Dùng điện thoại như nào la tot cho hợp lý năm 2024

Ngày nay điện thoại, đặc biệt là Smartphone đã trở nên phổ biến và có ảnh hưởng ngày càng lớn đến cuộc sống con người. Tuy nhiên, trong việc sử dụng thiết bị thông minh này hàng ngày, chúng ta vẫn thường có những thói quen “không tốt”, không chỉ ảnh hưởng đến thiết bị, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe mà chúng ta chưa thực sự lưu tâm.

Trong bài viết này, chúng tôi xin điểm qua những thói quen sử dụng điện thoại không tốt, qua đó các bạn có thể rút ra những kinh nghiệm khi sử dụng điện thoại của mình.

1. Sạc điện thoại qua đêm

Vấn đề này tuy không hề mới nhưng thực tế đa số người dùng smartphone đều mắc phải, đặc biệt là với những ai sử dụng smartphone cấu hình cao với hiệu năng xử lý mạnh.

Dùng điện thoại như nào la tot cho hợp lý năm 2024

Ngày nay smartphone được trang bị cấu hình cao, màn hình hiển thị lớn, nhu cầu sử dụng smartphone thường xuyên ngày càng tăng vượt xa khả năng đáp ứng của pin, dẫn đến thời lượng pin của smartphone ngày nay thường chỉ giao động trong khoảng thời gian 1 ngày, nếu như sử dụng đầy đủ tính năng, tiện ích trên Smartphone (thậm trí với những ai sử dụng thường xuyên thì thời lượng pin có thể không đến 1 ngày). Sau 1 ngày hoạt động , đến buổi đêm Smartphone của chúng ta sẽ rơi vào tình trạng cạn kiệt pin và đa phần người sử dụng đều có thói quen cắm sạc điện thoại rồi đi ngủ.

Nhiếu người cho rằng pin của những thiết bị mới có mạch ngắt nguồn nên không cho dòng điện vào pin khi pin đã đầy. Đó là một suy nghĩ đúng, nhưng không hoàn toàn chính xác. Việc sạc Pin liên tục trong thười gian dài làm Pin nhanh chai, do nhiệt độ pin tăng lên, các thiết bị điện tử phải hoạt động nhiều và dần mất đi “hoạt tính”, lâu dần sẽ làm chai, giảm thời lượng pin. Nhiệt độ cao cũng dễ làm pin dễ bị phồng rộp thậm trí phát nổ gây nguy hiểm cho người sử dụng, mức độ nguy hiểm hơn có thể gây ra hoả hoạn.

.png)

Do đó, khi về đến nhà bạn nên sạc điện thoại và trước khi đi ngủ thì rút sạc (khi đó pin cũng đã được sạc đầy). Còn nếu bắt buộc phải sạc qua đêm, hãy đảm bảo tắt máy trước khi sạc. Điều đó sẽ hạn chế phần nào việc tăng nhiệt độ khi sạc pin.

Bên cạnh đó một vài người có thói quen sử dụng điện thoại đến khi tắt nguồn mới đem đi sạc. Có quan điểm cho rằng pin sẽ bị “chai” nếu sạc quá sớm. Tuy nhiên thói quen này cũng gây ảnh hưởng xấu tới thời lượng của pin. Hơn nữa giữ cho pin luôn đầy sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng điện thoại hết pin trong những trường hợp khẩn cấp phải dùng điện thoại.​

2. Để điện thoại cạnh gối khi ngủ

Theo một nghiên cứu khoa học cho biết cứ 10 người thì 8 người trong chúng ta giữ điện thoại di động cạnh mình qua đêm và một nửa dùng nó để làm đồng hồ báo thức.

Tuy nhiên cũng theo đánh giá của các chuyên gia, sóng bức xạ của điện thoại di động gây ảnh hưởng đến não lớn nhất, nó có thể tác động lên hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, ngủ mê, rụng tóc, có người còn có cảm giác như bị kim châm ở mặt… Sử dụng điện thoại di động thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị khối u ở não. Vấn đề chính khi để điện thoại trong phòng ngủ là ánh sáng, đặc biệt là các loại điện thoại đời mới, với màn hình chất lượng tốt, độ sáng cao. Nó cản trở nhịp sinh học của cơ thể, đánh lừa cơ thể tin vẫn là ban ngày và làm dảo lộn nhịp sinh học của bạn.

.png)

Vì vậy, khi chưa sử dụng bạn nên để điện thoại xa cơ thể. Không nên dùng di động để nói chuyện quá lâu và đặc biệt không để điện thoại cạnh gối khi đi ngủ.

3. Thường xuyên để điện thoại trong túi áo, túi quần hay đeo trước ngực

Đã có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc thường xuyên để điện thoại trong túi áo, túi quần sẽ có tác động không tốt đến các bộ phận trên cơ thể con người, làm giảm khả năng sinh sản… (đặc biệt là nam giới). Nguyên nhân là khi điện thoại nhận cuộc gọi/tin nhắn sinh ra sóng điện từ mạnh sẽ bức xạ và có tác động đến các tế bào, bộ phận trong cơ thể người (đặc biệt là bộ phận sinh sản).

.png)

Vì vậy nếu có thể bạn nên đặt điện thoại trong cặp xách (khi đi đường), hoặc đặt ở trên bàn (nếu ở văn phòng), hoặc một giải pháp thuận tiện hơn, đó là bạn có thể sử dụng một chiếc bao da đeo thắt lưng thay vì thường xuyên để điện thoại trong túi quần.

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người thích đeo điện thoại di động trước ngực để tiện sử dụng hoặc coi như một món đồ trang sức. Nhưng nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy đeo điện thoại di động trước ngực sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho tim và hệ nội tiết của cơ thể. Ngay cả khi điện thoại đang ở trạng thái chờ sử dụng, sóng bức xạ tuy nhỏ nhưng cũng gây hại cho cơ thể. Đặc biệt những người bị bệnh về tim mạch càng nên tránh để điện thoại di động treo trước ngực.

4. Rút nóng cáp usb khi đang kết nối với PC

Đa phần người sử dụng thường ngắt kết nối với máy tính bằng cách rút nóng cáp USB ra khỏi máy tính. Một phần do “lười” thao tác, một phần chế độ Safely Remove của Windows cũng chưa thực sự hoạt động hiệu quả….

.png)

Điều này dẫn đến việc tuổi thọ của thẻ SD, thiết bị lưu trữ trên Smartphone dễ bị “shock” và hỏng nhanh hơn bình thường. Vì vậy bạn nên sử dụng các thao tác hoặc công cụ giúp ngắt kết nối USB với máy tính một cách an toàn (DevEject, USB Safely Remove, Zentimo …) trước khi rút cáp USB ra khỏi máy tính.

5. Lười vệ sinh điện thoại

Ngày nay điện thoại được coi như “vật bất ly thân” và gần như được sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Do đó dễ gây ra nhiều vết bẩn, xước, dính nhiều thứ bụi bẩn, mồ hôi... là nơi trú ngụ của rất nhiều virus, vi khuẩn gây hại. Điều nguy hiểm là bạn thường xuyên tiếp xúc điện thoại di động và đặt chúng ngay sát mặt và miệng.

.png)

Do đó thi thoảng chúng ta nên vệ sinh cho điện thoại của mình, bên cạnh đó bạn cũng nên sử dụng miếng dán màn hình hoặc bọc nhựa cho điện thoại của mình kèm theo đó nên hình thành thói quen thay thế hoặc lau chùi định kỳ.

6. Thiết lập độ sáng màn hình quá cao

Ngày nay độ sáng màn hình thường được người sử dụng điều chỉnh ở mức cao, vì chúng ta ngày càng sử dụng ngoài trời nhiều hơn, do đó cần một độ sáng cao để hình ảnh được rõ ngoài trời nắng.

Dùng điện thoại như nào la tot cho hợp lý năm 2024

Thế nhưng, độ sáng cao lại là nguyên nhân gây mỏi mắt, lóa mắt cho người dùng điện thoại. Vì vậy, khi trời tối, hoặc khi ở trong nhà, tốt nhất bạn nên thiết lập lại độ sáng màn hình cho phù hợp (khoảng 50à70%). Ánh sáng này làm dịu mắt hơn, đặc biệt với những người có tật về mắt.

7. Gọi điện thoại khi sắp hết pin

Có thể bạn vẫn nghĩ rằng gọi điện thoại vào thời điểm nào cũng không có sự khác biệt. Tuy nhiên thực tế khoa học lại chỉ ra rằng việc cố sử dụng điện thoại khi sắp hết pin gây hại rất lớn đến bộ não của chúng ta.

Dùng điện thoại như nào la tot cho hợp lý năm 2024

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi điện thoại chỉ còn khoảng dưới 20% pin, sóng điện từ phát ra từ điện thoại mạnh hơn gấp 1000 lần so với khi pin đầy. Với cường độ này, chỉ cần gọi trong 10 phút (nếu điện thoại còn chưa hết pin), người dùng sẽ gặp ngay các hiện tượng cấp tính như chóng mặt, buồn nôn, choáng váng.

Tốt nhất, hãy sạc điện thoại của bạn trước khi thực hiện cuộc gọi, hoặc sử dụng tai nghe khi thực hiện cuộc gọi.

8. Đưa điện thoại lên tai khi người nghe chưa nhận cuộc gọi

Tương tự như ở trường hợp trên việc làm này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới bộ não của chúng ta vì đây là một trong những lúc điện thoại phát sóng mạnh nhất để dò tìm tín hiệu từ phía người nhận cuộc gọi.

Dùng điện thoại như nào la tot cho hợp lý năm 2024

Do đó bạn nên đợi khi nào điện thoại hiển thị thời gian cuộc gọi Khi đó hãy đưa điện thoại lên tai để trò chuyện. Một phương pháp tiện lợi hơn là kích hoạt chế độ rung khi kết nối cuộc gọi (đa số smartphone hiện nay đã tích hợp sẵn tính năng này), hoặc cài đặt thêm những phần mềm báo rung khi kết nối cuộc gọi trên các kho ứng dụng (Ví dụ như phần mềm iblacklist dành cho hệ điều hành IOS).

9. Sử dụng điện thoại ở những nơi dễ xảy ra cháy nổ, khi đang sạc pin, khi trời mưa, mang điện thoại vào phòng tắm

Điều này chắc chắn là ai cũng biết và thậm trí ở những nơi dễ xảy ra cháy nổ cũng sẽ có những cảnh báo không nên sử dụng điện thoại. Tuy nhiên vì những lý do khác nhau mà vẫn còn khá nhiều người chưa thực sự lưu tâm đến vấn đề này mặc dù hậu quả không mong muốn là không hề nhỏ.

Dùng điện thoại như nào la tot cho hợp lý năm 2024

Bên cạnh đó việc nghe điện thoại hoặc sử dụng điện thoại khi đang sạc pin cũng tiềm ẩn những nguy cơ rất nguy hiểm. Cho dù nhắn tin, đọc tin, nghe điện thoại, gọi điện thoại, chơi game… khi đang nạp điện cũng đều không tốt. Làm như vậy khiến cho điện thoại nóng lên nhanh hơn, điều đó không tốt cho các vi mạch. Đặc biệt, pin vừa nạp, vừa xả sẽ không có lợi cho pin. Ngoài ra, khi đang cắm điện mà lại sử dụng điện thoại, nguy cơ cháy nổ rất cao, có thể gây thương tích, thậm chí tử vong cho người sử dụng.

Dùng điện thoại như nào la tot cho hợp lý năm 2024

Một vấn đề nguy hiểm nữa là việc sử dụng điện thoại khi trời mưa. Đôi lúc vì một cuộc gọi quan trọng không thể bỏ lỡ mà nhiều người chấp nhận nghe máy hoặc gọi cho ai đó dưới trời mưa dù rằng họ đã ý thức được điều đó là không tốt thậm trí là nguy hiểm. Khi đi dưới trười mưa, điều quan trọng là không nên nghe điện thoại, vì có thể nước mưa sẽ làm hỏng điện thoại của bạn hoặc nước mưa ngấm vào mạch, có thể chập, cháy, nổ. Đặc biệt, khi trời mưa lại có sấm sét, việc dùng điện thoại sẽ rất nguy hiểm. Tia lửa điện có thể chạy theo sóng điện thoại và như vậy rất có thể người sử dụng điện thoại sẽ bị sét đánh trúng. Khi trời mưa, bạn cũng không nên để điện thoại ở túi quần, vì rất có thể mưa sẽ làm ướt cả quần và làm hỏng điện thoại.

Ngày nay một bộ phận không nhỏ người sử dụng dần lệ “lệ thuộc” vào smartphone. Đó là lý do mà họ luôn mang điện thoại bên mình ngay cả khi đi tắm bất chấp những rắc rối có thể gặp phải. Mặc dù có thể nghe nhạc trong lúc tắm cũng là một phương pháp thư giãn hữu hiệu nhưng mang điện thoại vào phòng tắm để nghe nhạc lại là việc nên tránh. Dù không tiếp xúc trực tiếp với nước nhưng hơi nước từ phòng tắm có thể ám vào smartphone của bạn rồi từ từ gây ra những hậu quả.

10. Sử dụng điện thoại khi đang tham gia giao thông

Mặc dù hiện nay có rất nhiều chế tài xử lý người tham gia giao thông sử dụng điện thoại khi đang lái xe tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người chưa thực sự chấp hành tốt qui định này.

Dùng điện thoại như nào la tot cho hợp lý năm 2024

Việc sử dụng điện thoại khi lái xe, đặc biệt là lái xe ô tô là rất nguy hiểm nhất là ở những nước có tình trạng giao thông công cộng hỗn loạn như ở Việt Nam, có thể khiến bạn gặp những vụ tai nạn gây hậu quả đáng tiếc cho chính bạn và những người tham gia giao thông. Vì thế, cách tốt nhất để hạn chế những việc này là bạn nên tập trung lái xe trong khi đang tham gia giao thông, trong những trường hợp thật cần thiết hãy dừng xe vào lề đường trước khi sử dụng điện thoại.