Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là gì

* Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp trong ngắn hạn nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Điều kiện cần: Trên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải lựa chọn sản lượng sao cho tại đơn vị sản lượng cuối cùng, chi phí biên bằng với mức giá: MC = P. Đây là điều kiện chung áp dụng cho cả ngắn hạn lẫn dài hạn.

Thật vậy, theo nguyên tắc tổng quát về sự lựa chọn sản lượng của một doanh nghiệp nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mức sản lượng tối ưu phải là mức sản lượng mà tại đơn vị sản lượng cuối cùng, chi phí biên phải bằng doanh thu biên: MC = MR. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên MR luôn luôn bằng mức giá P. Vì thế, điều kiện MC = MR trở thành điều kiện MC = P.

Hãy xem xét điều kiện trên qua hình 5.2. Tại mức giá thị trường P1 mà doanh nghiệp phải chấp nhận, doanh nghiệp phải đối diện với một đường cầu nằm ngang D. Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp phải tương ứng với giao điểm của đường chi phí biên MC với đường cầu D, nơi mà điều kiện MC = P [trong trường hợp này P = P1] được thỏa mãn. Tuy nhiên, với một đường chi phí biên MC hình chữ U, đường chi phí biên có thể cắt đường cầu nằm ngang tại hai điểm, tương ứng với hai mức sản lượng q1 và q2 như trên hình 5.2. Phải chăng cả hai mức sản lượng này đều đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp?

Tại sản lượng q1, đường MCđang có xu hướng đi xuống. Với những mức sản lượng q lân cận và nhỏ hơn q1, đường MC nằm phía trên đường cầu D, có nghĩa là chi phí biên đang lớn hơn doanh thu biên hay mức giá. Lúc này, như ta đã biết, càng tăng sản lượng thì tổng lợi nhuận càng giảm. Khi sản lượng lân cận và lớn hơn q1, đường MC lại nằm phía dưới đường cầu D, nên tương ứng với những mức sản lượng này, chi phí biên lại nhỏ hơn doanh thu biên. Khi đó, nếu tiếp tục tăng sản lượng sẽ làm cho tổng lợi nhuận tăng. Như vậy, tại sản lượng q1, tổng lợi nhuận là tối thiểu chứ không phải là tối đa.

Ngược lại, nếu xét những điểm sản lượng lân cận với sản lượng q2, nơi mà đường cầu D cắt đường MCở phần đang đi lên, ta có: thứ nhất, tương ứng với các mức sản lượng còn nhỏ hơn q2, chi phí biên còn nhỏ hơn doanh thu biên hay mức giá. Vì vậy, nếu tăng sản lượng, tổng lợi nhuận sẽ tăng. Khi sản lượng lớn hơn q2, chi phí biên lại vượt quá doanh thu biên. Lúc đó, nếu tăng sản lượng thì tổng lợi nhuận sẽ giảm. Như thế, tại sản lượng q2, lợi nhuận sẽđạt giá trị lớn nhất. Nói cách khác, điều kiện cần để tối đa hóa lợi nhuận đối với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là nó phải lựa chọn sản lượng tương ứng với giao điểm của đường cầu mà nó đối diện và phần đường chi phí biên đang đi lên.

Điều kiện bổ sung: Về ngắn hạn, doanh nghiệp chỉ sản xuất [với mức sản lượng tương tự như sản lượng q2 nói ở trên; giờđây, để cho tiện ta đặt tên cho mức sản lượng này là q*] nếu như mức giá thị trường lớn hơn hoặc bằng mức chi phí biến đổi bình quân tối thiểu. Trong trường hợp ngược lại, doanh nghiệp sẽ tạm thời đóng cửa, không sản xuất gì.

Giả sử, trong ngắn hạn, mức giá thị trường Pđang lớn hơn hoặc bằng mức chi phí biến đổi bình quân tối thiểu [P≥AVCmin]. Tại mức sản lượng q*, ta có MC[q*] = P. Do đó, MC[q*] ≥AVCmin, tức là đường chi phí biên MCđang nằm ở phía trên đường chi phí biến đổi bình quân AVC [điều này được suy ra từ mối quan hệ giữa đường MC và đường AVC mà chúng ta đã biết]. Vì vậy, mức chi phí biên tại sản lượng q* [bằng mức giá P] chắc chắn sẽ lớn hơn mức chi phí biến đổi bình quân tương ứng. Nghĩa là điều kiện bổ sung tổng quát [P≥AVC] được thỏa mãn hay doanh nghiệp có thể sản xuất được ở mức sản lượng này. Trái lại, nếu mức giá thị trường P nhỏ hơn AVC tối thiểu [PTC].

Tóm lại, khi giá thị trường quá thấp, doanh nghiệp sẽđóng cửa, không sản xuất. Mức giá P2 là ngưỡng giá cả tối thiểu để doanh nghiệp sản xuất. Tương ứng với các mức giá P2, P3, P4, P5, các mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận mà doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng lần lượt là q2, q3, q4, q5. Các điểm A, B, C, E một mặt, đều nằm trên đường chi phí biên, mặt khác, cho chúng ta biết các mức sản lượng mà doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng tương ứng với các mức giá thị trường khác nhau. Theo định nghĩa, đó cũng chính là những điểm nằm trên đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp.

Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là một phần của đường chi phí biên ngắn hạn, bắt đầu từđiểm A [tức tại đó AVCmin] trở lên. Do đây là phần đường MCđang đi lên nên đường cung này là một đường dốc lên, thể hiện việc gia tăng sản lượng của doanh nghiệp nhằm đáp ứng với sự lên giá hàng hóa trên thị trường.

Đặc điểm của ngành xét trong ngắn hạn thể hiện ở hai điểm: Thứ nhất, mỗi doanh nghiệp chỉ có khả năng điều chỉnh hạn chế một số yếu tố đầu vào và bị ràng buộc bởi một số yếu đầu vào cố định. Thứ hai, số lượng các doanh nghiệp trong ngành được xem là cố định, với những doanh nghiệp hiện hành đang hoạt động.

Đặc điểm thứ nhất quy định tính chất của đường cung ngắn hạn của từng doanh nghiệp, thể hiện ở hình dạng các đường chi phí biên ngắn hạn, với một điểm đóng cửa cụ thể nào đó. Đặc điểm thứ hai cho thấy có thể xây dựng đường cung ngắn hạn của ngành bằng cách cộng theo chiều ngang các đường cung ngắn hạn của các doanh nghiệp mà số lượng chúng là đã xác định. Cụm từ "cộng theo chiều ngang" ở đây hàm nghĩa rằng: sản lượng mà ngành sẵn sàng cung ứng tại mỗi mức giá chính là tổng sản lượng mà các doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng tại mức giá đó.

Giả sử tại mức giá Pi sản lượng mà doanh nghiệp j sẵn sàng cung ứng là qij, thì lượng cung tương ứng Qi của ngành là: Qi = ∑qij. Mỗi cặp [Qi,Pi] cho ta một điểm xác định trên đường cung của ngành.

Có thể minh họa nguyên tắc trên bằng đồ thị ở hình sau, với giả định đơn giản là trong ngành chỉ có 2 doanh nghiệp A và B.

 

Nguồn: PGS.TS. Phí Mạnh Hồng [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Video liên quan

Chủ Đề