Giá trị nào sau đây dụng để chẩn đoán suy hô hấp cấp

Suy hô hấp là tình trạng xảy ra khiến cho cơ thể không đủ oxy để cung cấp cho tim, não bộ và những phần còn lại của cơ thể. Vậy nếu tình trạng này diễn ra có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và cơ thể của con người hay không, nguyên nhân do đâu?

1. Tổng quan về bệnh lý

Suy hô hấp, còn được biết đến là thiểu năng hô hấp, là tình trạng khó thở hoặc những biểu hiện liên quan đến khó thở khi hệ hô hấp không thể thực hiện được các chức năng trao đổi và cung cấp oxy. Bệnh có thể gây nên tình trạng thiếu oxy ở máu và những mô khác trong cơ thể người.

Tình trạng này diễn ra có thể liên quan đến các bệnh lý khác ở bệnh nhân như suy hô hấp cấp hoặc mãn tính, các dạng tổn thương ở phổi gây nên những phản ứng nghiêm trọng, trẻ sơ sinh mắc chứng thiểu năng hô hấp,...

Theo thống kê hiện nay, khả năng mắc và phát triển các chứng bệnh thiểu năng hô hấp ở nữ giới cao hơn ở nam giới. Ngoài ra, tình trạng này cũng thường xuất hiện ở những bệnh nhân đã có các bệnh lý nền hoặc gặp phải những chấn thương nặng.

Suy hô hấp có thể phát triển ở hai dạng, đó là suy hô hấp cấp tính hoặc mãn tính. Mỗi một dạng thường có các triệu chứng đặc trưng khác nhau.

2. Triệu chứng của suy hô hấp

Suy hô hấp mãn tính và cấp tính lại có một số các triệu chứng khác nhau, bạn có thể phân biệt được như:

  • Những rối loạn của cơ thể xảy ra nhanh, đột ngột là biểu hiện đặc trưng của suy hô hấp cấp tính như: thở gấp, khó thở, bệnh nhân ở trong trạng thái hoảng sợ, da tím tái.

  • Trái ngược với cấp tính, những triệu chứng của suy hô hấp mãn tính diễn ra trong thời gian dài. Bệnh thường là hậu quả của một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp, khó có thể phát hiện ra trong thời gian đầu của bệnh.

Suy hô hấp khiến người bệnh thấy khó thở hoặc thở gấp

Các triệu chứng chung thường gặp ở bệnh nhân mãn tính bao gồm:

  • Thở gấp, khó thở.

  • Toàn thân cảm thấy suy nhược và cơ bắp mệt mỏi.

  • Huyết áp thấp.

  • Màu sắc của da và móng tay có sự thay đổi.

  • Sốt, xuất hiện tình trạng ho khan hoặc ho có đờm và nhức đầu.

  • Tim đập nhanh, tâm thần rối loạn.

Nếu như bạn gặp phải bất kỳ các triệu chứng nào nêu trên thì bạn cần phải tìm đến chăm sóc y tế của các bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa sự chuyển biến xấu của bệnh.

3. Nguyên nhân gây ra suy hô hấp

Bạn có thể mắc phải thiểu năng hô hấp bởi những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng tổn thương ở phổi hoặc do biến chứng của những tình trạng sức khỏe khác.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy hô hấp

Tổn thương các mạch máu nhỏ ở phổi là nguyên nhân chủ yếu gây ra suy hô hấp ở người bệnh. Nó diễn ra khi những chất lỏng tràn vào trong túi khí ở phổi nhờ những tổn thương mạch máu khiến cho lượng oxy đi vào trong máu giảm đi.

Trong đó, tổn thương phổi có thể diễn ra bởi một trong những nguyên nhân sau:

  • Các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể như nước muối, hóa chất, khói,...

  • Nhiễm trùng máu tiến triển nghiêm trọng.

  • Nhiễm trùng phổi phát triển đến mức nặng.

  • Phần ngực hoặc đầu bị chấn thương do tai nạn giao thông hoặc chấn thương trong các môn thể thao đối kháng.

  • Sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc trầm cảm quá liều lượng cho phép.

Việc sử dụng thuốc an thần quá mức cho phép làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc chứng bệnh hô hấp

Ngoài các nguyên nhân trực tiếp thì tình trạng này có thể diễn ra ở một số người bệnh là do các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng hô hấp như:

  • Người nghiện thuốc lá.

  • Người già trên 65 tuổi.

  • Người bệnh mắc chứng bệnh phổi mãn tính.

  • Người có tiền sử nghiện rượu bia.

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Những thông tin về chứng suy hô hấp chỉ có thể mang tính chất tham khảo để bạn có thêm kiến thức để phòng tránh cũng như kịp thời thăm khám khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh, chúng không thể thay thế sự chăm sóc ý tế và lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa.

Những kỹ thuật y tế được sử dụng để chẩn đoán bệnh là gì?

Khi bạn đến thăm khám tại các cơ sở y tế, các bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán suy hô hấp, không có một xét nghiệm cụ thể nào được chỉ định để giúp chẩn đoán tình trạng này.

Trước tiên, nếu bạn bị nghi ngờ mắc phải tình trạng thiểu năng hô hấp thì bạn sẽ được đo huyết áp, sau đó tiến hành khám thực thể lâm sàng và có thể được chỉ định thực hiện bất kỳ các xét nghiệm sau dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn:

Thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ oxy trong máu

  • Xét nghiệm máu để xác định chất lượng máu và oxy trong máu của bạn. Nếu hai chỉ số này ở mức thấp thì có thể bạn đang mắc phải thiểu năng hô hấp.

  • Chụp X-quang hoặc chụp CT vùng ngực giúp các bác sĩ quan sát được tình trạng túi khí trong phổi của bạn có chứa dịch hay không.

  • Điện tâm đồ và siêu âm tim.

  • Phết cổ họng và mũi.

  • Kiểm tra đường hô hấp.

Phương pháp điều trị

Dựa trên tình trạng sức khỏe, bạn có thể được chỉ định sử dụng một hoặc một số phương pháp sau để điều trị chứng thiểu năng hô hấp:

  • Cung cấp oxy: Ở phương pháp này, các bác sĩ sẽ thực hiện cung cấp oxy vào máu của bạn thông qua việc đưa oxy vào phổi và làm giảm chất lỏng có trong túi khí ở phổi.

  • Áp lực dương cuối kỳ thở [PEEP].

  • Kiểm soát lượng nước nạp vào cơ thể.

  • Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn cho các bệnh nhân sử dụng thuốc để giảm thiểu các tác dụng phụ, bao gồm: thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, corticosteroid và chất làm loãng máu.

  • Phục hồi chức năng phổi: Đây là phương pháp giúp hồi phục hệ hô hấp và làm tăng khả năng hô hấp của phổi.

Thói quen sinh hoạt giúp giảm thiểu khả năng mắc thiểu năng hô hấp

Trên thực tế, bạn không thể ngăn ngừa chứng suy hô hấp một cách triệt để nhưng bạn có thể giữ những thói quen sinh hoạt, lối sống tích cực để giảm thiểu nguy cơ mắc chứng bệnh này.

  • Khi xảy ra các chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh lý liên quan đến phổi hãy tiến hành nhận sự thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín một cách nhanh chóng.

  • Bạn nên dừng việc hút thuốc lá và hạn chế hết mức việc hít khói thuốc một cách thụ động.

  • Hạn chế hoặc ngừng việc sử dụng rượu bia. Bởi việc uống rượu bia trong thời gian dài có thể khiến chức năng của phổi bị hạn chế và gia tăng nguy cơ tử vong.

  • Thực hiện tiêm chủng vacxin phòng chống cúm hàng năm và vacxin ngăn ngừa viêm phổi 5 năm/lần. Việc thực hiện tiêm chủng thường xuyên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc nhiễm trùng phổi.

Hạn chế và ngừng hút thuốc lá sẽ khiến bạn có cơ thể khỏe mạnh hơn

Trên đây là những thông tin cần biết về chứng bệnh suy hô hấp. Hy vọng rằng bạn đã có được những thông tin bổ ích để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như người thân của mình. Cần lưu ý rằng, khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào bất thường, hãy tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị nhanh chóng, kịp thời, phòng tránh sự chuyển biến xấu của bệnh.

Tình trạng rối loạn trao đổi oxy máu, giảm khả năng cung cấp oxy đến tế bào và khả năng thải trừ carbonic được gọi là suy hô hấp cấp tính. Nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh này cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1. Tổng quan về bệnh suy hô hấp cấp

Khi phổi đột ngột không thể đảm bảo được chức năng trao đổi khí gây ra hiện tượng thiếu oxy máu và có thể kèm theo tình trạng tăng CO2 máu gọi là tình trạng suy hô hấp cấp.

Suy hô hấp là bệnh rất nguy hiểm

Những bệnh nhân mắc phải tình trạng suy hô hấp cấp tính cần phải được can thiệp sớm nếu không sẽ rất nguy hiểm. Cách xử lý tình trạng này sẽ phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh.

2. Những “thủ phạm” gây ra suy hô hấp cấp tính

Nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng 2 nhóm nguyên nhân chính là suy hô hấp do tắc nghẽn và suy hô hấp do tắc nghẽn.

Trong đó, nguyên nhân do tắc nghẽn thì chia làm 2 nhóm. Đó là tắc nghẽn đường hô hấp trên [viêm thanh khí quản, dị vật đường thở, viêm phì đại amidan, áp xe thành sau họng], tắc nghẽn đường hô hấp dưới [viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, hen, dị vật đường thở].

Nguyên nhân không do tắc nghẽn chia làm 2 loại: Nguyên nhân tắc nghẽn tại phổi [viêm phổi, áp xe phổi, viêm phổi hít, thuyên tắc phổi, xẹp phổi, bệnh phổi kẽ], nguyên nhân ngoài phổi [tràn dịch, tràn khí màng phổi, liệt cơ hoành, thoát vị hoành, suy tim, phù phổi cấp, thiếu máu, suy tuần hoàn, chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ, ngộ độc,bệnh lý chuyển hóa].

Bệnh nhân khó thở do tình trạng thiếu oxy máu

3. Các triệu chứng của bệnh

Khi mắc phải bệnh suy hô hấp cấp tính, bệnh nhân có thể gặp phải những triệu chứng sau đây:

  • Tình trạng thiếu oxy máu: tím tái + nhịp tim tăng, kích thích thần kinh, ngón tay dùi trống.

  • Tăng công hô hấp: tăng tần số, độ sâu của nhịp thở, co kéo cơ liên sườn, ức đòn chũm cánh mũi.

  • Giảm công hô hấp: thở chậm nông, lừ đừ, mệt mỏi lú lẫn, bị hội chứng Guillai- Barre, bị rắn hổ mang cắn hoặc những trường hợp bệnh nhân bị bại liệt.

  • Biểu hiện mệt mỏi của cơ hô hấp: ngực bụng ngược chiều, thở rên, thở không đều, thở nông, không thể ho.

  • Xanh tím: Bệnh nhân có thể bị xanh tím ở môi và đầu ngón chân, ngón tay, các đầu chi vẫn nóng hoặc có thể đỏ tía, vã mồ hôi như tình trạng viêm phế quản mạn tính.

  • Rối loạn tim mạch:

- Nhịp tim nhanh, rung thất thường.

- Huyết áp có thể tăng ở giai đoạn đầu và hạ dần ở giai đoạn sau.

- Bệnh nhân bị ngừng tim do thiếu oxy nặng hay có thể do tăng PaCO2 quá mức. Trường hợp này cần được cứu ngay.

  • Rối loạn thần kinh: Bệnh nhân có thể giãy dụa, lú lẫn hoặc mất phản xạ gân xương.

  • Rối loạn ý thức: Bệnh nhân li bì, lờ đờ và có thể rơi vào trạng thái hôn mê.

Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào kết quả X-quang phổi và xét nghiệm khí trong máu. Việc xét nghiệm các khí trong máu kể trên sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán và phân loại suy hô hấp ra làm 2 nhóm chính, đó là Nhóm giảm oxy máu không tăng CO2 và Nhóm giảm thông khí phế nang.

4. Phương pháp điều trị bệnh

Nguyên tắc khi điều trị bệnh nhân bị suy hô hấp, đó là đảm bảo thông thoáng đường thở, hỗ trợ hô hấp, kết hợp với cung cấp oxy, điều trị hỗ trợ, theo dõi và cần phải điều trị bệnh lý nền.

Nhận diện bệnh và điều trị bệnh lý nguyên nhân: Chẩn đoán suy hô hấp cấp không quá nhiều khó khăn. Việc xác định thể, phân loại suy hô hấp cấp được cho là khó khăn hơn vì sẽ phải dựa vào kết quả xét nghiệm. Theo các chuyên gia cách tốt nhất là xác định nguyên nhân mới có thể giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả.

Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị suy hô hấp

Thở máy: Một số bệnh nhân có thể được hỗ trợ thở máy nếu cần thiết.

Cân bằng nước dịch nhằm mục đích giảm thiểu phù phổi đồng thời ngăn ngừa giảm oxy hóa máu động mạch và cải thiện cơ học phổi.

Một số phương pháp điều trị khác: Khi các phương pháp điều trị kể trên không cho hiệu quả tốt thì có thể sử dụng các phương pháp điều trị sau:

Hít nitric oxide [NO] giúp cải thiện oxy máu.

Đồng vận beta 2 [salbutamol]: giúp bệnh nhân hồi phục nhanh và giảm thời gian thở máy cũng như giảm nguy cơ tử vong.

Surfactant: giúp cải thiện chức năng phổi, tuy nhiên không giúp cải thiện tỷ lệ tử vong và thời gian thở máy.

Nhiều bệnh nhân đã được cứu sống nhưng vẫn có thể để lại di chứng.

Bệnh nhân không được cấp cứu sớm có thể gặp nguy hiểm

Lời khuyên cho bạn: Để phòng ngừa nguy cơ suy hô hấp cấp, bạn cần lưu ý:

Bỏ thuốc lá, đồng thời tránh xa khói thuốc.

Không nên tiếp xúc với những chất có nguy cơ gây dị ứng và hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại.

Duy trì cân nặng vừa phải.

Không nên lao động quá sức.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

Khám sức khỏe định kỳ.

Nếu mắc bệnh suy hô hấp mạn tính thì cần mang theo bình xịt giúp giảm khó thở.

Nếu được sự đồng ý của các bác sĩ có thể tập những bài tập giúp cải thiện chức năng hô hấp. Nên lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng và sức khỏe của bạn. Cần phải khởi động trước khi tập. Có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như tập yoga, tập dưỡng sinh đối với người già, đi bộ hoặc tập tạ,… Sau các bài tập, cần phải thư giãn để cơ thể được thả lỏng và nghỉ ngơi.

Như vậy, có thể nói rằng, suy hô hấp cấp là một bệnh vô cùng nguy hiểm và cần được xử trí kịp thời để giảm nguy cơ tử vong. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề