F0 bao lâu thì tắm được

Người mắc Covid-19 có thể sốt cao [hoặc sốt hâm hấp], khàn tiếng, đau họng, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức mình mẩy, ăn uống kém, tiêu chảy, nôn... Ở một số người, các triệu chứng này nhẹ, thoáng qua, mau chóng phục hồi; cũng có người triệu chứng rầm rộ, nặng, kéo dài.

Nhiều người cho rằng "không nên tắm gội", vệ sinh thân thể vì nhiều lý do như làm bệnh nặng hơn, nước lạnh làm cơ thể yếu hơn, trúng "phong hàn" [gió lạnh], cơ thể đang bệnh dễ cảm nhiễm ngoại tà... Tuy nhiên, quan niệm này chưa phù hợp cả về khoa học và lý luận học cổ truyền.

Trong giai đoạn bệnh toàn phát, người bệnh cần phải chú trọng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống dinh dưỡng, không vận động quá mạnh, có thời gian dưỡng bệnh và phục hồi.

Phải chú trọng vấn đề vệ sinh thân thể. Người bệnh có thể vệ sinh thân thể với nước ấm, không tắm gội bằng nước lạnh, tránh tắm bồn trong thời gian đang bệnh [không ngâm toàn thân trong bồn tắm]. Gội đầu với nước ấm. Sau tắm gội nên lau khô thân thể và tóc bằng khăn bông, tránh dùng quạt, đứng nơi có gió để phòng ngừa cảm nhiễm phong hàn. Thời gian tắm gội không nên quá lâu [chia tắm và gội vào thời gian riêng], vệ sinh vào buổi sáng hoặc chiều sớm và tránh ban đêm.

Uống một ly nước ấm trước khi tắm gội để đảm bảo cơ thể không mất nước. Vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh thân thể giúp bạn mau hồi phục, kiêng khem thái quá sẽ rước thêm bệnh.

Chủng Omicron và việc tiêm ngừa đã giúp đa số người trải qua Covid-19 rất nhẹ. Nhưng đôi khi lại nghe theo những lời khuyên vô căn cứ và rồi tự "hành" mình.

Tin đồn gây rắc rối nhất là... kiêng tắm. Chưa bao giờ có chuyện sốt hay mắc Covid-19 hay mắc bất kỳ bệnh nhiễm siêu vi nào mà phải kiêng tắm.

Kiêng tắm thì... ngứa. Ngứa thì khó chịu, trong người mệt mỏi, làm gì cũng thấy mệt. Ngứa thì không ngủ được, càng đuối, càng stress. Ngứa thì con nít quấy khóc. Chưa kể đợt Omicron này nhiều người có triệu chứng vã mồ hôi rất nhiều. Thời tiết miền Nam lại đang nóng. Không tắm rất khổ!

Sốt mà tắm còn hỗ trợ hạ sốt hiệu quả, cũng như lau mát. Miễn đừng tắm theo kiểu xối nước thật lạnh vào người. Bởi lẽ nước lạnh vừa khiến mình khó chịu, mà còn làm co mạch, mà co mạch thì càng không hạ sốt được.

Tắm bằng nước không nóng, không lạnh, sau đó lau khô người, để sẵn quần áo trong nhà tắm để đừng xảy ra tình trạng người còn ướt, không mặc đủ quần áo mà đi ra chỗ gió lùa rồi bị nhiễm lạnh là được.

Lời khuyên giữ nhà cửa thông thoáng khi thành F0 không có nghĩa là trời nóng quá cũng cắn răng chịu nóng, không dám bật máy lạnh. Không có chuyện nằm máy lạnh thì có hại cho bệnh. Nóng quá ngủ không được, người khó chịu, vậy mới mệt.

Rồi có người nói F0 thì phải kiêng ăn dưa hấu, kiêng uống nước dừa, rồi lo lắng không biết uống trà sữa, nước ngọt ăn cái này cái kia được không. Được hết. Vì F0 càng cần ăn để bù đắp năng lượng mà cơ thể đã dùng để đánh bại con siêu vi trong người.

Hoàn toàn không có món ăn nào chống chỉ định cho người mắc Covid-19. Cứ thoải mái, ăn uống đa dạng, ăn ngon, tẩm bổ thì cơ thể càng đi qua giai đoạn F0 nhẹ nhàng và càng mau hồi phục sức khỏe sau bệnh.

Có người còn nói bị "khuyên" mắc Covid-19 không được nằm ngửa. Những hướng dẫn cách nằm sấp là cho người bị tụt SPO2. Còn đang khỏe bình thường thì nằm kiểu gì cũng được hết, miễn là thoải mái. Gò ép mình nằm theo tư thế không thoải mái thì cũng lại mất ngủ, mà mất ngủ thì sẽ làm mệt đủ thứ khác. 

Tiếng lành đồn xa nhưng đôi khi tin nhảm lại đồn quá xa. Nên tôi hay khuyên F0 cố gắng đừng để mình bị nhiễu loạn bởi thông tin. Vì giảm stress là rất cần thiết. Nhiều người cứ xem các tin tiêu cực, rồi hỏi bạn bè, đang khỏe tự nhiên thấy hình như triệu chứng nào mình cũng có. Mà stress, lo âu thì cũng có thể gây tăng nhịp tim, mệt mỏi, thở như hụt hơi, dù bệnh Covid -19 không gây ra điều đó.

Người lớn chích ngừa rồi, mắc Covid-19 giống bị cảm mấy ngày, sau đó thấy khỏi rồi thì cũng cứ quên căn bệnh đi. Tẩm bổ, tập thể dục, nghỉ ngơi là chút mệt mỏi sau nhiễm siêu vi cũng tự hết. Trẻ con mắc Omicron vài đứa có triệu chứng rầm rộ trong vài ngày đầu ví dụ như có thể sốt cao 36 giờ đầu, nôn ói trong ngày đầu nhưng sau đó khỏe, chơi lại thì không cần phải uống thuốc bổ phổi gì hết, và cũng không cần phải đi bác sĩ khám lại.

Quan niệm không tắm gội vì các triệu chứng COVID-19 sẽ nặng lên là không có cơ sở. Không vệ sinh sạch sẽ còn khiến bạn dễ nhiễm thêm những tác nhân gây bệnh khác.

Lưu ý: Người bệnh không nên tắm lúc đang mệt, chỉ tắm khi bản thân thấy đủ sức khỏe. Không gội đầu vào thời gian quá muộn, không nên gội và tắm cùng lúc. Chỉ nên dùng nước ấm vừa phải [36-37 độ] chứ không dùng nước quá nóng/ quá lạnh.

Với trường hợp nhiều người muốn xông chanh sả gừng cho bản thân hoặc cho con nhỏ với mục đích điều trị COVID, có thể sử dụng các biện pháp này để giảm triệu chứng chứ không thể diệt virus COVID.

Các bác sĩ khuyến cáo không nên lạm dụng xông lá, đánh gió nhằm mục đích ra nhiều mồ hôi để hạ sốt, thông mũi. Xông hơi, đánh gió có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu nhưng không giúp tiêu diệt được virus COVID-19. Nếu bạn làm liên tục và nhiều lần còn làm cơ thể mất nước, mất điện giải khiến bạn mệt mỏi hơn và có thể tổn thương niêm mạc đường hô hấp – yếu tố thuận lợi gây bội nhiễm vi khuẩn giai đoạn sau.

Vì thế, thông tin tắm gội sẽ khiến bệnh nhân trở nặng là hoàn toàn không chính xác. Trong thời gian điều trị bạn nên chú ý ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Chủ Đề