Giải bài tập phát triển năng lục môn Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Tuần 14

CHĨNH TẢ Điền ay hoặc ây vào chỗ trống : cây sậy, dạy học, số bảy, [2] Điển vào chô trống : a] / hoặc n : chày giã gạo ngủ dậy đòn bẩy Trưa nay bà mệt phải nằm Thương bà, cháu đã giành phần nấu cơm Bà cười : vừa nát vừa thơm Sao bà ăn được nhiều hơn mọi lần ? b] / hoặc iê : Kiến xuống suối, tìm nước uống. Chẳng may, sóng trào lên cuốn Kiến đi và suýt nữa thì dìm chết nó. Chim Gáy thấy thế liền thả cành cây xuống suối cho Kiến. Kiến bám vào cành cây, thoát hiểm. [3] Tìm và ghi lại các tiếng co trong bài chính tả Người liên lạc nhỏ : Bắt đầu bằng /: liên lạc, lúa, lững [thững], lên Bắt đẩu bằng n : Nùng, nào LUYỆN TỪ VÀ CÂU Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau : Em vẽ làng xóm Tre xanh, lúa xanh Sông máng lươn quanh Một dòng xanh mát Trời mây bát ngát Xanh ngắt mùa thu. a] Gạch dưới tên những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau : Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông hiền như hat gao Bà hiền như suối trong. Cam Xã Đoài mọng nước Giọt vàng như mât ong. Các sự vật được so sánh với nhau về những đặc điểm nào ? Viết nội dung trả lời vào bảng sau : Sự vật A Đăc điểm * - Từ so sanh - ■ Sự vật 8 a. Tiếng suối trong như tiếng hát b. - Ông hiền như hạt gạo - Bà hiền như suối trong c. Cam Xã Đoài vàng như mật ong Gạch một gạch'[—] dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi "Ai [con gì, cái gì ?”. Gạch hai gạch [=] dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi "The nào?" Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm. Những hạt sương sớm long lanhnhư những bóng đèn pha lê . Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. CHÍNH TẢ Điền vào chỗ trống au hoặc âu: -hoa mẫu đơn, mưa mau hạt - lá trầu, đàn trâu -sáu điểm, quả sấu [2] Điền vào chỗ trống : / hoặc n Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa. /■ hoặc iê Chim có tổ, người có tông. Tiên học lễ, hậu học văn. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. [3]Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Nhớ Việt Bẳơ. Bắt đầu bằng /: lưng. Bắt đầu bằng n : nắng, nở, nón. Có âm i: mình, người, tươi, gài, hái, rọi, bình, tình, chuối, gái, ai, sợi. Có âm iê : tiếng, Việt [Bắc]. TẬP LÀM VĂN 1. Dựa theo truyện Tôi cũng như bác, trả lời các câu hỏi dưới đây : Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo ? Nhà văn không đọc được bản thông báo bởi vì không có kính. Ông nói gì với người đứng cạnh ? - Phiền bấc đọc giúp tôi tờ thông báo này với Ị Người đó trả lời ra sao ? Câu trả lời có gì đáng buồn cười ? Người đó trả lời : ‘‘Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ. ” Câu trả lời buồn cười vì người đứng cạnh tưởng rằng nhà văn cũng không biết chữ như mình. Hãy ghi lại các ý trả lời cho từng câu hỏi để giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp. Tổ em gồm những bạn nào ? Các bạn là người dân tộc nào ? Tổ em có tám bạn gồm : Trinh, Nam, Trung, Khang, Huệ, hai bạn tên Trang và em. Các bạn đều là dân tộc Kinh. Mỗi bạn có đặc điểm gì hay ? Ba bạn nam Khang, Trung, Nam đều đá bóng rất hay. Bạn Trinh hát hay và là lớp phó văn nghệ của lớp. Bạn Huệ có hai má lúm đồng tiền, cười rất dễ thưdng. Hai bạn tên Trang, một bạn học khá môn Toán, một bạn giỏi môn Anh. Tháng vừa qua, các bạn làm được những việc gì tốt ? Tháng vừa qua, chào mừng ngày 20 - 11, ba bạn Khang, Nam, Trung đã tham gia vào giải bóng đá của trường. Bạn Trinh đã xung phong hát tặng cô giáo chủ nhiệm nhân ngày lễ Nhà giáo Việt Nam. Các thành viên còn lại trong tổ đều tham gia cổ động rất nhiệt tình.

Giáo án lớp 3 phát triển năng lực học sinh

TUẦN 14:

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN [2 TIẾT]:

                                          NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

– Đọc đúng: gậy trúc, lững thững, suối, huýt sáo, to lù lù, cháo trứng, nắng sớm.

– Hiểu nội dung: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí và dũng cảm khi  làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng [Trả lời các câu hỏi trong SGK].

– Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

2. Kỹ năng:

– Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối truyện [Ông Ké, Nùng, thầy mo, mong manh].

– HS bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

– Có kĩ năng kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. Đối với HS M3+ M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện.

3. Thái độ: Tự hào và yêu quý Kim Đồng, vị anh hùng nhỏ tuổi của đất nước.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* GDQPAN: Kể thêm các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam mà học sinh biết.

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Bản đồ địa lí để giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng.

HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

– Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Tải xuống

Related

Tags:Giáo án soạn theo ĐHPTNLHS lớp 3

Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 14 bao gồm chi tiết các bài tập về đọc hiểu và bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn lớp 3 để các em học sinh ôn tập và rèn luyện các kỹ năng tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo.

Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 14

  • Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 14
  • Đáp án Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 14

Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 14

I – Bài tập về đọc hiểu

Sự tích ngôi nhà sàn

Ngày xưa, người ta chưa biết làm nhà, phải ở trong hang đá, chưa có làng mạc, thành phố như bây giờ.

Ở một vùng nọ, có một ông tên là Cài làm lụng vất vả mà vẫn đói, vì nương rẫy của ông thường bị thú rừng phá hoại. Ông Cài đặt bẫy bắt thú rừng. Lần ấy, ông bắt được một chú Rùa gầy. Ông định đem về ăn thịt cho bõ tức.

Rùa xin ông tha chết và hứa mách ông cách làm nhà ở. Nghe hay hay, ông liền cởi trói cho Rùa. Rùa gầy từ từ đứng dậy và nói:

- Ông là người sáng dạ. Ông nhìn xem: Toàn thân tôi là một ngôi nhà đấy!

Ông Cài ngắm nhìn hồi lâu, hình dung một ngôi nhà trong đầu, rồi nói:

- Bốn chân Rùa là bốn cái cột. Mu Rùa là mái nhà. Miệng Rùa là lối vào nhà. Hai mắt Rùa là hai cửa sổ. Có phải thế không?

Rùa gật đầu khen và xin được về với họ hàng. Từ đó con người có nhà sàn để ở, tránh được mưa nắng.

[Theo Truyện cổ dân tộc Mường]

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Ngày xưa, khi chưa biết làm nhà, con người sống ở đâu?

a- Con người sống trong hốc cây

b- Con người sống trong lều cỏ

c- Con người sống trong hang đá

2. Vì sao ông Cài cởi trói và tha cho Rùa?

a- Vì ông thương chú Rùa gầy

b- Vì Rùa mách ông cách làm nhà ở

c- Vì Rùa mách ông cách đặt bẫy thú rừng

3. Ông Cài hình dung ra ngôi nhà từ những bộ phận nào của chú Rùa?

a- Chân Rùa, mu Rùa, miệng Rùa, mắt Rùa

b- Chân Rùa, cổ Rùa, miệng Rùa, mắt Rùa

c- Chân Rùa, mu Rùa, miệng Rùa, mũi Rùa

4. Theo truyện cổ, nhờ đâu mà con người làm được nhà sàn để ở?

a- Nhờ may mắn có Rùa mách cho cách làm

b- Nhờ thông minh, biết đặt bẫy thú rừng

c- Nhờ trí thông minh và có lòng nhân ái

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

a] l hoặc n

-….ên ….ớp/……………

-…..on…….ước/……….

-…..ên người/………..

- chạy…on ton/………

b] ay hoặc ây

- d …. học /……….

- m …trắng/……….

- thức d………/………..

- m ……áo/……………

c] au hoặc âu

- con s……../……….

- c…..văn/………….

- trước s………/………..

- cây c………./…………

2. Gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm được so sánh giữa hai sự vật trong các câu thơ, câu văn sau:

a]

Bế cháu ông thủ thỉ:

- Cháu khỏe hơn ông nhiều!

[Phạm Cúc]

b]

Ông trăng tròn sáng tỏ

Soi rõ sân nhà em

Trăng khuya sáng hơn đèn

Ơi ông trăng sáng tỏ.

[Trần Đăng Khoa]

c]

Quyển vở này mở ra

Bao nhiêu trang giấy trắng

Từng dòng kẻ ngay ngắn

Như chúng em xếp hàng.

[Quang Huy]

d] Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngõa non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ.

[Ngô Quang Miện]

3. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Thế nào?”:

a] Những cánh rừng Việt Bắc xanh ngút ngàn từ bao đời nay

b] Ngọn núi đá cao chót vót như chạm tới mây trời

c] Đồng bào các dân tộc thiểu số trọn đời thủy chung với cách mạng

4. Viết đoạn văn ngắn [khoảng 5 câu] giới thiệu các thành viên của tổ em và một vài hoạt động của tổ trong tháng thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Gợi ý:

a] Tổ em gồm những bạn nào?

b] Trong tháng thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tổ em đã làm những việc gì để ngôi trường trở nên sạch đẹp và gần gũi với học sinh?

c] Tổ em đã làm những việc gì để phát huy vai trò tích cực của học sinh trong học tập và các hoạt động khác?

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

Đáp án Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 14

I.

1. Ngày xưa, khi chưa biết làm nhà, con người sống ở đâu?

c- Con người sống trong hang đá

2. Vì sao ông Cài cởi trói và tha cho Rùa?

b- Vì Rùa mách ông cách làm nhà ở

3. Ông Cài hình dung ra ngôi nhà từ những bộ phận nào của chú Rùa?

a- Chân Rùa, mu Rùa, miệng Rùa, mắt Rùa

4. Theo truyện cổ, nhờ đâu mà con người làm được nhà sàn để ở?

c- Nhờ trí thông minh và có lòng nhân ái

II.

1. a] - lên lớp - non nước - nên người - chạy lon ton

b] - dạy học - mây trắng - thức dậy - may áo

c] - con sâu - câu văn - trước sau - cây cau

2.

Bế cháu ông thủ thỉ:

- Cháu khỏe hơn ông nhiều!

[Phạm Cúc]

b]

Ông trăng tròn sáng tỏ

Soi rõ sân nhà em

Trăng khuya sáng hơn đèn

Ơi ông trăng sáng tỏ.

[Trần Đăng Khoa]

c]

Quyển vở này mở ra

Bao nhiêu trang giấy trắng

Từng dòng kẻ ngay ngắn

Như chúng em xếp hàng.

[Quang Huy]

d] Những lá sưa mỏng tangxanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li titrắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngõa non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ.

[Ngô Quang Miện]

3.

a] Những cánh rừng Việt Bắc xanh ngút ngàn từ bao đời nay.

b] Ngọn núi đá cao chót vót như chạm tới mây trời.

c] Đồng bào các dân tộc thiểu số trọn đời thuỷ chung với cách mạng.

4. [Tham khảo]

Mẫu 1

Tổ em gồm các bạn Hoài Thuỷ, Ngọc Lan, Thu Phương, Thanh Mai, Quốc Bình, Thế Hưng, Anh Quân và em.

Trong tháng thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", tổ em đã tham gia tổng vệ sinh sân trường, chăm sóc những cây non mới trồng để sân trường mau có bóng mát cho học sinh vui chơi. Về học tập, các bạn trong tổ đều hăng hái phát biểu ý kiến, tích cực xây dựng bài. Cả tổ đoàn kết, thân ái trong mọi hoạt động do nhà trường tổ chức. Đôi bạn Hoài Thuỷ - Thanh Mai giúp đỡ nhau học tập ngày càng tiến bộ, được tuyên dương trước toàn trường. Chúng em sẽ phấn đấu đạt kết quả tốt nhất trong năm học để thầy cô và cha mẹ vui lòng.

Mẫu 2

Lớp em được chia làm 3 tổ: Tổ Lá, Tổ Quả và Tổ Hoa. Em ở Tổ Hoa, gồm 12 bạn. Trong tháng thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", tổ em đã tham gia tổng vệ sinh sân trường và lớp học. Cả tổ hoạt động hăng hái và đạt được kết quả tốt. Cả tổ phấn đấu lập thành tích trong tháng để dành tặng những bông hoa điểm 10 cho cha mẹ và thầy cô.

>> Xem toàn bộ: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ em Hay chọn lọc

..........................

Trên đây là: Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 14. Trong quá trình học lớp 3, các em học sinh không tránh được việc gặp những bài toán 3 khó, nâng cao. Những bài tập sách giáo khoa cũng có thể khiến các em gặp khó khăn trong quá trình giải. Tuy nhiên, để cùng các em học Toán lớp 3 hiệu quả hơn, VnDoc cung cấp lời giải bài tập Toán 3 để các em tham khảo. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao.

Xem thêm:

Môn Tiếng Việt

  • Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 14 - Tiết 1
  • Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 14 - Tiết 2

Môn Toán

  • Giải bài tập Cùng em học Toán lớp 3 Tuần 14 - Đề 1
  • Giải bài tập Cùng em học Toán lớp 3 Tuần 14 - Đề 2

Hãy tham gia ngay chuyên mục Hỏi đáp các lớp. Đây là nơi kết nối học tập giữa các bạn học sinh với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập. Các bạn học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây:

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc
Hỏi - Đáp Truy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập

Hỏi đáp, thảo luận và giao lưu về Toán, Văn, Tự nhiên, Khoa học,... từ Tiểu Học đến Trung học phổ thông nhanh nhất, chính xác nhất.

Video liên quan

Chủ Đề