Giải bài tập vật lý 7 bài 8 gương cầu lồi

Giải bài tập vật lý 7 bài 8 Gương cầu lõm là tâm huyết biên soạn của đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn vật lý. Đảm bào chính xác, súc tích và dễ hiểu giúp các em nắm được kiến thức trọng tâm trong bài 8 gương cầu lõm và vận dụng giải các bài tập SGK vật lý 7 bài 8. 

thuộc: Chương 1: Quang học

Hướng dẫn giải bài tập vật lý 7 bài 8 gương cầu lõm

Giải bài C1 trang 22 SGK Vật lí 7. Ảnh của cây nến quan sát được trong gương

Đề bài

Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm trên là ảnh gì ? So với cây nến thì ảnh của nó lớn hơn hay nhỏ hơn ?

Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm là ảnh ảo.

So với cây nến thì ảnh của nó lớn hơn.

Giải bài C2 trang 22 SGK Vật lí 7. Hãy bố trí một thí nghiệm để so

Đề bài

Hãy bố trí một thí nghiệm để so sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của cùng vật đó tạo bởi gương phẳng. Mô ta cách bố trí thí nghiệm. Nêu kết quả so sánh.

Kết luận

Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ..... không hứng được trên màn chắn và ..... vật.

- Bố trí thí nghiệm: Đặt hai cây nến giống nhau thẳng đứng ở phía trước và cách đều hai gương [gương phẳng và gương cầu lõm] một khoảng bằng nhau.

- Kết quả so sánh : Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng.

- Kết luận: Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.

Giải bài C3 trang 23 SGK Vật lí 7. Quan sát chùm tia phản xạ xem nó có đặc điểm gì ?

Đề bài

Quan sát chùm tia phản xạ xem nó có đặc điểm gì ?

Kết luận

Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ ..... tại một điểm ở trước gương.

- Chùm tia phản xạ giao nhau [hội tụ] tại một điểm ở trước gương.

- Kết luận: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương.

Giải bài C4 trang 23 SGK Vật lí 7. Hình 8.3 là một thiết bị dùng gương

Đề bài

Hình 8.3 là một thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vât. Hãy giải thích vì sao vật đó lại nóng lên.

Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương.

Mặt Trời ở rất xa nên chùm sáng từ Mặt Trời tới gương cầu lõm coi như chùm tia tới song song, thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở phía trước gương. Ánh sáng Mặt Trời có nhiệt năng lớn cho nên vật để ở vị trí chùm sáng hội tụ sẽ nóng lên.

Giải bài C5 trang 23 SGK Vật lí 7. Bằng cách di chuyển đèn pin, hãy

Đề bài

Bằng cách di chuyển đèn pin, hãy tìm vị trí của S để thu được chùm phản xạ là một chùm sáng song song.

Kết luận:

Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia ..... song song.

Kết luận: Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.

Giải bài C6 trang 24 SGK Vật lí 7. Xoay pha đèn đến vị trí thích

Đề bài

Xoay pha đèn đến vị trí thích hợp để thu được chùm phản xạ song song từ pha đèn chiếu ra.

Giải thích vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ ?

Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

Trong pha đèn có một gương cầu lõm. Do đó khi xoay pha đèn đến một vị trí thích hợp thì chùm sáng phân kì phát ra từ đèn sẽ bị gương cầu lõm [trong pha đèn] biến đổi thành chùm tia phản xạ song song. Năng lượng của chùm tia sáng song song bị hao hụt ít khi truyền đi xa, nhờ đó ánh sáng truyền đi xa mà vẫn sáng rõ.

Giải bài C7 trang 24 SGK Vật lí 7. Muốn thu được chùm sáng

Đề bài

Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn ra thì phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa hay lại gần gương ?

Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn pin phát ra thì ta phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa gương.

Giải bài tập vật lý 7 bài 8 Gương cầu lõm được biên soạn bám sát nội dung kiến thức SGK vật lý lớp 7 chương trình mới. Được Soanbaitap.com biên tập và đăng trong chuyên mục giải bài tập vật lý 7 giúp các bạn học sinh tiện tham khảo để học tốt môn vật lý 7. Nếu thấy hay hãy comment để các bạn khác cùng học tập.

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 7.

A - Học theo SGK

I- ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LÕM

Câu C1 trang 24 Vở bài tập Vật Lí 7: Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm là ảnh ảo [không hứng được trên màn chắn]. So với cây nến thì ảnh của nó lớn hơn.

Câu C2 trang 24 Vở bài tập Vật Lí 7: Cách bố trí thí nghiệm: Đặt hai cây nến giống nhau thẳng đứng ở phía trước và cách đều hai gương [gương phẳng và gương cầu lõm] một khoảng bằng nhau.

Kết quả so sánh: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng.

Kết luận:

Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.

II. SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG TRÊN GƯƠNG CẦU LÕM

Câu C3 trang 24 Vở bài tập Vật Lí 7: Chùm tia phản xạ có đặc điểm: giao nhau [hội tụ] tại một điểm ở trước gương.

Kết luận:

Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ [hội tụ] tại một điểm trước gương.

Câu C4 trang 24 Vở bài tập Vật Lí 7: Vật nóng lên vì:

Mặt trời ở rất xa nên chùm sáng từ mặt trời tới gương cầu lõm coi như chùm tia tới song song mang năng lượng nhiệt, cho chùm tia phản xạ hôi tụ tại một điểm ở phía trước gương.

Do vậy ánh sáng mặt trời được tập trung nhiệt lượng tại điểm hội tụ và làm cho vật đặt tại đó nóng lên.

Kết luận:

Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể thu được một chùm tia sáng phản xạ song song.

III – VẬN DỤNG

Câu C6 trang 25 Vở bài tập Vật Lí 7: Nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ vì:

+ Ngọn đèn phát ra nguồn sáng là chùm phân kỳ, loe rộng ra xa, khi đó năng lượng ánh sáng sẽ phân bố trên vùng rộng, không tập trung theo một phương hướng cần chiếu sáng. Nhưng nhờ có gương cầu lõm trong pha đèn pin nên khi xoay pha đèn đến vị trí thích hợp sẽ thu được một chùm sáng phản xạ song song được tạo ra từ chùm phân kỳ của nguồn sáng, khi đó đa phần năng lượng của ngọn đèn chỉ tập trung theo một phương cần chiếu sáng nên đèn pin có thể chiếu sáng đi xa mà vẫn sáng rõ.

Câu C7 trang 25 Vở bài tập Vật Lí 7: Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn ra thì phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa hay lại gần gương?

Lời giải:

Ra xa gương.

B - Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Câu 8.2 trang 25 Vở bài tập Vật Lí 7: Tìm trong nhà một đồ dùng có tác dụng tương tự như một gương cầu lõm. Đặt một vật ở vị trí thích hợp trước gương cầu lõm đó để nhìn thấy ảnh ảo của vật, di chuyển vật lại gần gương, độ lớn của ảnh thay đổi như thế nào?

Lời giải:

* Đồ dùng trong nhà có tác dụng tương tự như một gương cầu lõm là: Mặt lõm của thìa, vung nồi.

* Khi di chuyển vật lại gần gương thì: Vật càng gần gương, ảnh ảo càng nhỏ đi so với ảnh ảo của vật khi xa gương, tuy nhiên ảnh ảo vẫn luôn lớn hơn vật.

Câu 8.3 trang 25 Vở bài tập Vật Lí 7: Hãy dùng lập luận để chứng tỏ rằng ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi luôn luôn bé hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm

Lời giải:

Ta có: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lồi bé hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng: A1B1 < AB   [1]

Mặt khác: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng: A2B2 > AB   [2]

Từ [1] và [2] ⇒ A2B2 > AB > A1B1. Nghĩa là: A2B2 > A1.B1

Vậy ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi luôn luôn bé hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm.

2. Bài tập tương tự

Câu 8a trang 25 Vở bài tập Vật Lí 7: Dùng gương cầu lõm hướng về phía Mặt Trời khi có nắng có thể đốt cháy được một mẫu giấy. Giải thích tại sao?

Lời giải:

Do ánh sáng của Mặt trời chiếu xuống trái đất là chùm sáng song song, mang năng lượng nhiệt có thể làm nóng ⇒ Khi gặp phần lõm của gương thì tạo ra chùm sáng hội tụ ⇒ Tập trung được các năng lượng vào một điểm ⇒ Có thể làm cháy mẫu giấy.

Câu 8b trang 25 Vở bài tập Vật Lí 7: Giải thích tại sao trong đèn pha ôtô hoặc xe máy, xe đạp đều có một gương giống như một gương cầu lõm?

Lời giải:

Vì các tia sáng phản xạ qua phần lõm sẽ tạo ra chùm sáng song song giúp ánh sáng có thể đi xa mà vẫn thấy rõ.

Phần dưới là danh sách các bài Giải sách bài tập Vật Lí 7 Bài 8: Gương cầu lõm theo trang.

Video liên quan

Chủ Đề