Đường không giao nhau cùng mức là gì

2020-12-07 06:32:18

Nội dung chính

  • Mục lục bài viết
  • 1. Đi vào đoạn đường cong có bật đèn tín hiệu không ?
  • 2. Mức phạt khi đi xe máy chuyển làn đường mà không bật đèn tín hiệu ?
  • 3. Tư vấn về sử dụng làn đường khi tham gia giao thông ?
  • 4. Mức xử phạt dán thiếu thông tin khối lượng cửa xe tải?
  • 5. Mô tô đi đi lấn vạch đường mức phạt như nào?
  • Video liên quan

Ban biên tập xin trả lời bạn như sau:

Quy tắc khi đi trên đường bộ giao nhau với đường sắt

Điều 25 Luật Giao thông đường bộ quy định về quy tắc khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, cụ thể như sau:

- Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.

- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.

- Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

- Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

Người tham gia giao thông phải tuân thủ các nguyên tắc trên, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 47 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng và bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 01 tháng đến 03 tháng. Đồng thời này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm một trong các hành vi sau đây:

- Điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ làm hỏng cần chắn, giàn chắn, các thiết bị khác tại đường ngang, cầu chung;

- Điều khiển xe bánh xích, xe lu bánh sắt, các phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, quá khổ giới hạn đi qua đường ngang mà không thông báo cho tổ chức quản lý đường ngang, không thực hiện đúng các biện pháp bảo đảm an toàn.

Đối với người đi bộ

Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm

Đối với người điều khiển đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung; vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

Đối với người điều khiển xe  mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng dừng xe, đỗ xe quay đầu xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung. Bị tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 tháng đến 03 tháng.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

BBT

Mục lục bài viết

  • 1. Đi vào đoạn đường cong có bật đèn tín hiệu không ?
  • 2. Mức phạt khi đi xe máy chuyển làn đường mà không bật đèn tín hiệu ?
  • 3. Tư vấn về sử dụng làn đường khi tham gia giao thông ?
  • 4. Mức xử phạt dán thiếu thông tin khối lượng cửa xe tải?
  • 5. Mô tô đi đi lấn vạch đường mức phạt như nào?

1. Đi vào đoạn đường cong có bật đèn tín hiệu không ?

Thưa Luật sư, tôi là đang tham gia giao thông trên đoạn đường từ Thị trấn TQ huyện GL tới làng Bát Tràng có xuất hiện đoạn đường cong và không bật xi-nhan khi đi qua đoạn đường đó. Bất ngờ đã bị các đồng chí cảnh sát trật tự huyện GL yêu cầu dừng xe và xử phạt hành chính vì lỗi không bật đèn xi-nhan khi đi vào đoạn đường cong. Tuy nhiên tôi quan sát rất kỹ, đoạn đường cong không hề giao nhau với bất kỳ một đoạn đường đồng cấp nào.

Vậy luật sư giúp tôi trả lời câu hỏi cảnh sát có thể xử phạt tôi vì lỗi đó hay không? xử phạt có đúng thẩm quyền không ?

Cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ theo khoản 1 điều 15 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

>> Xem thêm: Luật sư Lê Minh Trường tham gia trả lời VOV2 về hành vi bỏ chạy khi gây tai nạn giao thông ?

Điều 15. Chuyển hướng xe

1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

Do đó, theo quy định trên thì khi bạn muốn chuyển hướng thì phải chủ động giảm tốc độ và bật tín hiệu báo hướng rẽ của mình.

Nơi đường giao nhau cùng mức [sau đây gọi là nơi đường giao nhau] là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp của bạn là đi vào đường cong và không giao nhau với đường cùng mức thì bạn sẽ không bị xử phạt do không bật tín hiệu [xi-nhan] báo hướng rẽ.

Điều 70. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:

a] Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm a, Điểm d Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 5;

b] Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6;

Một lần nữa có thể khẳng định khi bạn đi vào đoạn đường cong mà đoạn đường đó không giao nhau với bất kỳ đường cùng mức nào thì sẽ không bị xử phạt. Và việc cảnh sát trật tự xử phạt bạn về lỗi đó là không đúng thẩm quyền, trái với quy định của phát luật. Bạn có thể làm đơn khiếu nại lên Cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

2. Mức phạt khi đi xe máy chuyển làn đường mà không bật đèn tín hiệu ?

Thưa Luật sư cho tôi hỏi tôi có đi xe máy trên đường và khi tôi rẽ phải tôi không bật xi- nhan báo hướng rẽ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, như vậy tôi sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

>> Xem thêm: Điều khiển xe gây tai nạn chết người có bị phạt tù không? Trách nhiệm của chủ xe

Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Cám ơn Luật sư.

Trả lời:

- Thứ nhất là căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định như sau:

Điều 15. Chuyển hướng xe

1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

- Thứ hai là , Xe máy chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe máy chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước sẽ bị xử phạt như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

...2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;

Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc [người điều khiển xe máy chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước] có thể sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

3. Tư vấn về sử dụng làn đường khi tham gia giao thông ?

Kính chào Luật Minh Khuê, tôi có một vấn đề mong các Luật sư giải đáp: Tôi muốn làm rõ chủ yếu về khoản 2 của Điều 13: Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Tôi muốn làm rõ chủ yếu về khoản 2 của Điều 13

Cách 1: Xe thô sơ phải đi làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới xe máy chuyên dùng phải đi trên làn đường bên trái.

Tại sao lại có cách hiểu này? Đó là do có nhiều bác đi ô tô khi đi vào làn bên phải trên đường có 2 làn và không có biểnphân làn đường theo phương tiện đã bị các xxx thổi phạt với tội đi vào làn dành cho xe máy.

Vậy điều này có đúng không? Nếu hiểu như thế thì xe máy [cũng là xe cơ giới] cũng bắt buộc phải đi vào làn bên trái. Sự thực là chẳng có ai đi như vậy cả. Có bạn nào có thể đưa câu hỏi này lên cơ quan có thẩm quyền để có được câu trả lời chính thức không?

Cảm ơn!

Trả lời:

>> Xem thêm: Quy định mới nhất năm 2022 về mức phạt đi xe máy chở 3, chở quá số người

Thứ nhất: Quy định về vạch kẻ đường, việc sử dụng làn đường.

Khoản 7 Điều 3 Luật Giao Thông Đường Bộ 2008 quy định: “7. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.”

Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

" 18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ [sau đây gọi là xe cơ giới] gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự.

19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ [sau đây gọi là xe thô sơ] gồm xe đạp [kể cả xe đạp máy], xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Như vậy, Căn cứ quy định nêu trên, kể cả khi không có biển phân làn đường thì:

+ Vạch đứt khúc trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường với tác dụng phân chia các làn xe cùng chiều để lái xe nhận biết điều khiển xe chạy an toàn. Nếu vạch ở đầu đường thì có tác dụng hướng dẫn xe chạy đúng tuyến đường.

+ Vạch liền trắng thể hiện phân cách làn giữa xe có động cơ và xe không có động cơ [hoặc giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy]

+ Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Việc chuyển làn chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn

>> Xem thêm: Đi sai làn đường bị xử phạt như thế nào theo luật giao thông ?

4. Mức xử phạt dán thiếu thông tin khối lượng cửa xe tải?

Xin chào Luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi xin được giải đáp như sau: Tôi điều khiển xe tải 650kg và bị phạt lỗi [dán thiếu thông tin khối lượng bản thân xe và khối lượng toàn bộ xe] 2 bên cửa. CSGT cho tôi xem trong sổ ghi lỗi này phạt 1.500.000/xe tư nhân và 3.000.000/xe công ty.

Xin Luật Minh Khuê cho biết luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ mới nhất hiện nay là nghị định và thông tư nào? Lỗi vi phạm như trên có đúng với mức phạt như vậy không? Nếu không đúng tôi có quyền khiếu nại không?

Cảm ơn Luật Minh Khuê đã tư vấn giúp.

Trả lời:

Theo pháp luật hiện hành thì việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đang được thi hành theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa xe ô tô chở hành khách theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này;

b] Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên cánh cửa xe ô tô tải theo quy định;

c] Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân ô tô đầu kéo, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép kéo theo trên cánh cửa xe ô tô đầu kéo theo quy định; không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên rơ moóc, sơ mi rơ moóc theo quy định;

>> Xem thêm: Năm 2022, Các lỗi cảnh sát cơ động được quyền xử phạt vi phạm hành chính ?

>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp phù hiệu xe tải theo quy định mới năm 2022 ?

5. Mô tô đi đi lấn vạch đường mức phạt như nào?

Xin hỏi văn phòng luật sư ! Tôi điều khiển phương tiện mô tô đi đang tham gia giao thông thì bị một đồng chí cảnh sát giao thông ra tạm dừng phương tiện của tôi lại và thông báo là tôi đi sai làn đường [đi lấn vạch]. Và đồng chí ấy đề nghị tôi xuất trình giấy tờ xe và nộp phạt, lúc đó tôi có đề nghị cho xem hình ảnh nhưng đồng chí ấy nói là lỗi này không cần phải hình ảnh, sau đó còn dắt xe tôi vào và lập biên bản.

Sau đó thu giấy đăng ký xe của tôi và bảo tôi ký vào biên bản. Vì quá vội đi làm tôi bắt buộc phải ký nhưng khi tôi ký tôi cũng ghi vào chỗ ý kiến người vi phạm là tôi có đề nghi cho xem hình ảnh nhưng đồng chí công an đã không cho xem.

Vậy cho tôi hỏi tôi có phải nộp phạt không ?. Hay là tôi phải viết đơn khiếu nại đến đội trưởng của đồng chí công an đó và quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào ?.

Rất mong được sự tư vấn nhiệt tình, chu đáo của văn phòng Luật Sư Minh Khuê [tôi vẫn giữ 1 liên ghi lỗi vi phạm, và có ghi là không cung cấp hình ảnh cho tôi].

Trả lời:

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

>> Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị cấp phù hiệu, biển hiệu xe mới nhất năm 2022

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;

b] Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;

c] Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;

d] Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;

Với lỗi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều 6 không phải chịu hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe. tuy nhiên nếu người nộp phạt không thực hiện nộp tiền phạt vi phạm lỗi luôn thì có thể bị tạm giữ giấy phép lái xe, và sau khi nộp vi phạm thì sẽ được trả lại giấy phép lái xe.

Nếu bạn không vi phạm lỗi bạn có quyền yêu cầu Công an chứng minh lỗi vi phạm của bạn, nếu bạn không có lỗi thì bạn không phải nộp phạt. Bạn nên đề nghị lập lại biên bản và ghi ý kiến của bạn vào mục ý kiến người vi phạm, nếu bạn không đồng tình với quyết định xử phạt của các đồng chí công an, bạn có thể lấy biên bản đó là bằng chứng để khiếu nại với cơ quan nhà nước về sau này.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật giao thông - Công ty luật Minh Khuê

Chủ Đề