Đóng BHXH 2 năm 5 tháng lãnh được bao nhiêu?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1/1/2022 trở đi, có mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam, mức tối đa bằng 75%.

Cụ thể, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2021 thì mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian 19 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam, mức tối đa bằng 75%. 

Lao động nam cần 35 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa.

Quy định về lương hưu đối với lao động nữ đã thay đổi trước đó. Cụ thể, lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1/1/2021 trở đi, thì mức lương hưu được tính tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội.

Lương hưu hằng tháng của lao động nữ được tính bằng 45% mức bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Sau đó, cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa bằng 75%. 

Lao động nữ cần 30 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương, phụ cấp theo quy định, không bao gồm các chế độ phúc lợi [tiền thưởng sáng kiến, ăn giữa ca, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại…].

Khoản 1 Điều 60, khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 đã quy định chi tiết đối tượng và giới hạn về thời gian đóng bảo hiểm xã hội [BHXH] được rút 1 lần trong một số trường hợp. Cụ thể:

[1] Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH. 

[2] Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH [hoặc chưa đủ 15 năm đóng BHXH đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phương, thị trấn] và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện..

[3] Ra nước ngoài để định cư.

[4] Mắc một trong các bệnh:

- Bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác do Bộ Y tế quy định

- Các bệnh, tật khác mà có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự phục vụ sinh hoạt cá nhân hằng ngày.

[5] Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Theo đó, người lao động mới chỉ đóng bảo hiểm xã hội 2 năm hoàn toàn có thể rút BHXH 1 lần khi có nhu cầu. Tuy nhiên không phải ai cũng được rút BHXH 1 lần ngay sau khi nghỉ việc.

- Trường hợp ra nước ngoài định cư; đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng; bộ đội, công an khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu: Được rút BHXH 1 lần ngay sau khi nghỉ việc.

- Trường hợp còn lại: Chờ 1 năm sau khi nghỉ việc, ngừng đóng BHXH tự nguyện.

Tuy nhiên, người lao động rút BHXH một lần phải hoàn tất thủ tục chốt sổ, gộp sổ BHXH [nếu có nhiều sổ bảo hiểm do làm việc tại nhiều công ty khác nhau] thì mới được giải quyết hưởng tiền BHXH 1 lần.

Lương 10 triệu, đóng bảo hiểm xã hội 2 năm, người lao động sẽ được nhận bao nhiêu tiền nếu rút BHXH một lần?

Số tiền BHXH 1 lần được tính dựa trên mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và thời gian mà người lao động đã đóng bảo hiểm. Cụ thể:

- Trường hợp đóng BHXH bắt buộc:

Tiền BHXH 1 lần = [1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = [10 triệu đồng x 12 tháng x 1,11] + [10 triệu đồng x 12 tháng x 1,08] : 24 = 10.950.000 đồng

Xin chào luật sư. Em làm việc cho công ty được 19 tháng, em đã nghỉ việc tháng 3/2017 đến nay em chưa đi làm bất kỳ đâu. Nên em muốn rút bhxh 1 lần thời gian đóng bhxh của em như sau tháng 09/2015-12/2015 với mức lương 3. 335. 000đồng, tháng 1/2016 -12/2016 với mức lương 3. 745. 000 đồng, tháng 1/2017-03/2017 với mức lương 4.013. 000 đồng.

Vậy, khi rút bảo hiểm được hưởng bao nhiêu tiền ?

Cảm ơn luật sư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến, gọi: 1900.6162

 

Luật sư trả lời:

1.1 Điều kiện hưởng BHXH một lần:

"Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b] Ra nước ngoài để định cư;

c] Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d] Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu."

 

1.2 Về mức hưởng BHXH một lần:

Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH như sau:

"a] 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b] 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c] Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã đóng BHXH từ tháng 9/2015 đến tháng 03/2017 được 1 năm 7 tháng [tức 19 tháng]. Mức hưởng BHXH một lần của bạn được tính như sau:

+Thời gian đóng BHXH đc 1 năm 7 tháng được tính là 2 năm x 2 tháng = 4 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

= [3.335.000đ x 4 tháng + 3.745.000đ x 12 tháng + 4.013.000đ x 3 tháng] : 19 tháng = 3.701.000đ

Tổng mức hưởng = 3.701.000đ x 4 tháng = 14.804.000đ

Lưu ý: Mức hưởng trên tính dựa theo thông tin bạn cung cấp và chưa tính tiền trượt giá BHXH.

 

2. Nơi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần ở đâu ?

Thưa luật sư. Trước đây em có làm việc trong trường dạy nghề ở Vĩnh Phúc từ tháng 10/2011 đến tháng 4/2016, em làm việc từ tháng 10/2011 đến tháng 6/2013 với mức lương đóng bảo hiểm là 2. 205. 000 đồng. Từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2014 em đóng bảo hiểm với mức lương 2. 771. 500 đồng. Từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2015 em dừng đóng do nghỉ thai sản. Từ tháng 7/2015 đến tháng 4/2016 em tiếp tục đóng với mức lương tính bảo hiểm là 2. 771. 500 đồng. Từ tháng 5/2016 đến nay em chuyển về nghệ an và dừng đóng do làm ở công ty tư nhân.

Vậy bây giờ em muốn rút bảo hiểm xã hội được tính 1 lần bao nhiêu tiền và thủ tục nộp ở đâu ạ ?

Cảm ơn luật sư ạ.

 

Luật sư trả lời:

- Về mức hưởng:

Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH như sau:

"a] 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b] 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c] Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."

Bên cạnh đó, khoản 6 điều 42 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định:

"6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương."

Theo đó, trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 6 tháng thì thời gian này vẫn được tính là tham gia BHXH và do cơ quan BHXH đóng.

Trước năm 2014 mức hưởng BHXH của bạn như sau:

+ Thời gian đóng BHXH từ tháng 10/2011 đến tháng 6/2013 là 1 năm 9 tháng được tính là 2 năm x 1.5 tháng = 3 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

+ Thời gian đóng BHXH từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2013 là 5 tháng được tính là 0,5 năm x 1,5 tháng = 0,75 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Tổng mức hưởng của bạn trước 2014 là 3,75 tháng.

Sau năm 2014 mức hưởng BHXH của bạn như sau:

+ Thời gian đóng BHXH từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2016 là 1 năm 3 tháng được tính là 1,5 năm x 2 tháng = 3 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

= [2.205.000đ x 21 tháng + 2.771.500đ x 22 tháng] : 43 tháng = 2.494.837đ

Tổng mức hưởng = 2.494.837đ x 6,75 tháng = 16,840,149,8đ

Lưu ý: Mức hưởng trên chưa bao gồm tiền trượt giá bảo hiểm xã hội

 

3. Khiếu nại bảo hiểm xã hội một lần ?

Chào công ty Luật Minh Khuê, tôi đã rút bảo hiểm xã hội một lần vào cuối năm 2019, cụ thể cái số tiền tôi được nhận theo thời gian tôi đóng BHXH như sau: Tôi tham gia đóng BHXH từ năm 2010 đến tháng 6/2019 với mức lương trung bình 3.300.000 tôi đã rút BHXH một lần và số tiền tôi được chi trả là 50 triệu. Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp của tôi nhân viên BHXH đã tính đúng mức hưởng cho tôi chưa?

 

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH như sau:

- Thứ nhất, đối với mức hưởng BHXH trước năm 2014 sẽ bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;

- Thứ hai, đối với mức hưởng BHXH sau năm 2014 sẽ bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;

Trong trường hợp của anh/chị đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2010 đến tháng 6/2019 thì mức hưởng cụ thể được tình như sau:

- Trước năm 2014 anh/chị tham gia đóng BHXH được 4 năm, mức hưởng sẽ là: 4 tháng x 1,5 = 6 tháng tiền lương;

- Sau năm 2014 anh/chị tham gia đóng BHXH được 5 năm 6 tháng, mức hưởng sẽ là: 2 x 5,5 = 11 tháng;

Theo thông tin anh/chị cung cấp thì mức lương bình quân của anh/chị là 3.300.000, dựa trên mức lương này thì có thể tính được mức hưởng trợ cấp của anh/chị sẽ được tính như sau: 3,300.000 x 17 tháng = 56.100.000.

Như vậy, số tiền anh/chị được nhận không khớp với số tiền tính dựa theo quy định của Luật Bảo hiểm năm 2014 cụ thể là chênh 6.100.000. Trong trường hợp này anh/chị nên hỏi lại phía nhân viên chi trả tiền BHXH để hỏi lại số tiền chênh lệch như đã nêu ở trên.

 

4. Hướng dẫn tính tiền bảo hiểm xã hội một lần và thủ tục rút như thế nào ?

Kính chào Luật Minh Khuê, anh chị làm ơn tính giúp em số tiền hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần với ạ. Hiện tại em đã xin thôi đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng là 41 tháng trong đó: t9/2013 - 12/2013 tiền lương đóng: 2. 514. 500; t1/2014 - 12/2014 tiền lương đóng: 2. 889. 000; t1/2015 - 12/2015 tiền lương đóng: 3. 317.000 t1/2016 - 1/2017 tiền lương đóng:

3. 745. 000, thời gian đóng quỹ ht, tt của năm 2017 là 3 năm 5 tháng, tổng thời gian đóng quỹ ht, tt đến tháng 1/2017 là 3 năm 5 tháng [trong đó bhxh bắt buộc là 3 năm 5 tháng]em đã hưởng chế độ bhtn đc 3 tháng và xin hỏi thêm thời gian và thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần ?

Em xin chân thành cảm ơn.

 

Luật sư trả lời:

- Về mức hưởng:

Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH như sau:

a] 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b] 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c] Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Theo thông tin bạn cung cấp thì thời gian đóng BHXH từ tháng 9/2013 đến tháng 01/2017 là 3 năm 5 tháng [tức 41 tháng]. Mức hưởng BHXH một lần của bạn được tính như sau:

+ Thời gian đóng BHXH từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2013 là 4 tháng tính là 1/2 năm x 1,5 tháng = 0.75 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

+ Thời gian đóng BHXH từ tháng 1/2014 đến tháng 01/2017 là 3 năm 1 tháng làm tròn là 3,5 tháng x 2 tháng = 7 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

= [2.545.500đ x 4 tháng + 2.889.000đ x 12 tháng + 3.317.000đ x 12 tháng + 3.745.000đ x 13 tháng] : 41 tháng

= 3.252.171đ

Tổng mức hưởng = 3.252.171đ x 7.75 tháng = 25.204.325đ

Lưu ý: Mức hưởng trên không bao gồm tiền trượt giá BHXH.

Sau 1 năm nghỉ việc bạn tiến hành nộp hồ sơ hưởng BHXH cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện.

 

5. Điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần như thế nào ?

Thưa luật sư! Em làm công ty TNHH A, được 6 năm 7 tháng, em đã nghỉ việc hơn 8tháng. Em mới xin được công ty mới. Giờ em muốn rút bhxh 6năm 7tháng đó không biết được không luật sư. Nếu được thì thủ tục thế nào và thời gian bao lâu vậy luật sư ?

Mong luật sư tư vấn giúp em với ạ, em xin chân thành cảm ơn!

 

Luật sư trả lời:

Căn cứ quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị quyết 93/2015/QH13 thì người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong các trường hợp sau:

- Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Ra nước ngoài để định cư;

- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

- Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn không thuộc trừng hợp ra nước ngoài định cư; mắc bệnh hiểm nghèo, phục viên, xuất ngũ; hoặc dủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì bạn chỉ được hưởng BHXH một lần trong trường hợp sau một năm nghỉ việc, người lao động không tiếp tục đóng BHXH nữa.

Nếu bạn nghỉ việc ở công ty cũ, sau đó tham gia đóng BHXH ở công ty mới [chưa đến 1 năm nghỉ việc] thì bạn không đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần. Nếu bạn muốn hưởng chế độ BHXH một lần cho thời gian 6 năm 7 tháng đã đóng ở công ty cũ, thì bạn phải nghỉ việc một năm, sau đó rút BHXH một lần.

Trường hợp bạn đi làm ngay, đóng BHXH nối tiếp lại thì thời gian đóng BHXH 6 năm 7 tháng của bạn được bảo lưu và cộng nối vào thười gian đóng BHXH tiếp theo.

Nếu bạn đủ điều kiện hưởng BHXH một lần, bạn nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH để hưởng chế độ như sau:


- Hồ sơ hưởng BHXH một lần:

+ Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần

+ Sổ BHXH

+ Khi đi mang theo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.

- Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Nơi nộp hồ sơ: Người lao động có nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội huyện nơi người lao động đang cư trú [Nơi cư trú bao gồm nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật].  Xem thêm: Hệ số trượt giá điều chỉnh tiền lương tính bảo hiểm xã hội một lần được xác định như thế nào ?

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!

BHXH 2 năm được bao nhiêu tiền?

Vậy trong trường hợp của bạn, bạn đóng bảo hiểm 2 năm thì hưởng bảo hiểm 1 lần với số tiền là 16.385.900 đồng. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Đóng BHXH 1 năm 5 tháng lãnh được bao nhiêu?

Vì vậy, trường hợp của bạn tham gia BHXH được 5 tháng, nếu đã nghỉ việc sau 1 năm không tiếp tục tham gia BHXH thì đủ điều kiện hưởng BHXH một lần. Mức hưởng của bạn bằng 22% của các mức tiền đã đóng BHXH trong 5 tháng đó, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Đóng BHXH 1 năm 8 tháng lãnh được bao nhiêu?

Tải về Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH => Theo quy định nêu trên, bạn đóng 8 tháng BHXH thì tiền BHXH 1 lần nhận được bằng 22% của các mức tiền lương tháng bạn đã đóng bảo hiểm.

Bảo hiểm xã hội 3 năm 6 tháng được bao nhiêu tiền?

Số năm đóng BHXH của Bạn là 3 năm 6 tháng, số tháng lẻ là 06 tháng được tính là 0,5 năm nên số năm đóng BHXH để tính hưởng BHXH một lần của Bạn là 3,5 năm. Như vậy, với thông tin Bạn cung cấp, cơ quan BHXH tạm tính mức hưởng BHXH một lần Bạn nhận được là 33.036.528 đồng.

Chủ Đề