Đường huyết sau ăn 3 giờ bao nhiêu là bình thường?

Những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao sẽ giải phóng glucose vào máu rất nhanh, gây tăng đường huyết sau ăn đột ngột, chẳng hạn như bánh mì trắng, cơm, bún,…Tuy nhiên, nếu khéo léo chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ, có chỉ số GI thấp như yến mạch, bánh mì nguyên cám hay đậu Hà Lan,… bạn sẽ kiểm soát được tốc độ đường giải phóng vào máu, hạn chế được nguy cơ đường huyết sau ăn tăng vọt. 

Bạn sẽ không biết mình có bị tiểu đường hay không nếu không dựa vào chỉ số đường huyết của cơ thể. Thông thường chỉ số đường huyết sẽ tăng sau bữa ăn 1-2 giờ. Vậy chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là ổn định và cách duy trì chỉ số đường huyết ở mức bình thường như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mục lục

1. Chỉ số đường huyết là gì?

Đường huyết sau ăn 3 giờ bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số đường huyết giúp chúng ta đánh giá nguy cơ mắc tiểu đường hay không!

Cơ thể chúng ta muốn hoạt động thì cần lấy năng lượng từ thức ăn hàng ngày. Trong đó đường (glucose) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cùng là nguồn nhiên liệu cực kì quan trọng và cần thiết cho mọi hệ cơ quan, nhất là hệ thần kinh và não bộ. Đường sẽ được cơ thể hấp thụ từ thực phẩm và lưu thông cùng máu.

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu. Chỉ số này được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl giúp xác định nồng độ glucose trong máu tại thời điểm khảo sát là bao nhiêu. Từ đó, chúng ta mới có thể xác định được tình trạng của người bệnh là bình thường, tiền tháo đường hay đang bị đái tháo đường.

Cơ thể mỗi chúng ta phải luôn duy trì lượng đường nhất định để vừa đáp ứng nhu cầu của cơ thể, vừa đảm bảo không dẫn tới bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày, thậm chí là từng phút. Do đó, để đánh giá được chính các, bác sĩ cần đo chỉ số ngày tại 4 thời điểm:

  • Chỉ số đường huyết bất kỳ: mẫu máu được lấy tại các thời điểm bất kỳ trong ngày.
  • Chỉ số đường huyết lúc đói: mẫu máu sẽ được lấy ít nhất 8h sau khi ăn.
  • Chỉ số đường huyết sau ăn: mẫu máu sẽ được kiểm tra sau khi ăn từ 1h, 2h, 4h,…
  • Xét nghiệm HbA1c: là giá trị phản ánh nồng độ đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng qua, cho kết quả chính xác, ít sai lệch.

Từ các chỉ số này sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu chỉ số đường huyết ở mức bình thường, đồng nghĩa với sức khỏe của bạn đang rất tốt. Song nếu chỉ số đường huyết cao bất thường sẽ là cảnh báo nguy cơ tiền đái tháo đường hoặc tiểu đường. Lúc này, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

2. Vì sao chỉ số đường huyết tăng sau khi ăn?

Đường huyết sau ăn 3 giờ bao nhiêu là bình thường?
Vì sao chỉ số đường huyết tăng sau khi ăn?

Tăng đường huyết sau ăn là tình trạng phổ biến, có thể gặp ở cả người khỏe mạnh và nhóm tiền tiểu đường.

  • Ở với người khỏe mạnh, sau khi ăn các thực phẩm chứa đường bột thì lượng đường trong máu tăng lên không đáng kể do Insulin bắt đầu hoạt động gần như ngay lập tức. Insulin được tiết ra từ tuyến tụy có tác dụng chuyển hóa glucose ra khỏi máu và vào tế bào, từ đó giúp làm giảm lượng đường trong máu. Quá trình này thường kết thúc chỉ trong vài phút. Do đó, khoảng 2 giờ sau khi ăn, chỉ số đường huyết ở người bình thường sẽ trở về giá trị khi đói.
  • Ở người bị tiểu đường và tiền tiểu đường thì ngược lại. Lượng insulin tiết ra không đủ hoặc tiết ra chậm, đồng thời insulin ở những người này phải mất khoảng 15 phút mới bắt đầu hoạt động để chuyển hóa đường vào tế bào. Điều này khiến chức năng và quá trình làm giảm lượng đường huyết ở bệnh nhân bị ảnh hưởng, làm cho lượng đường huyết sau khi ăn tăng cao.

Như vậy, tăng đường huyết sau ăn là trạng thái insulin bị suy giảm cả về hoạt động lẫn khối lượng tiết ra. Từ đó không thể hỗ trợ chuyển hóa hết glucose trong mô cơ thể, gây nên tình trạng “rối loạn dung nạp glucose” và hiệu quả giúp đưa đường huyết về giá trị bình thường không tốt. Chính tình trạng rối loạn chức năng dung nạp glucose này làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch và đột quỵ.

Một điều khác mà bạn cần lưu ý đó là ở nhóm tiền tiểu đường và tiểu đường giai đoạn đầu, chỉ số đường huyết lúc đói thường ở mức bình thường. Do đó, nếu chỉ xác định bệnh tiểu đường dựa trên chỉ số đường huyết lúc đói, bệnh nhân có thể bỏ qua tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Vì vậy, người bệnh cần quản lý chặt chẽ không chỉ lượng đường trong máu khi đói mà cả tình trạng “tăng đường huyết sau bữa ăn”.

3. Cách đo lượng đường huyết sau khi ăn

Sau khi ăn, nồng độ đường huyết sẽ cao và đạt đỉnh điểm sau 1h và trở về nồng đồ ở mức bình thường sau 4h. Do đó, thời điểm thích hợp nhất để bạn đo đường huyết sau ăn một cách chính sau và hiệu quả là sau 2 giờ.

Thông thường bác sĩ sẽ đo chỉ số đường huyết bằng cách thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, ngày nay y tế ngày càng phát triển, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng đo được lượng đường huyết sau ăn với máu đo đường huyết cá nhân tại nhà.

Các bước đo lượng đường huyết sau khi ăn:

Bước 1: Rửa tay hoặc sát trùng trước khi lấy máu

Đường huyết sau ăn 3 giờ bao nhiêu là bình thường?
Rửa tay bằng nước ấm trước khi lấy máu giúp máu lưu thông tốt

Vì bạn lấy máu ở đầu ngón tay để kiểm tra đường huyết nên bước này có tác dụng diệt khuẩn và giúp máu lưu thông tốt hơn. Tốt nhất là nên rửa tay bằng nước ấm để máu lưu thông dễ dàng hơn, đồng thời quá trình lấy máu cũng diễn ra nhanh hơn.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lấy máu

  • Lắp kim vào bút lấy máu.
  • Vặn ngược chiều kim đồng hồ đầu bút lấy máu để mở đầu bút ra.
  • Kim lấy máu lắp vào ống bút sao cho kim chạm vào đấy bút, không bị rơi ra ngoài.
  • Khi kim lấy máu đã đúng vị trí, dùng tay vặn bỏ đầu bọc nhựa của kim.
  • Cuối cùng, lấy đầu bút lắp vào lại, vặn theo chiều kim đồng hồ.

Bước 3: Lấy máu

Đường huyết sau ăn 3 giờ bao nhiêu là bình thường?

Bút lấy máu có 5 mức độ điều chỉnh chiều sâu của kim để khi tiến hành lấy máu không gây đau, cụ thể:

  • Mức 1,2: Dùng cho da mỏng.
  • Mức 3: Da không quá dày, không quá mỏng
  • Mức 4,5: Dạ dày, có chai sạn.

Để điều chỉnh độ sâu của kim thì bạn chỉ cần kéo phần cuối bút khi nghe tiếng “tách”

Cắm que thử máu vào máy đo đường huyết, máy sẽ tự khởi động

Thực hiện đo đường huyết máu bằng cách ấn nhẹ nút trên thân bút, sau đó kim sẽ đâm nhẹ vào ra và rút ra ngay lập tức sau đó. Nặn 1 giọt máu lên đầu gon tay để máy đường huyết thực hiện đo kết quả chỉ số đường huyết.

Thông thường, chỉ số đường huyết sẽ tăng sau bữa ăn sáng, nhưng tốt nhất, sau mỗi bữa ăn bạn đều cần kiểm tra đường huyết. Trước khi thực hiện đo GI, bạn cần nắm được lượng đường huyết trước bữa ăn là bao nhiêu. Điều này giúp bạn xác định được lượng đường huyết tăng nhiều hay tăng ít, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể.

➤ Tham khảo thêm: So sánh top máy đo tiểu đường tốt nhất hiện nay

4. Chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là ổn định?

Đường huyết sau ăn 3 giờ bao nhiêu là bình thường?

Với câu hỏi “chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là ổn định?” còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Đối với người khỏe mạnh bình thường, chỉ số đường huyết sau 2h ăn dưới 7,8mmol/L được coi là ổn định. Tuy nhiên chỉ số này sẽ thay đổi nếu bạn bị tiểu đường hoặc đang dùng thuốc điều trị.

  • Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tốt nhất nên giữ chỉ số đường huyết sau 2h ăn dưới 10mmol/L ( <180mg/dL) thì sẽ an toàn
  • Với người đang tiêm insulin để điều trị thì cần giữ đường huyết sau 2h ăn dưới 7,8 mmol/L

Bạn nên thường xuyên theo dõi bảng chỉ số đường huyết, đặc biệt chỉ số đường huyết lúc đói và sau bữa ăn để biết được lượng đường huyết của mình cao hay thấp hay ở mức chấp nhận được. Muốn giữ được chỉ số đường huyết ở mức ổn định, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được cho lời khuyên và hướng dẫn cụ thể.

➤ Bài viết liên quan: Mức đường huyết an toàn cho bà bầu là bao nhiêu?

5. Đường huyết sau ăn 2h vẫn cao cảnh báo điều gì?

Đường huyết sau ăn 2h ở người tiểu đường thường tăng cao. Tuy nhiên nếu tình trạng tăng cao này kéo dài và không có biểu hiện quay về mức bình thườn thì người bệnh cần xem xét bởi vì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Đường huyết sau ăn 2h tăng cao lâu sẽ làm tăng chỉ số HbA1c (là một loại hemoglobin đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. HbA1c tồn tại trong hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể). Nếu tình trạng này không cải thiện và được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm về tim, thận, thần kinh, mắt… Nặng hơn có thể gây mù lòa, suy thận, đột quỵ, thậm chí là gây tử vong.

Do đó, chỉ số đường huyết sau ăn 2h là một chỉ số quan trọng. Người bệnh tiểu đường cần phải theo dõi và kiểm tra thường xuyên, tốt nhất là nên biết cách kiểm soát chỉ số này mức ổn định để điều trị tiểu đường đạt được hiệu quả tốt nhất.

➤ Tham khảo thêm: Đường huyết cao có phải bị tiểu đường?

6. Cách kiểm soát đường huyết sau ăn ở mức ổn định

Chỉ số đường huyết sau ăn hầu hết bị ảnh hưởng lớn từ chế độ ăn uống. Vì thế muốn duy trì chỉ số này ở mức ổn định thì chế độ ăn uống cùng với lối sống khoa học là cách đơn giản nhất và dễ thực hiện nhất.

Ăn thực phẩm có chỉ số GI thấp

Như đã đề cập chỉ số GI (hay chỉ số đường huyết) là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của thực phẩm. Vì vậy, tiêu thụ các thực phẩm có chỉ số GI thấp hoặc trùng bình sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn. Bạn cần phân biệt được đâu là thực phẩm có GI cao để hạn chế ăn và đâu là thực phẩm có GI thấp, trùng bình để có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày:

Đường huyết sau ăn 3 giờ bao nhiêu là bình thường?
Ăn thực phẩm có chỉ số GI thấp

Thực phẩm có GI cao (trên 70)

  • Bánh mì trắng, bánh mì vòng
  • Bột bắp, bột gạo tinh, ngũ cốc ăn sáng, bột yến mạch ăn liền
  • Gạo tẻ, mì gói, mì ống và bơ
  • Khoai lang, bí ngô
  • Bánh quy, bánh gạo, bỏng ngô, bánh quy mặn.

Thực phẩm có GI thấp (dưới 55) 

  • Bánh mì 100% ngũ cốc hoặc bánh mì lúa mạch đen
  • Bột yến mạch (cuộn hoặc cắt miếng), cám yến mạch, ngũ cốc muesli
  • Pasta, gạo, lúa mạch, lúa mì bulgur
  • Khoai lang, bắp, củ từ, đậu bơ, đậu Hà Lan, quả đậu và đậu lăng
  • Các loại trái cây, rau không chứa tinh bột và cà rốt.

Thực phẩm có GI trung bình (56 đến 59)

  • Ngũ cốc nguyên cám, lúa mạch đen và bánh mì tròn
  • Bột yến mạch
  • Gạo lứt, gạo nếp
  • Mì và nui

Đọc thêm: Giải đáp: Người bị tiểu đường có nên ăn gạo lứt?

Ngoài ra, chỉ số đường huyết của thực phẩm cũng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố mà bạn cần lưu ý như:

  • Thời gian chín: Thời gian chín của rau nào càng dài rau đó có chỉ số GI càng cao.
  • Quá trình chế biến: Nước ép có chỉ số GI cao hơn trái cây tươi; khoai tây nghiền có chỉ số GI cao hơn khoai tây nướng,…
  • Phương pháp nấu nướng: Mì ống chín vừa đủ sẽ có chỉ số GI thấp hơn mì ống nấu chín hoàn toàn.
  • Sự đa dạng: Gạo trắng hạt dài có chỉ số GI thấp hơn gạo lứt, nhưng gạo trắng hạt ngắn có chỉ số GI cao hơn gạo lứt.

Chia nhỏ bữa ăn

Khối lượng thức ăn mà bạn tiêu thụ trong mỗi bữa ăn là yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất đến mức đường huyết sau khi ăn. Do đó, để hạ thấp lượng đường sau khi ăn là ăn ít đi. Bạn có thể dễ dàng thực hiện được điều này bằng cách chia nhỏ bữa ăn. Thay vì ăn 3 bữa chính mỗi ngày với lượng thức ăn nhiều ở mỗi bữa, bạn có thể ăn thành 5 bữa vừa đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn mà không làm lượng đường huyết tăng quá nhiều sau khi ăn.

Thường xuyên tập thể dục

Đường huyết sau ăn 3 giờ bao nhiêu là bình thường?
Tập thể dục thường xuyên giúp thế bào cơ tiêu thụ đường để tạo ra năng lượng

Khi tập thể dục, tế bào cơ tăng tiêu thụ đường để tạo ra năng lượng, đồng thời lượng đường trong máu dễ dàng đi qua màng tế bào mà không cần insulin để giúp chuyển hóa glucose. Kết quả là giúp làm giảm lượng đường trong máu.

Bên cạnh đó, việc tập luyện thể dục thường xuyên còn giúp làm tăng sự nhạy cảm insulin, từ đó các tế bào cơ có thể sử dụng hiệu quả được lượng đường trong máu trong cả trong lúc tập và sau khi tập.

Vậy cần phải luyện tập bao nhiêu thời gian để đạt được những lợi ích này. Bạn có thể dàn 15-20 phút vận động nhẹ nhàng. Điều quan trọng là sau khi ăn cơm tránh ngồi một một chỗ trong thời gian dài, tốt nhất hãy đi dạo hoặc làm một vài công việc lặt vặt như rửa bát, uống nữa,… để tiêu hao năng lượng.

Ngăn ngừa hạ đường huyết

Có thể bạn chưa biết rằng một trọng những phản ứng điển hình của cơ thể khi bị hạ đường huyết là làm cho chúng ta đói hơn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ ăn nhiều hơn, hấp thụ thức ăn nhanh hơn, từ đó làm đường huyết tăng cao hơn so với bình thường. Do đó, ngăn ngừa hạ đường huyết trước bữa ăn và bữa phụ là một chiến lược hiệu quả để kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Giảo cổ lam – sản phẩm giúp ổn định lượng đường trong máu

Đường huyết sau ăn 3 giờ bao nhiêu là bình thường?
Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Ngoài việc kết hợp ăn uống và luyện tập, người bệnh nên sử dụng một số sản phẩm có tác dụng làm ổn định lượng đường trong máu để mang đến kết quả nhanh và tốt hơn. Trong đó, Giảo cổ lam Tuệ Linh được hầu hết các bác sĩ khuyên dùng.

Trong thành phần của giảo cổ lam có chứa phanoside giúp ổn định đường huyết, làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, ổn định nồng độ đường trong máu.

Năm 2011, hội Đái tháo đường Thụy Điển phối hợp với Bộ môn Dược lý của trường ĐH Y Hà Nội để thực hiện một thử nghiệm lâm sàng. Bệnh nhân được thử nghiệm đều là những người có chỉ số đường huyết tất cao từ 9-14mmol/l. Sau 12 tuần sử dụng giảo cổ lam với liều lượng 6g/ngày (tương đương với 3 gói trà giảo cổ lam 2g) thì chỉ số đường huyết đều giảm xuống 3mmol/l.

Ngoài ra, giảo cổ lam có chiết xuất từ thảo dược, được nghiên cứu bởi các GS.TS đầu ngành trong lĩnh vực y dược, không có độc tính nên có thể sử dụng lâu dài mà hoàn toàn không gây tác dụng phụ.

Đọc chi tiết: Giảo cổ lam giúp ổn định đường huyết ở tiểu đường type 2

Như vậy, sau mỗi bữa ăn lượng đường huyết đều tăng lên. Khi đã biết được câu trả lời cho “lượng đường huyết sau ăn bao nhiêu là ổn định?” thì bạn cần bắt đầu lên kế hoạch để kiểm soát và đưa đường huyết về mức an toàn. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.