Free Carrier là gì

Rate this post

Điều kiện giao hàng FCA [ Free Carrier ] trong Incoterm có nghĩa là Giao hàng cho người chuyên chở áp dụng trong vận tải đa phương thức. Phiên bản incoterm 2020 vẫn áp dụng term FCA, cần hiểu rõ bản chất term này khi để quy định rõ vai trò các bên liên quan. Bạn đọc quan tâm đừng bỏ qua bài viết nghiệp vụ do VinaTrain trình bày tại đây.

  • Bế Giảng Khoá Học Xuất Nhập Khẩu K83-07 Tại VinaTrain
  • Bảo Hiểm Vận Tải Hàng Hóa, Những Thông Tin Cần Biết
  • Phân Biệt xuất nhập khẩu và logistics, VinaTrain Việt Nam
  • Hối phiếu nhận nợ là gì? VinaTrain Tư Vấn
  • Phí Reimbursement là gì?

Điều kiện FCA = Free Carrier = Giao hàng cho người chuyên chở

  • Được hiểu là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu tại cảng xuất cho người mua hoặc tại kho người bán hàng đã thông quan xuất khẩu hay tại địa điểm khác do 2 bên thỏa thuận.
  • Khi tìm hiểu về term FCA nói riêng và các nhóm điều kiện khác trong incoterm nói chung bạn cần phân tích trên phương diện trách nhiệm, rủi ro và chi phí các bên liên quan [ mua và bán] phải chịu trong giao dịch.
  • FCA áp dụng với vận tải đa phương thức đây là nhóm điều kiện được sử dụng nhiều nê bạn đọc cần hiểu rõ bản chất và tính tùy biến của điều kiện giao dịch này.
  • Điểm chuyển giao rủi ro trong term FCA là khi người bán hoàn thành trách nhiệm giao hàng cho người chuyên chở do người mua thuê, rủi ro liên quan đến hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao.
Tern FCA là gì?

Trách nhiệm các bên liên quan trong term FCA

Trác nhiệm của bên bán [seller]

  • Chuẩn bị hàng hóa, đóng gói theo yêu cầu của người mua
  • Chuẩn bị chứng từ liên quan tới hàng hóa theo chính sách mặt hàng bên xuất khẩu và nhập khẩu yêu cầu
  • Làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu

Trách nhiệm của người mua [seller ]

  • Tiêp nhận hàng tại nước xuất khẩu bên bán
  • Thuê vận tải quốc tế từ cảng xuất tới cảng nhập
  • Làm thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu
  • Chuẩn bị thủ tục thông quan nhập khẩu, thuê vận tải từ cảng nhập về kho người mua
  • Hoàn thiện thủ tục thanh toán với các bên cung cấp sau khi nhận hàng .
  • Về chi phí của trong thương vụ bạn cần nhớ 2 trách nhiệm phải làm tới đâu sẽ chịu chi phí tài chính tới đó.

Rủi ro đối với 2 bên mua bán sẽ tỉ lệ thuận với trách nhiệm và chi phí có nghĩa là làm càng nhiều, chi phí càng cao, rủi ro càng lớn và đương nhiên lơi nhuận càng lớn.

Phân tích Term FCA Với Các Loại Hình Vận Tải

Bạn sẽ thấy FCA có thể áp dụng trong các trường hợp sau:

  • FCA [kho người bán]
  • FCA [Sân bay xuất
  • FCA [cảng xuất/cảng Cát Lái]
  • FCA [ Địa chỉ khác do người mua chỉ định]

Phân tích FCA với vận tải đường thủy, đường biển

FCA đường biển, thủy bạn sẽ hiểu như sau:

  • Người bán có trách nhiệm làm toàn bộ công việc đã nêu trong trách nhiệm của bên bán.
  • Người mua có quyền chỉ định trách nhiệm giao hàng của người bán tối đa tới cảng xuất. Ví dụ FCA, Hải Phòng, Incoterm 2020
  • Nếu người bán không muốn giao hàng lên tàu thì nên dùng term FCA thay vì FAS hoặc FOB.
  • Hàng tới cảng biển người mua chỉ định người bán hoàn thành trách nhiệm khi hạ hàng tại cảng xuất , hoàn thành thủ tục thông quan xuất khẩu, xuất trình bộ chứng từ liên quan tới hàng hóa.

Việc còn lại bốc hàng từ cảng xuất lên tàu và handle lô hàng từ càng xuất tới kho người mua do người mua chịu.

Nếu giao ở cảng biển:

  • Trường hợp hàng đóng trong containers/sử dụng tàu Liner [Các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng chính]: Người bán chỉ cần chở hàng đến các các ICD nơi mà hãng tàu chỉ định người bán giao containers hàng ở đấy là người bán hết trách nhiệm,bất cứ rủi ro nào phát sinh từ ICD này đến cảng bốc thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
  • Trường hợp hàng không đóng trong containers/Sử dụng tàu chuyển. [Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính]: Người bán phải chở hàng đến cảng chính, đặt hàng ở cầu cảng sát mép tàu là hết trách nhiệm.
Trong FCA, Cảng Biển người bán chỉ cần giao hàng đã thông quan tới cảng xuất do người mua chỉ định

Phân tích FCA với vận tải đa phương thức, đường hàng không

  • Đối với FCA, Nội Bai, Incoterm 2010 bạn có thể hiểu như sau:

Người mua có thể chỉ định người bán giao hàng tại kho gom hàng[các kho SCSC, TCS, DHL, FEDEX] các hãng bay mà người mua thuê. Lúc này người bán có trách nhiệm giao hàng đã thông quan xuất khẩu tới địa chỉ người mua thuê, chịu trách nhiệm bốc hàng xuống địa chỉ người mua chỉ định. Sau khi hoàn thành công việc người bán sẽ không chịu trách nhiệm với những rủi ro phát sinh sau đó. Nhiều trường hợp người bán không trả chi phí dỡ hàng xuống địa chỉ người mua chỉ định. Nếu mất hàng trong kho này thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.

  • Trường hợp Chỉ định FCA, on plane Nội Bai, Incoterm 2020

Có nghĩa là người bán sẽ phải làm công việc tương tự các Term FCA nhưng có thêm trách nhiệm bốc hàng lên máy bay người mua thuê và chịu toàn bộ chi phí cho tới lúc hoàn thành công việc giao hàng trên máy bay người mua chỉ định.

Đối với hàng air muốn giao lên máy bay thường dùng FCA, tương đương với term FOB đường biển [ giao hàng lên tàu].

FCA,[ ware house ]giao tại xưởng của người bán:

Người bán phải bốc xong hàng lên xe tải/container tại xưởng người bán thì người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro.

Lưu ý: Với các điều kiện nhóm E và F thì địa chỉ giao hàng đều tại nước xuất khẩu [ tối đa lên phương tiện vận tải tại cảng xuất]

Bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện FCA: 2 bên không có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc. Tuy nhiên, để phòng tránh rủi ro, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàn[ thường là người mua nên mua bảo hiểm]

Nội dung về FCA nằm trong bài giảng Incoterm tại Khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế do hệ thống đào tạo nghiệp vụ thực tế VinaTrain tổ chức, được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm làm việc thực tế về xuất nhập khẩu và Logistics tại Chi nhánh Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Ngoài ra từ năm 2020 VinaTrain mở thêm các khóa hoc xuất nhập khẩu online học trực tuyến cùng giảng viên áp dụng nhiều hình thức hỗ trợ ưu đãi cho người học.

Trân trọng !

Video liên quan

Chủ Đề