Đưa theo nguồn gốc phân hữu cơ chia làm máy loại

Phân bón hữu cơ sinh học [phân hữu cơ vi sinh] được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp bởi chất lượng, hiệu quả vượt trội của nó. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phân bón hữu cơ vi sinh ngày càng có giá thành rẻ, dễ dàng trong việc sử dụng, bảo quản, tăng năng suất cây trồng và mang lại giá trị kinh tế cao. Để hiểu rõ hơn về khái niệm, phân loại, ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh, bạn hãy theo dõi bài viết sau đây!

Phân bón hữu cơ vi sinh là gì?

Trước khi tìm hiểu phân hữu cơ vi sinh, bạn cần biết phân bón hữu cơ là gì. Phân bón hữu cơ có thành phần là chất thải của động vật, phế phẩm thực vật, than bùn và rác thải hữu cơ được ủ hoai mục. Phân bón hữu cơ được chia thành 2 loại dựa trên nguồn gốc: phân bón hữu cơ truyền thống [phân chuồng, phân xanh, phân rác,...] và phân bón hữu cơ công nghệ cao [phân bón sinh học, phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh, phân hữu cơ khoáng,...].

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được sản xuất bằng cách phối trộn và sử dụng công nghệ xử lý các nguyên liệu hữu cơ, sau đó lên men với các chủng vi sinh.

Phân bón hữu cơ vi sinh có những loại nào?

Dựa theo thành phần, hàm lượng dưỡng chất, phân bón hữu cơ vi sinh có 7 loại, cụ thể như sau:

  1. Phân hữu cơ vi sinh cố định đạm: Chứa các vi khuẩn hay các vi sinh vật có khả năng cố định nitơ từ không khí thành dạng mà cây trồng có thể hấp thu.
  2. Phân hữu cơ vi sinh phân giải lân: Chứa các vi sinh vật có khả năng hòa tan các hợp chất phốt pho vô cơ khó tan trong đất thành dạng dễ tan.
  3. Phân hữu cơ vi sinh phân giải kali/silic: Chứa các vi sinh vật có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đất, đá,... để giải phóng ion kali và silic, giúp cây trồng dễ dàng hấp thu.
  4. Phân hữu cơ vi sinh phân giải chất hữu cơ/cellulose: Chứa các vi sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ, bã thực vật, phân chuồng tươi như cellulose, kitin,…
  5. Phân hữu cơ vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh: Chứa các vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các chất có tác dụng ức chế các loại vi sinh vật gây bệnh cho cây.
  6. Phân hữu cơ vi sinh cung cấp khoáng chất, vi lượng: Chứa các loại vi sinh vật có khả năng hòa tan Si, Zn,... và tăng cường hấp thu các ion khoáng của cây.
  7. Phân hữu cơ vi sinh sản xuất các chất kích thích sinh trưởng: Chứa nhóm vi sinh vật tiết ra các hoocmon sinh trưởng thực vật thuộc nhóm: IAA, Auxin, Giberrillin,...

Nên chọn loại phân bón hữu cơ vi sinh nào?

Phân hữu cơ sinh học kết hợp công nghệ bón phân thông minh bằng máy bay không người lái

Giữa thị trường các sản phẩm phân bón vô cùng sôi động và cạnh tranh như hiện nay, dòng sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nông Phát Đạt được đông đảo nông dân tin dùng. Công ty cung cấp đa dạng các sản phẩm phù hợp với tất cả các loại cây trồng, điều kiện canh tác, khí hậu, thổ nhưỡng,… Đặc biệt, phân hữu cơ vi sinh của Nông Phát Đạt luôn được nông dân đánh giá cao.

Những ưu điểm vượt trội của phân bón hữu cơ vi sinh

Nâng cao sản lượng, chất lượng nông sản

Phân hữu cơ vi sinh giúp nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản

Các chất, hợp chất, khoáng chất, vi lượng [N, P, K,...] có đầy đủ trong phân bón giúp cây trồng tối đa hóa sản lượng. Đây là ưu điểm dễ nhận thấy nhất khi sử dụng các loại phân có thành phần hữu cơ vi sinh. Hơn nữa, các dưỡng chất, vi lượng, vi sinh vật,… còn giúp cây trồng phát triển một cách ổn định, thuận theo tự nhiên, đem đến chất lượng nông sản vượt trội, không tàn dư các hóa chất độc hại như phân hóa học vô cơ.

Tăng cường sức đề kháng, chống lại sâu bệnh

Phân hữu cơ vi sinh giúp cây trồng chống lại một số loại sâu bệnh đặc thù trên cây bằng 2 cơ chế.

  • Nâng cao sức đề kháng tự thân của cây trồng.
  • Các hỗn hợp tinh dầu có trong phân hữu cơ có tác dụng ngăn ngừa các loại côn trùng, sâu bọ.

>>> Khám phá ngay: Top 3 cách phòng trừ rầy nâu hại lúa cuối mùa vụ

Bảo tồn, cải tạo môi trường đất

Các chất hữu cơ có trong phân vi sinh kết hợp với các chất hữu cơ trong đất tạo thành những cấu trúc vi sinh bền vững giúp chống xói mòn đất. Đây là một ưu điểm vượt trội mà không một loại phân hóa học vô cơ nào có được. Mặt khác, phân hữu cơ vi sinh còn có tác dụng khử phèn, khử chua, khử độc cho đất [độc vô cơ và hữu cơ], giúp nâng cao chất lượng đất.

An toàn, linh hoạt trong sử dụng, ứng dụng công nghệ

Ứng dụng công nghệ trong việc bón phân hữu cơ

Phân hữu cơ vi sinh không chứa các hóa chất độc hại, an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, cách sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp với thiết bị công nghệ cao giúp giảm sức lao động chân tay, tăng hiệu quả phun - rải phân bằng máy bay nông nghiệp P-Globalcheck – máy bay không người lái, phun thuốc bảo vệ thực vật, rải phân, sạ giống.

Trong thời gian qua, nhiều dự án kết hợp phân bón hữu cơ với máy bay P-Globalcheck đem lại hiệu quả rất cao. Việc rải phân bằng máy bay nông nghiệp cho phép phân hữu cơ vi sinh được phân bổ đều, tăng hiệu quả phản ứng của phân bón, đồng thời rút ngắn thời gian, giảm sức lao động của con người.

Phân bón hữu cơ vi sinh và tương lai của ngành nông nghiệp

Phân bón hữu cơ vi sinh là một thành tố quan trọng có tính quyết định trong nền nông nghiệp hiện đại, xanh và bền vững. Hiện nay, ngày càng có nhiều đơn vị, tổ chức tham gia vào công tác nghiên cứu và sản xuất phân hữu cơ vi sinh để tạo ra thêm nhiều sản phẩm chất lượng, đa dạng hóa sự lựa chọn cho nông dân.

Hiện nay, nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã và đang phát triển theo hướng hữu cơ, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vi sinh cũng như công nghệ số cho việc phát triển nông nghiệp. Theo xu hướng phát triển, một sản phẩm công nghệ thông minh đã mở ra bước tiến mới trong công tác nông nghiệp đó chính là máy bay không người lái. Sự kết hợp linh động giữa phân bón hữu cơ và máy bay nông nghiệp P-Globalcheck giúp tối đa hóa sức mạnh của dòng sản phẩm này.

Lý do nên ứng dụng máy bay nông nghiệp P-Globalcheck trong việc rải phân bón hữu cơ vi sinh

Sau đây là những ưu điểm mà máy bay nông nghiệp P-Globalcheck mang lại:

  • Thân thiện với người dùng, vận hành tự động 100%, chỉ với 1 thao tác nhấn nút, máy tự động bay đi làm việc. Khi hết thuốc, máy tự bay về bãi đỗ chính xác từng centimet.
  • Công nghệ vẽ bản đồ 3D tự động 100% với chất lượng hình ảnh có độ nét cao.
  • Công nghệ dẫn đường định vị RTK chính xác từng centimet, giúp các chuyến bay chính xác, an toàn, hiệu quả.
  • Công nghệ vòi phun ly tâm nguyên tử hóa hạt dung dịch 40 – 60µm, không kén thuốc/phân bón, chất lượng phun vượt trội.
  • Camera DLS Full HD với độ nét cao, có thể theo dõi tình trạng, sâu bệnh, sức khỏe cây trồng, thời gian thực trên mỗi chuyến bay, giúp bạn hiểu rõ tường tận tình trạng phát triển của cây trồng để có kế hoạch chăm sóc cụ thể.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH – Đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho nhiều tổ chức, cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Như vậy, CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH vừa cung cấp những thông tin hữu ích về phân bón hữu cơ vi sinh và cách ứng dụng công nghệ thông minh để tối ưu hóa quá trình sản xuất nông nghiệp. Mọi thắc mắc, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất!

Việc đưa màu xanh thiên nhiên vào không gian nhà ở đang trở thành một xu hướng của dân thành phố. Và một trong những vấn đề mà các “nông dân thành thị” quan tâm nhất có lẽ chính là tìm ra loại phân bón cho những cây rau, cây hoa nhà mình, có thể vừa đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vừa dễ sử dụng lại an toàn 100% với sức khỏe của cả gia đình.

Phân bón hữu cơ là phân chứa hợp chất dinh dưỡng mà thành phần chủ yếu là chất hữu cơ. Phân hữu cơ thường được hình thành từ phân động vật [phân chuồng], than bùn, phế phẩm nông nghiệp [tro, lá, cành,…] hoặc từ rác thải. Phân hữu cơ là một loại phân bón cho rau sạch thường được dùng trong nông nghiệp, trong phân có chứa chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây và thân thiện với môi trường.

Làm phân hữu cơ tại nhà đơn giản với các nguyên liệu, thực phẩm thừa trong bếp

Bạn có thể tận dụng những rác thải của gia đình bạn như các loại rau, củ quả thừa, bị hỏng để tự làm phân hữu cơ tại nhà, ngoài ra việc này còn rất hữu ích trong việc giảm lượng rác thải ra môi trường tự nhiên.

Làm phân hữu cơ tại nhà sẽ giúp cải thiện cấu trúc đất, giữ nước, sục khí. Nó cũng bổ sung vi chất dinh dưỡng quan trọng làm tăng hoạt động của vi khuẩn trong đất, giúp cho đất giàu dinh dưỡng và cây phát triển khỏe hơn, cây trái xanh tươi tốt. So với việc dùng phân vô cơ sẽ làm đất bạc màu sau một thời gian trồng cây thì việc chúng ta dùng phân hữu cơ là việc nên làm để đảm bảo vườn rau của bạn trở nên xanh tươi và đảm bảo được an toàn đến sức khỏe của gia đình bạn.

Việc sử dụng phân bón hóa học sẽ làm cho các chất vô cơ trong phân ảnh hưởng trực tiếp đến rau bạn trồng vì vậy sẽ không đảm bảo sạch cho cây nữa.

Có rất nhiều loại thùng chứa được làm vật liệu đựng phân hữu cơ trong đó như: thùng kín [tuy nhiên sẽ kéo dài thời gian ủ], thùng gỗ, thùng nhựa, thùng có dung lượng từ 20-120 lít [tùy vào lượng rác thải của mỗi gia đình].

Chọn thùng đựng hợp lý khi làm phân hữu cơ tại nhà

Lưu ý: Các bạn lưu ý một chút đối với các thùng nhựa bị bịt kín bạn nên khoan thêm vài lỗ nhỏ trên thân thùng nhựa để có chỗ thoát nước.

Để thùng chứa những nơi thoát nước, đặt những nơi có đất trống thay vì gạch bê tông vì để đảm bảo rằng giun và vi sinh vật có lợi khác có thể xâm nhập thùng rác hoặc bạn có thể để trên sân thượng. Vì những thùng này sẽ có mùi nên để nơi xa bạn sinh hoạt và nơi có nắng nhiều để đẩy nhanh quá trình phân hủy.

Để cây xanh có thể phát triển nhanh và khỏe mạnh bạn cần cung cấp cho cây những chất dinh dưỡng cần thiết trong đó cacbon và đạm nito là 2 chất không thể thiếu, những chất này có nhiều trong rác hữu cơ. Tuy nhiên trước khi tiến hành tự làm phân bón hữu cơ tại nhà bạn cần phân loại các loại rác hữu cơ này ra làm 2 loại đó là rác hữu cơ xanh và rác hữu cơ nâu.

Phân xanh cung cấp Nitơ cho cây bao gồm các loại rác thải như:

  • Rau quả thừa, lá cây tươi
  • Tóc
  • Cỏ vụn xén
  • Cỏ tươi
  • Bả cà phê, bả đậu, vỏ đậu phộng

Phân loại phân xanh và phân nâu

Phân nâu cung cấp Carbon cho cây bao gồm:

  • Mùn cưa
  • Cỏ khô
  • Rơm rạ
  • Giấy
  • Lá khô
  • Vỏ trứng
  • Túi trà.

Cần lưu ý: Để thúc đẩy quá trình ủ phân hữu cơ, đồng thời ức chế mầm bệnh trong phân ủ vì vậy bạn có thể dùng phân trùn quế hoặc men vi sinh trichoderma để trộn chung với phân hữu cơ của bạn.

Mặc dù chúng ta nên tận dụng các loại rác thải làm phân hữu cơ tại nhà. Tuy nhiên không phải thực phẩm, rác thải nào bạn cũng có thể dùng làm phân được. Chúng ta cần tránh dùng những loại thực phẩm dưới đây làm phân hữu cơ:

  • Xương động vật [gà, lợn,bò,cá]
  • Gia cầm và cá
  • Chất béo từ thực vật và sữa
  • Cá trứng
  • Phân người và vật nuôi chưa qua xử lý
  • Cỏ dại có hại
  • Gỗ đã qua chế biến
  • Vỏ sò,vỏ hến
  • Đặc biệt không sử dụng lá tràm, vỏ cam, vỏ quýt, lá bạch đàn, lá sả tươi, vì những loại này có tinh dầu làm hại đến sự phát triển của vi sinh vật có ích
  • Các chất béo từ sữa sẽ làm chậm quá trình phân hủy phân hữu cơ tại nhà thông qua việc loại trừ oxi mà các vi sinh vật có ích cần để sinh sống.
  • Cá hoặc gia cầm có thể làm phân hữu cơ tuy nhiên do để đảm bảo phân không có mầm bệnh và hạn chế mùi hôi thối thì chúng ta không nên cho vào.

Các loại thực phẩm nên và không nên khi làm phân hữu cơ tại nhà

Sau khi phân loại được các loại phân xanh, phân nâu và các thành phần cần tránh khi bạn làm phân hữu cơ tại nhà. Chúng ta tiến hành trộn phân xanh và phân nâu theo tỉ lệ như sau:

  1. Thêm 10cm phân nâu tiếp đến 1 lớp phân xanh mỏng rồi 10cm phân nâu. Trộn đều hỗn hợp, ủ sau 2 tuần thì bắt đầu tưới nước vào phân. Nhưng cần chú ý đừng làm ướt quá nhiều. Rồi trộn đều phân ủ lên.
  2. Tiếp tục thêm 1 lớp phân nâu vào cho đầy thùng chứa.

Lưu ý:

  • Không cần cắt nhỏ phân ra vì chúng ta cần tạo khoảng không giúp không khí lọt vào tạo điều kiện vi sinh vật có lợi sinh sôi, nảy nở.
  • Việc trộn phân xanh vào phân nâu vì để phân xanh cung cấp nitơ giúp vi sinh vật có thể phát triển và sinh sản tốt nhằm oxi hóa nguồn carbon.Tuy nhiên quá nhiều nitơ cũng không tốt cho quá trình ủ phân hữu cơ tại nhà.
  • Kiểm tra nhiệt độ bằng cách dùng một cành tươi cắm vào giữa khối phân ủ. Sau 5 hoặc 6 ngày rút cành cây ra khỏi đống phân và sờ vào phần cắm trong khối phân ủ, nếu thấy cành cây nóng mạnh là đạt yêu cầu.

Thực hiện trộn ủ các loại rác

Trong trường hợp nhiệt độ không tăng lên thì phân ủ không đạt yêu cầu có thể do thiếu độ ẩm, thiếu vi sinh vật. Độ ẩm lý tưởng nhất là từ 40-60%. Nếu phân ủ quá ướt hoặc quá khô sẽ dẫn đến vi sinh vật. Không thể phân hủy được phân hữu cơ này.

Bạn có thể kiểm tra độ ẩm khi tự làm phân hữu cơ tại nhà thông qua việc kiểm tra bằng tay, sao cho phân không được quá ướt.

  • Nếu bóp mạnh thấy nước rỉ ra ngoài tay thì thừa nước. Còn khi bạn bóp thấy phân ủ dính chặt thì độ ẩm đạt yêu cầu.
  • Nếu không có nước hoặc nắm chặt lại, phân hữu cơ có dạng hình tròn thì lượng nước trong đống ủ là vừa đủ.
  • Khi đống ủ phân hữu cơ quá khô : tưới nước lên trên phân ủ và đảo trộn phân, làm cho nước ngấm vào phân ủ. Hãy cho từng chút một và kiểm tra lượng nước cho vừa đủ
  • Nếu phân hữu cơ quá ướt thì chúng ta có thể thêm nguyên liệu khô như cỏ khô, rơm rạ.

Sau 30 ngày bạn thấy phân hữu cơ của mình có những đặc điểm sau thì có nghĩa phân ủ của bạn đã phân hủy hoàn toàn. Phân hữu cơ tự ủ có những đặc điểm như:

  • Phân hữu cơ nhìn thấy chuyển sang màu nâu
  • Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn. Trong trường hợp nếu là mùn cưa, gỗ thì sẽ thành dạng hình sợi
  • Phân hữu cơ có mùi đất
  • Khi phân ủ đã được phân hủy hoàn toàn tạo thành mùn, bạn bắt đầu đem đi bón cho cây.
  • Bón phân hữu cơ mà bạn đã ủ xung quanh gốc cây trong quá trình trồng cây
  • Bạn có thể trộn phân hữu cơ với đất trước khi gieo trồng.

Phân hữu cơ thu được sau khi ủ

Đặc biệt, bạn có thể ép phân hữu cơ đã ủ thành dạng viên phân. Viên phân hữu cơ với đặc tính chậm tan, giúp cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Tránh bị rửa trôi, có hiệu quả sử dụng cao hơn so với phân bón thông thường.

Chúng tôi vừa chia sẽ 6 bước làm phân hữu cơ tại nhà cho người mới bắt đầu. Có thể tận dụng rác thải nhà bạn làm nên phân hữu cơ có lợi cho cây và đất trồng. Tự làm phân hữu cơ tại nhà có thể giúp bạn thay thế bón phân vô cơ. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe và còn giúp đảm bảo được môi trường sinh thái.

Video liên quan

Chủ Đề