Em ủng hộ thể chế nhà nước phương Đông hay phương Tây vì sao

Sự khác biệt trong văn hóa Đông – Tây và những suy nghĩ đối với việc phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay

05/03/2014
Share
Facebook
Email
Print
Viber
Pinterest
Linkedin

TCCSĐT – Văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây tự nó đã có sự khác biệt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, sự giao lưu văn hóa Đông – Tây tạo nên những cơ hội để mỗi quốc gia phát huy và tiếp thu những khía cạnh tích cực của mỗi nền văn hóa, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa của đất nước, dân tộc mình.

Một số điểm khác biệt chủ yếu giữa văn hóa phương Đông và phương Tây
Một là,sự khác biệt trong việc nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh. Đối với người phương Tây, ngay từ thời cổ đại, cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh đã thể hiện khá rõ lập trường triết học của họ dưới các hình thức thế giới quan khác nhau, thậm chí đối lập nhau: có thế giới quan duy vật, có thế giới quan duy tâm, có thế giới quan lạc quan, tích cực, có thế giới quan bi quan, tiêu cực…

Trong sự phát triển của các nước phương Tây từ xưa đến nay, những người có thế giới quan duy vật, lạc quan tích cực [dù dưới các hình thức thô sơ, máy móc hay biện chứng…] thường đại diện cho xu hướng tư duy tiến bộ, ủng hộ hoặc đồng hành với sự phát triển của khoa học. Trái lại, những người có thế giới quan duy tâm, bi quan tiêu cực [dù dưới các hình thức chủ quan, khách quan hay tôn giáo] thường đại diện cho xu hướng tư duy phản tiến bộ, không tin hoặc cản trở sự phát triển của khoa học. Trong thói quen xem xét của người phương Tây, thế giới chỉ có thể là đen hoặc trắng chứ không chấp nhận một thế giới đen – trắng lẫn lộn. Điều đó lý giải tại sao người phương Tây lại coi trọng lối tư duy “duy lý” chứ không phải “duy tình”.

Trái lại, đối với người phương Đông, do điều kiện sinh tồn có sự khác biệt so với các nước phương Tây [tính khép kín trong sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, mô hình kinh tế – xã hội chủ yếu mang đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ phong kiến…], nên cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh thường phức tạp hơn. Trong nhận thức của người phương Đông, thế giới xung quanh không phải là những mảnh ghép rời rạc nhau mà là một chỉnh thể có tính thống nhất giữa trời, đất và con người. Chính vì thế, trong triết học phương Đông một số lý thuyết triết học, như lý thuyết về “tam tài” [Trời – Đất – Người], lý thuyết “Thiên Nhân hợp nhất” [Trời với Người là một] luôn được các nhà triết học qua các thời đại ở các nước phương Đông đề cao. Đây chính là cơ sở quan trọng để hình thành nên thói quen đề cao văn hóa cộng đồng. Việc coi nhẹ văn hóa cá nhân của người phương Đông cũng là một sự khác biệt căn bản giữa văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây.

Trong quá trình hình thành nên thế giới quan của mình, người phương Đông ít chịu ảnh hưởng bởi các khuynh hướng triết học cụ thể. Sự cạnh tranh của các học thuyết triết học ở các nước phương Đông không gay gắt như ở các nước phương Tây. Đồng thời, cũng do nền tảng phát triển của tri thức khoa học, đặc biệt là các tri thức về khoa học tự nhiên qua các thời đại còn hạn chế, nên trong thế giới quan của người phương Đông, các yếu tố duy tâm, duy vật, biện chứng và siêu hình thường đan xen lẫn lộn. Điều này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành phương pháp luận trong văn hóa ứng xử của người phương Đông, trong đó, những khía cạnh tích cực là tính linh hoạt, mềm dẻo,…; còn những khía cạnh tiêu cực là: tính hữu khuynh, tính dễ thỏa hiệp trong việc thừa nhận chân lý…

Hai là,sự khác biệt về phương thức tư duy và văn hóa ứng xử. Có lẽ đây là một trong những điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất khi so sánh sự khác biệt giữa văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây. Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển tư duy của nhân loại, người ta thấy có sự khác biệt, thậm chí đối lập nhau, trong phương thức tư duy giữa phương Đông và phương Tây. Đối với người phương Đông, do đặc điểm về điều kiện địa lý, phương thức sản xuất và lịch sử phát triển xã hội nên họ thường chú trọng và đề cao phương thức tư duy trực giác [duy cảm]. Đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy trực giác [triết học] là “cách thức tư duy chú trọng đến sự cảm nhận hay thể nghiệm”[1]. [1]. Về mặt đời thường, phương thức tư duy trực giác thể hiện thành thói quen tư duy khi đứng trước đối tượng nhận thức thường chỉ chú trọng tới yếu tố trực quan cảm tính, bề ngoài, mà ít đi sâu nghiên cứu các chi tiết bên trong. Về phương diện văn hóa, do chịu ảnh hưởng bởi phương thức tư duy trực giác nên trong cách suy nghĩ và ứng xử của người phương Đông trong cuộc sống thường ngày thường mang tính trực quan, cảm tính, đề cao nhận thức kinh nghiệm [chủ yếu là kinh nghiệm đời thường của cư dân nông nghiêp], coi nhẹ vai trò của tri thức lý luận, tri thức khoa học. Đặc biệt trong cách ứng xử, người phương Đông thường theo lối “duy tình”. Lối tư duy này cũng có những điểm tích cực, như đề cao tính cố kết cộng đồng; tính dễ thân thiện; coi trọng các quan hệ thân tộc. Nhưng lối tư duy này tự nó cũng bộc lộ những hạn chế, như sự cả tin [dễ tin do vẻ bề ngoài]; sự nể nang [do tình thân, do quan hệ] mà làm mất đi lý trí, sự sáng suốt trong đánh giá, nhận định; dễ tạo ra sự ồn ào, chạy theo vẻ bề ngoài; coi trọng đạo đức hơn tài năng con người, coi trọng tình cảm hơn lý trí [một trăm cái lý không bằng một tí cái tình].

Ngược lại với thói quen văn hóa dựa vào phương thức tư duy trực giác của phương Đông, người phương Tây có thói quen văn hóa dựa vào phương thức tư duy duy giác. Tư duy duy giác [hay tư duy duy lý] là phương thức tư duy chỉ chú trọng đến giai đoạn nhận thức lý tính, là “lối tư duy độc lập chỉ thiên về lý trí, chỉ tin vào lý trí”.

Về mặt văn hóa, lối tư duy duy lý của người phương Tây cũng có những điểm tích cực trong nhận thức cũng như hành vi ứng xử, thường phân minh rõ ràng, trắng ra trắng, đen ra đen và không chấp nhận sự lẫn lộn giữa đen và trắng, tính thực tế trong nhận thức và hành động. Tuy nhiên, bản thân phương thức tư duy đó cũng bộc lộ yếu tố hạn chế, như tính máy móc, khả năng thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh bị hạn chế. Đặc biệt, người có tư duy duy lý nếu chịu ảnh hưởng bởi mặt trái của chủ nghĩa thực dụng có thể tạo ra thói quen ứng xử thực dụng một cách ích kỷ.

Ba là,sự khác biệt về chủ thể văn hóa. Chủ thể văn hóa ở đây được hiểu là văn hóa cá nhân hay văn hóa tập thể. Do chịu ảnh hưởng bởi thói quen kinh nghiệm về lao động sản xuất của cộng đồng cư dân nông nghiệp nên văn hóa ứng xử của người phương Đông thường coi trọng tính tập thể. Một số lý thuyết triết học phương Đông cũng góp phần tạo cơ sở cho văn hóa ứng xử theo lối tập thể của người phương Đông, như thuyết “Trung dung” của Nho giáo hay thuyết “Đại thừa” trong kinh Phật. Đặc điểm của văn hóa tập thể của người phương Đông là lối nhận thức và ứng xử thường dựa vào số đông. Trong văn hóa ứng xử tập thể thì vai trò của tập thể thường được đề cao thay vì cá nhân; mỗi cá nhân muốn tồn tại trong cộng đồng phải tự biết khép mình, hòa vào số đông thay vì muốn tách ra hoặc bộc lộ năng lực vượt trội của cá nhân trước tập thể. Ưu điểm của dạng văn hóa này là có khả năng phát huy sức mạnh của cộng đồng [một dạng dân chủ cơ sở mang tính sơ khai] nhưng tự nó cũng có những nhược điểm hạn chế, như hạn chế sự phát triển của cá nhân, thiếu địa chỉ cụ thể để quy trách nhiệm về các sai lầm, dễ bị cá nhân lợi dụng để lũng đoạn quyền lực…

Nếu chủ thể văn hóa ở phương Đông là tập thể, cộng đồng thì chủ thể văn hóa ở phương Tây lại là cá nhân. Về phương diện triết học, chủ nghĩa cá nhân [individualism] là khuynh hướng triết học đề cao, thậm chí tuyệt đối hóa vai trò vị trí và những lợi ích có liên quan đến cá nhân với tư cách là một trong những bộ phận cấu thành nên cộng đồng hay xã hội. Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân. Họ phản đối sự can thiệp từ bên ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân – cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước, hoặc bất kỳ một nhóm hay một thể chế nào khác. Chủ nghĩa cá nhân do vậy đối lập với chủ nghĩa toàn luận [neo full comment], chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng đồng, và chủ nghĩa công xã, tức là đối lập với những chủ thuyết nhấn mạnh đến việc công xã, nhóm, xã hội, chủng tộc, hoặc các mục đích quốc gia cần được đặt ưu tiên cao hơn các mục đích của cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân cũng đối lập với quan điểm truyền thống, tôn giáo, tức là đối lập với bất cứ quan niệm nào cho rằng cần sử dụng các chuẩn mực đạo đức hay luân lý ở bên ngoài, khách thể, để hạn chế sự lựa chọn hành động của cá nhân. Các khuynh hướng triết học đề cao chủ nghĩa cá nhân xuất hiện từ khá sớm trong triết học phương Tây, nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển ở các nước phương Tây thời kỳ cận đại thì chủ nghĩa cá nhân mới chính thức được khẳng định cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.

Về mặt văn hóa, chủ nghĩa cá nhân với tính cách là một chủ thể văn hóa thường bộc lộ khả năng nhận thức và hành vi ứng xử mang tính cá nhân, như nhấn mạnh đến sự độc lập của con người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, chủ nghĩa cá nhân trong văn hóa tự nó cũng mang tính hạn chế, như việc đề cao vai trò của cá nhân thường dẫn tới khuynh hướng cực đoan, tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân đơn lẻ, dung dưỡng cho tính ích kỷ của cá nhân, hạ thấp vai trò của cộng đồng, của xã hội. Về mặt này, chủ nghĩa cá nhân gần với chủ nghĩa vị kỷ [egoism]. Chủ nghĩa cá nhân kết hợp với chủ nghĩa thực dụng làm cho văn hóa cá nhân ở các nước phương Tây mang một màu sắc mới – văn hóa thực dụng, một hình thức văn hóa khá điển hình trong văn hóa Mỹ hiện nay.

Bốn là,sự khác biệt về tôn giáo và đức tin. Về mặt lịch sử, các tôn giáo lớn trên thế giới xuất hiện lần đầu tiên vào những năm đầu Công nguyên nhưng ý thức tôn giáo của nhân loại thì đã xuất hiện trước đó hàng nghìn năm cả ở phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, theo thời gian, việc lựa chọn đức tin đối với các tôn giáo giữa người phương Đông và phương Tây có khác nhau. Đa số các cộng đồng dân cư các quốc gia phương Tây đều theo Thiên chúa giáo, nên trong ý thức về tôn giáo của họ đức tin đối với đạo Thiên chúa có một vị trí và ý nghĩa rất lớn. Điều đó giải thích tại sao trong rất nhiều sinh hoạt văn hóa và lễ hội của người phương Tây đều có liên quan đến đức tin đối với đạo Thiên chúa và góp phần tạo ra bản sắc văn hóa riêng của họ. Ngược lại, đức tin tôn giáo của cộng đồng dân cư phương Đông lại có vẻ phức tạp hơn. Do điều kiện lịch sử, địa lý và chính trị khác nhau nên người phương Đông thường có đức tin về các tôn giáo khác nhau. Ngoài đức tin về một số tôn giáo phổ biến như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Nho giáo hay Đạo giáo, người phương Đông còn có đức tin tôn giáo vào các hiện tượng tín ngưỡng và văn hóa tâm linh khác. Do đó, so với đức tin tôn giáo của người phương Tây, sự hình thành đức tin và các sinh hoạt văn hóa liên quan đến tôn giáo của người phương Đông cũng thường đa dạng và phức tạp hơn. Chính vì thế, tại các quốc gia phương Đông không có ý thức tôn giáo thuần nhất như ở phương Tây mà chỉ có các trung tâm sinh hoạt tôn giáo khác nhau góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho từng vùng, miền trong khu vực.

Một số suy nghĩ rút ra đối với Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực châu Á nên trong quá trình phát triển, nền văn hóa Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các đặc trưng văn hóa của các quốc gia phương Đông nói chung. Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, cũng giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng giao lưu văn hóa Đông – Tây. Do đó, để chủ động trong việc “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc” [2] [2] như Đại hội XI của Đảng đã khẳng định, có thể nêu một số suy nghĩ trong cách ứng xử và xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, cần tạo lập một môi trường đa văn hóatrong phát triển văn hóa ở mỗi quốc gia. Tính đa văn hóa trong phát triển văn hóa quốc gia hiện nay được hiểu là tính chất đa dạng, sự giao lưu và tồn tại đan xen các dạng thức văn hóa khác nhau trong một nền văn hóa thống nhất. Môi trường đa văn hóa ấy cần được hiểu ở cả hai chiều cạnh:Một là,tạo ra sự giao lưu và tính tiếp biến giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại; vàhai là,tạo lập môi trường giao lưu giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Bài học của các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới cho thấy, tạo lập một môi trường đa văn hóa không những không cản trở mà còn tạo động lực cho sự phát triển của quốc gia.

Thứ hai, phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế của văn hóa Đông – Tâytrong việc tạo lập một nền văn hóa mới. Là một quốc gia phương Đông, dĩ nhiên nền văn hóa của Việt Nam trong tương lai phải là một nền văn hóa mang bản sắc phương Đông. Nhưng muốn văn hóa phương Đông trở thành một phần động lực trong quá trình phát triển, trước hết chúng ta cần xác định rõ những giá trị trong văn hóa phương Đông cần phát huy cũng như hạn chế, những nhược điểm có thể gây cản trở cho sự phát triển của nó. Đối với việc tiếp thu các giá trị văn hóa phương Tây trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam cũng cần có quan điểm biện chứng, nghĩa là biết kế thừa, tiếp thu những giá trị hợp lý, đồng thời cũng biết loại bỏ những giá trị không phù hợp. Bài học chung của nhiều quốc gia trong khu vực, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, là: trong quá trình phát triển nền văn hóa của mình, họ chú ý nhiều hơn đến các giá trị văn hóa phương Đông để tạo nên đường hướng hình thành bản sắc riêng cho nền văn hóa, đồng thời tiếp thu các giá trị tích cực trong văn hóa phương Tây để tạo ra tính chất tiên tiến, hiện đại của nền văn hóa. Có thể coi đây là gợi ý quan trọng cho Việt Nam trong việc kế thừa, tiếp thu các giá trị văn hóa Đông – Tây trong phát triển văn hóa hiện nay.

Thứ ba, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.Xu thế hội nhập thế giới khiến mỗi nền văn hóa ngày càng mở rộng giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới, đặc biệt là sự giao lưu giữa hai nền văn hóa Đông và Tây. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế cũng dễ dẫn đến chỗ nền văn hóa bản địa bị hòa tan hoặc đơn giản là không còn bản sắc, do đó việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa trong bối cảnh hiện nay đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, là hết sức cần thiết. Bài học của nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực cho thấy, việc giữ gìn và phát huy có hiệu quả bản sắc dân tộc trong quá trình phát triển văn hóa là giải pháp quan trọng nhất để đưa nền văn hóa quốc gia hội nhập sâu rộng với các giá trị văn hóa tiên tiến của thế giới. Chứng kiến sự phát triển của nền văn hóa Nhật Bản hiện nay, bên cạnh các giá trị tiên tiến, hiện đại mang dáng dấp của văn hóa châu Âu được nhà nước Nhật Bản cho phép du nhập và phát triển thì những giá trị văn hóa truyền thống của Nhật Bản cũng được giữ gìn và phát huy có hiệu quả. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại đã tạo ra tính chất độc đáo trong sự phát triển của văn hóa Nhật Bản hiện nay. Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc không chỉ nổi tiếng là một đất nước hiện đại và năng động mà còn là một đất nước có nền văn hóa với truyền thống lâu đời được gìn giữ và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử. Thành công trong phát triển của nền văn hóa Hàn Quốc không chỉ dừng lại ở sự thành công trong kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại mà quan trọng hơn đã tạo ra những giá trị văn hóa riêng và mới, góp phần làm thay đổi nhanh hơn diện mạo đất nước, con người Hàn Quốc.

Như vậy, quá trình nghiên cứu và đi đến khẳng định sự khác biệt trong văn hóa Đông – Tây chính là để thấy rõ hơn sự cần thiết phải kết hợp văn hóa Đông – Tây trong xây dựng và phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia trong bối cảnh hiện nay./.

________

[1]. PGS.TS. Phạm Công Nhất [chủ biên]: Giáo trình triết học [Dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn], Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tr. 41
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 75

5 / 5 [ 1 bình chọn ]
  • TAGS
  • bản sắc
  • cach mang
  • chinh tri
  • cơ hội
  • dân tộc
  • dang
  • dang bo
  • dang spkt
  • dang uy
  • dangbo
  • giao lưu
  • góp phần
  • hcmute
  • hiện nay
  • khác biệt
  • khía cạnh
  • làm giàu
  • ly luan
  • phát huy
  • phương tây
  • quốc gia
  • quốc tế
  • spkt
  • tích cực
  • tiếp thu
  • toàn cầu
  • ute
  • văn hóa
Share
Facebook
Email
Print
Viber
Pinterest
Linkedin
Bài trướcBình thường hay không bình thường
Bài tiếp theoNhững điều cần biết

Mục lục

Mục lục

Quân chủ trên thế giớiSửa đổi

Hiện nay, trên thế giới có 44 quốc gia còn tồn tại hình thức nhà nước quân chủ với 25 vị vua và nữ hoàng, trong đó Nữ hoàng Anh Elizabeth II là nữ hoàng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và đồng thời cũng là nữ hoàng của 15 quốc gia độc lập khác [tức Khối thịnh vượng chung Anh]. Có thể chia ra 2 hình thức là Quân chủ hạn chế và Quân chủ tuyệt đối [Quân chủ tập trung].

chế độ quân chủ tuyệt đối
Chế độ quân chủ bán lập hiến [phân nửa]
Chế độ quân chủ lập hiến
Khối thịnh vượng chung Anh
Chế độ quân chủ địa phương [truyền thống]
Quân chủ hạn chế

Hầu hết các quốc gia Quân chủ hiện nay đều theo chế độ Quân chủ lập hiến hay Quân chủ đại nghị, Quân chủ Cộng hòa. Vua [hay Nữ hoàng] là nguyên thủ quốc gia nhưng chỉ mang tính tượng trưng hơn là thực quyền. Còn hoạt động lập pháp do nghị viện nắm giữ, hoạt động hành pháp do thủ tướng nắm giữ, và hoạt động tư pháp do tòa án đảm nhiệm [Tam quyền phân lập].

Các quốc gia Vương quốc Khối thịnh vượng chung không có vua hay nữ hoàng riêng, mà xem Vua Anh hay là Nữ vương Anh như quốc vương chung của họ và ở mỗi quốc gia này đều có 1 Toàn quyền thay mặt cho vương quyền từ Anh Quốc.

Tại các công quốc như Luxembourg, Monaco, Andorra, Liechtenstein, người đứng đầu là Đại công tước hay là Hoàng thân, Vương công. Tại Mã Lai Á và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất còn tồn tại hình thức các tiểu vương.

Hiện nay không chỉ nước Anh mà nhiều quốc gia khác trên thế giới, mặc dù tên gọi là quân chủ nhưng lại được đánh giá là nhà nước dân chủ, ví dụ như nhà nước Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Luxembourg, Thụy Điển ở châu Âu hay Nhật Bản ở châu Á.

Quân chủ tập trung

Ngoại trừ vài quốc gia còn theo chế độ quân chủ tuyệt đối, là Oman, Brunei, Ả Rập Xê Út, Eswatini và Qatar, trong số đó, hầu hết là các nền Quân chủ Hồi giáo. Quân chủ tập trung khi nhà vua hay nữ hoàng có quyền hạn lớn với 3 công cụ của pháp luật [lập pháp, hành pháp và tư pháp thay vì tam quyền phân lập].

Tranh luận mô hình 'tư bản' hay 'xã hội chủ nghĩa' với thực tế Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân mong cuộc sống tốt đẹp hơn

Vào thời điểm chuẩn bị cho thêm một kỳ đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị 5 triệu thành viên, dự kiến vào đầu 2021, TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp tục đề cao “chủ nghĩa Marx-Lenin” ở Việt Nam.

Việt Nam: Tiêu chuẩn mới cho Tổng Bí thư ‘được hạ bớt’

Đảng 'trở thành dân tộc' hay để Dân yêu Đảng 'như con'?

Tính chất 'xã hội chủ nghĩa' của thể chế ở Việt Nam đang giảm đi, hay tăng lên là một câu hỏi khó trả lời, vì nước này đã nói là đi theo con đường 'kinh tế thị trường'.

Quảng cáo

Cùng lúc, 45 năm sau khi cuộc chiến với VNCH và Hoa Kỳ kết thúc, bộ máy chính trị tại Việt Nam hiện vẫn nêu cao 'định hướng XHCN'.

Kỷ niệm 130 năm sinh nhật chủ tịch Hồ Chí Minh [19/5/1890 - 19/5/2020], TBT Trọng nói:

"...Xuất phát từ điều kiện lịch sử của Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ, nước ta cần phải trải qua thời kỳ quá độ, từ một nước nông nghiệp lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đây là một sự nghiệp mới mẻ, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, sẽ có vô vàn khó khăn, phức tạp phải vượt qua."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người Việt Nam còn quan tâm chủ nghĩa xã hội hay tư bản?

Hồi đầu 2019, Pew Research Center công bố một điều tra dư luận của họ cho thấy 55% người Mỹ nghĩ tiêu cực về “chủ nghĩa xã hội” [socialism], và có 42% bày tỏ quan điểm tích cực.

Cần nói đây là cách hiểu của họ về “chủ nghĩa xã hội” kiểu Phương Tây, có tự do ngôn luận, quyền biểu tình, hội họp và an sinh xã hội tốt.

Những người ủng hộ 'chủ nghĩa xã hội' ở Mỹ nói họ tin rằng 'socialism' cho người lao động quyền có tiếng nói, và giúp giảm bất công, phân biệt giàu nghèo.

Phái không thích CNXH cho rằng thể chế này “đã được thử nghiệm ở rất nhiều nơi, nhiều lần và đầu thất bại, điển hình là Venezuela”.

Một số không nhỏ nói CHXH “triệt tiêu sáng kiến” và “hạn chế tự do”.

Tổng thống Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử 2020 liên tục tấn công phe Dân chủ Mỹ là “những kẻ theo chủ nghĩa xã hội”.

Tuy thế, ứng viên hàng đầu của Dân chủ, ông Bernie Sanders tự nhận là “người XHCN dân chủ” - democratic socialist, chứ không phải là 'socialist'.

Chừng hai phần ba [65%] nói họ có cách nhìn tích cực về 'chủ nghĩa tư bản” và 1/3 nhìn tiêu cực.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam mở cửa du lịch với thế giới

Video liên quan

Chủ Đề