Đối mặt với thất bại là gì năm 2024

Chẳng có ai từ nhỏ đến lớn mà chưa từng phải đối mặt với bất cứ khó khăn gì trong đời. Chúng ta thường có thói quen nhìn vẻ bề ngoài hào nhoáng của một người và nghĩ rằng họ thật giỏi, thật sung sướng. Nhưng chúng ta chưa từng đặt câu hỏi rằng liệu họ đã phải trải qua những gì để được thành công như ngày hôm nay.

Một người có thể đạt được những điều mình mong muốn như hiện tại, đó không phải là do họ may mắn, được hậu thuẫn sẵn hay tự dưng mà thành công. Tất cả những gì họ đạt được hiện tại là nhờ sự nỗ lực, kiên trì và biết cách đứng dậy sau những vấp ngã trong cuộc sống. Chúng ta nhìn nhận sự thành công của một người chỉ bằng bề nổi, và đôi khi chẳng có ai quan tâm đến "7 phần chìm" mà người đó đã phải trải qua. Sự thành công của một người giống với nguyên lý tảng băng trôi, những gì tốt đẹp bạn thấy từ một người đều không phải là tất cả.

Để được thành công, không ai trong chúng ta là chưa từng đối mặt với những thất bại trong cuộc sống. Ngay từ lúc còn nhỏ, chúng ta đã gặp gỡ những sự thất bại đầu tiên trong đời như không thể đứng vững, không thể bước đi nhanh, không mở được cánh cửa, không thể tự xúc ăn, đi siêu thị thì chẳng thể với tay đến được món đồ mình mong muốn. Chúng ta từng té, từng ngã rất nhiều lần, rồi khóc vì cảm thấy bất lực trong những việc dẫu mình đã cố gắng nhưng cũng không thể hoàn thành nổi.

Càng lớn, chúng ta càng đối diện với nhiều thất bại hơn. Không có ai được sinh ra mà hoàn hảo đến nỗi chưa từng phải đối mặt với thất bại. Thất bại không hề đáng sợ và bạn chẳng cần phải tìm mọi cách để tránh xa chúng. Dũng cảm đón nhận thất bại, rồi tìm cách đứng lên trở lại sau khi vấp ngã.

Nếu bạn vừa mới gặp thất bại trong chuyện gì đó, dù nhỏ nhặt hay lớn lao thì cũng đừng nằm yên một chỗ mà ngâm ngấm cảm giác thất bại và không có ý định ngừng lại. Chẳng phải vô duyên vô cớ mà ông cha ta đúc kết được câu nói "Thất bại là mẹ thành công". Chưa từng gặp thất bại trong đời, bạn chẳng thể nào thành công được. Ngay cả những nhân vật có sức ảnh hưởng trong xã hội khi chia sẻ về cuộc đời của họ, ai ai cũng có cho riêng mình một quãng đời đã từng thật khó khăn biết mấy khi cứ liên tục gặp thất bại và bị cuộc đời, xã hội này quật ngã.

Chỉ khi chúng ta bị xô ngã, va chạm và xây xát với cuộc đời thì mới hiểu được nó. Không phải ngẫu nhiên mà bạn nhận ra được một chân lý sống sâu sắc chỉ bằng cách đọc qua nó vài lần. Cuộc đời không trải hoa hồng cho chúng ta bước đi, mà chúng ta phải tự đi vào khu rừng đầy hiểm trở, tìm hái hoa rồi mới rải nó lên con đường ta bước. Có quá trình nào là đơn giản và dễ dàng đâu, từ đó mà con người ta mới biết nỗ lực và cố gắng được.

Thất bại trong cuộc sống có là gì nếu chúng ta thành tâm tin tưởng nó sẽ là khởi đầu của thành công? Biết bao nhiêu câu chuyện trên đời cho thấy nhận định này là đúng đắn, và bạn cũng có thể tự tạo ra một câu chuyện cho riêng mình.

Hãy nhớ rằng khi gặp thất bại, trên thế giới này cũng có rất nhiều người khác đang lâm vào tình trạng giống bạn, thậm chí còn tồi tệ hơn. Nếu bạn cứ mãi nằm yên một chỗ sau khi bị cuộc đời giáng cho vài cú, không có ý định đứng dậy thì sớm muộn bạn đều trở thành một kẻ thua cuộc.

Bởi cuộc đời này chẳng hề nhân nhượng với bất kỳ ai, nó chỉ tạo ra những thử thách khác nhau và mang đến cho con người. Bạn không ngoại lệ, tất cả những người còn lại đều không ngoại lệ. Cho nên nếu bạn bỏ cuộc, bạn sẽ bị cả thế giới bỏ lại đằng sau.

Vì thế nếu gặp thất bại, vấp ngã trong cuộc sống, hãy tự tin và dũng cảm đối diện với nó, đừng tỏ ra sợ hãi hay dè dặt, rồi bạn sẽ chiến thắng chúng và thắng cả chính bản thân mình.

Tại sao người ta bị chết đuối khi bị rơi xuống nước? Có phải do người đó không bơi được? Không, đó không phải là câu trả lời. Một người bị chết đuối khi rơi xuống nước bởi vì anh ta ở lại đó. Thật ra, vấn đề không phải là người đó đã rơi bao nhiêu lần, mà là khả năng leo lên lại sau mỗi lần ngã xuống.

Xin đừng đánh giá một người bằng số lần anh ta rơi xuống, mà hãy đánh giá số lần anh ta đã leo lên lại sau khi rơi xuống sẽ chẳng bao giờ bị chết đuối cả. Nhưng thật đáng buồn khi nhận thấy nhiều người, như những người sau một lần thất bại nhất thời chẳng hạn, chỉ thích ngồi đó và cuối cùng chết hẳn vì thất bại, và chẳng bao giờ gượng dậy nổi.

Phẩm chất nào trong chúng ta sẽ giúp ta leo lên trở lại sau mỗi lần rơi xuống? Đó chính là sự bền bỉ, khả năng đứng lên lại nhiều lần sau mỗi lần ngã. Không gì trên thế giới có thể thay thế nó được. Tài năng cũng không; trên đời chẳng hiếm những người có tài nhưng không thành công. Thiên tài cũng không; thiên tài không gặp thời vận cũng rất phổ biến. Học vấn cũng không, thế giới đầy rẫy những người có học nhưng bị bỏ rơi; chỉ có sự bền bỉ và quyết tâm mới mang lại kết quả.

Trong cuộc chạm trán giữa dòng nước và tảng đá, dòng nước luôn luôn chiến thắng, không phải bằng sức mạnh mà bằng sự bền bỉ.

Vấn đề không phải là bạn rơi xuống tới mức nào, mà là bạn đã nhảy lên cao bao nhiêu!

Chẳng có gì tốt hơn sự kiên trì. Nhưng một người làm thế nào để phát triển được sự kiên trì? Tại sao có nhiều người có thể kiên trì vượt qua mọi khó khăn trong khi những người khác cứ đầu hàng khi vừa thấy dấu hiệu nhỏ nhoi nhất của khó khăn?

Khi chúng ta ngã xuống và không tìm thấy bạn bè ở đâu cả, ta sẽ làm gì? Khi không có ai đến với ta, ai sẽ ở đó để giúp đỡ ta?

Trí tuệ của chúng ta là cái duy nhất có thể kéo chúng ta ra khỏi vũng bùn lầy chứ không phải bạn bè hay cha mẹ, thậm chí cũng không phải vợ hay chồng. Hầu hết mọi người đều tuyệt vọng khi thất bại, không chỉ về vật chất mà về cả tinh thần. Đấy chính là nơi nguy hiểm đang rình rập.

"Hãy giữ lấy các giấy mơ của bạn. Vì nếu các giấc mơ ấy chết đi, bạn sẽ giống như một con chim bị thương mà không có cánh".

Dù ở bất cứ tình thế nào, bạn cũng đừng để "khát vọng thành công" trong tâm trí bạn bị huỷ diệt bởi những gì xảy ra trong thế giới bên ngoài.

Phần lớn mọi người để cho các kết quả hiện tại điều khiển suy nghĩ của họ. Có một phụ nữ luôn đạt doanh thu hàng tháng 66.000 đô la Mỹ. Khi được hỏi, liệu tháng sau cô có thể kiếm được bao nhiêu, cô trả lời 71.000 đô la Mỹ. Có phải điều này nghe rất thực tế không? Chắc chắn là thế rồi. Và khi được hỏi, tại sao cô không thể đạt 132.000 đô la Mỹ. Cô đáp rằng vì hiện tại cô chỉ kiếm được 66.000 đô la Mỹ. Nhiều người cứ bị trói chặt hoặc bị điều khiển bởi các kết quả hiện tại của mình.

Chúng ta nên thoát khỏi các kết quả và tình thế hiện tại của mình và hướng tâm trí mình về cái mình muốn trở thành. Hãy mường tượng ra con người mà bạn muốn trở thành. Hãy cảm nhận điều đó. Hãy cảm nhận sự dạt dào cảm xúc. Hãy thực hiện điều đó liên tục bất kể những gì đang xảy ra ở thế giới bên ngoài và bạn sẽ thấy các tình thế hiện tại của bạn đang thay đổi theo các suy nghĩ bên trong tâm trí bạn. Đó chính là cách một thất bại bắt đầu trở thành một thành công.

Mỗi sự việc đều bắt nguồn từ suy nghĩ của chúng ta trước khi nó trở thành một thực tiễn bên ngoài. Vì vậy khởi nguyên của suy nghĩ này có tính cách quyết định. Hãy sử dụng một tư duy độc đáo, mới mẻ, can đảm, phong phú và lạc quan làm điểm khởi đầu.

Làm thế nào chúng ta có thể giữ tất cả những suy nghĩ can đảm trong khi tâm trí mình khi ta bị bủa vây bởi các vấn đề? Giả sử việc đầu tư kinh doanh của chúng ta bị thất bại. Ta bị mất rất nhiều tiền và lâm vào cảnh nợ nần mà không có tiền để chi trả. Đó là một rắc rối lớn đấy! Trong tình trạng này, chúng ta sẽ lo lắng về rất nhiều việc khác, chẳng hạn như những người khác sẽ nói gì, nghĩ gì. Nhưng nếu ta thử phân tích kỹ lưỡng, thật ra không có nhiều rắc rối thật sự như ta nghĩ. Nói thẳng ra là chẳng ai thật sự nghĩ ngợi về chúng ta. Phần lớn thời gian họ đều nghĩ về bản thân họ. Hầu hết mọi người không có thời gian để nghĩ về chúng ta! Một cuộc nghiên cứu trong thời gian gần đây đã cho thấy: 93% vấn đề thật ra không có thật. Chỉ có 7% vấn đề là thật sự. Ngoài những vấn đề thật sự này, có một loại vấn đề mà ta không thể giải quyết được. Ví dụ như hôm nay ta đang dự một buổi hội thảo trên một hòn đảo tách biệt hoàn toàn, không điện thoại, và mỗi tuần chỉ có duy nhất một chuyến bay rời đảo và một việc gì đó đã xảy ra cho một trong những đứa con của chúng ta. Chúng ta có thể làm được gì trong trường hợp này? Chẳng làm được gì cả! Bạn cũng có thể chọn cách còn lại là lo lắng về việc đó cả tuần lễ, cho đến khi bạn có thể đón được chuyến bay trở về. Hãy suy nghĩ về điều này. Tại sao chúng ta cứ mãi lo lắng về một việc mà mình không thể làm được?

"Đối với mỗi vấn đề dưới bầu trời này, có một giải pháp hoặc không gì cả. Nếu có, hãy cố tìm ra nó. Nếu không có cách nào, cớ gì phải lo lắng" - Santideva.

Những người thành công tột bực trong xã hội chúng ta không phải là những người không gặp thất bại. Họ chỉ không có nhận thức tiêu cực về mình. Họ không gán những tình cảm tiêu cực cho điều họ không làm được.

Cái giá của thành công là sự kiên trì. Đừng bao giờ chấp nhận câu trả lời "Không"! Và nếu bạn từng bị dồn vào chân tường hoặc cảm thấy mình gục ngã và bị đẩy ra ngoài cuộc, hãy luôn ghi nhớ bạn chỉ đang ở trên một chỗ cong trên đường và đó không phải là chỗ kết thúc.

Khi bạn cảm thấy mình chẳng còn gì để cho Và bạn chắc rằng bài hát đã kết thúc, Và dường như chẳng còn lý do gì để sống Và màn đêm buông xuống. Vạn đến đâu để tìm ra sức mạnh Mà bạn cần để tiếp tục cố gắng? Bạn tìm đâu ra bàn tay sẽ lau khô Những giọt lệ mà tim bạn đang rơi. Khi bạn bị đong đầy bằng nỗi buồn phiền và thất vọng, Hãy nhìn lại điều tưởng chừng là kết thúc, Nghe lời thì thầm, "Hãy chờ đến ngày mai", Nỗi đau xé tim này chỉ là một chỗ cong trên đường. Chỗ cong trên đường, chỗ cong trên đường. Con đường sẽ vẫn nối tiếp sau chỗ cong Và bạn sẽ lại hát khi tiếp tục cuộc hành trình, Và niềm hy vọng trong tim sẽ nhem nhóm trở lại Khi bạn thấy ánh sáng về cái mình đang mơ đến. Và lời thì thầm với trái tim bạn để trấn an Niềm hạnh phúc chỉ đâu đây quanh chỗ cong trên đường. Chỗ cong trên đường, chỗ cong trên đường.

Làm thế nào để đối mặt với thất bại?

Dưới đây là 7 cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ thất bại để không bỏ lỡ những cơ hội quý giá trong cuộc đời..

Thay đổi suy nghĩ về sự thất bại. ... .

Tin vào bản thân để không sợ thất bại. ... .

Nghĩ đến những kết quả tốt đẹp. ... .

Chuẩn bị tâm lý đối diện thất bại. ... .

Lên kế hoạch dự phòng. ... .

Luôn cố gắng rút ra bài học. ... .

Tìm nguồn động viên xung quanh..

Khái niệm về thất bại là gì?

Thất bại là trạng thái không đáp ứng được mục tiêu được mong muốn hoặc dự định, hay khi ta làm một việc gì đó nhưng công việc không đạt được kết quả như ta mong muốn, và có thể được xem là trái ngược với ý muốn.

Sợ thất bại được hiểu như thế nào?

Người mắc hội chứng sợ thất bại, hay còn gọi là Atychiphobia có biểu hiện căng thẳng, luôn lo lắng, thậm chí đau khổ, xấu hổ, hoảng loạn khi nghĩ đến thất bại. Những trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng này nếu không tiến hành điều trị có thể dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề cả về sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Vấp ngã là như thế nào?

Vấp ngã là thất bại, là sự sa ngã của bản thân trong một tình huống, một hoàn cảnh nào đó. Vấp ngã có thể vì nhiều lý do. Là bởi cuộc sống có quá nhiều chông gai, cạm bẫy; hay bởi vì bản thân có quá nhiều mục tiêu, suy tính khiến ta chưa đủ chín chắn, vững vàng...

Chủ Đề