất kỳ hành động cọ rửa bên trong âm đạo nào dù là nước hay chất tẩy rửa cũng không cần thiết. Thụt rửa âm đạo còn có thể vô tình loại bỏ những vi khuẩn tốt bên trong âm đạo của bạn.

Mặc quần áo thoải mái

Nên chọn những đồ lót vừa vặn và có chất liệu cotton; đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đồ lót thoải mái sẽ giúp cho vùng kín của bạn luôn thông thoáng và dễ thở.

Ngoài ra, bạn nên duy trì quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục; tránh sử dụng dụng cụ tử cung và tránh thuốc hormone để tránh thai.

Quan trọng nhất là phải luôn giữ cho vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ Sebamed pH 3.8: Với pH chuẩn 3.8 giúp duy trì và cân bằng hệ sinh thái vùng kín tự nhiên; nhẹ nhàng rửa sạch “vùng tam giác” và không gây khô rát. Chiết xuất lô hộ; cúc la mã giúp duy trì độ ẩm tự nhiên mà vùng kín nên có.

Dung dịch vệ sinh có pH bảo nhiêu là tốt?

Môi trường âm đạo có độ pH tự nhiên khoảng 3.8 – 4.8. Khi không bị viêm nhiễm, phụ nữ chỉ nên dùng dung dịch vệ sinh có độ pH nhỏ hơn 4.5.

pH 70 là gì?

Độ pH bằng 7 là mức trung tính, độ pH nhỏ hơn 7 là môi trường có tính acid và ngược lại và môi trường có tính kiềm.

pH dịch cổ tử cung trung bình là bảo nhiêu?

- Bình thường pH dịch cổ tử cung kiềm nhẹ pH = 7 - 7,5, dịch âm đạo có tính axit nhẹ và thay đổi từ 3,8 - 4,6 nhờ trực khuẩn Do Erlein có trong âm đạo chuyển glycogen thành axit lactic. - Tác dụng của Estrogen đối với cổ tử cung: + Kích thích chế tiết chất nhầy cổ tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho thụ tinh.

pH bảo nhiêu là bình thường?

Đánh giá tình trạng toan – kiềm Để đánh giá tình trạng toan – kiềm chúng ta cần phải ghi nhận các giá trị bình của các thông số chính liên quan đến tình trạng toan – kiềm và một số thuật ngữ cơ bản sau: pH: Bình thường 7,35 – 7,45.

Chủ Đề