Giải thích Tại sao chuỗi thức ăn dưới nước thường dài hơn chuỗi thức ăn trên cạn

Bài 1 trang 148 Sách bài tập [SBT] Sinh 12: Hãy giải thích vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài. thường không vượt quá 6 mắt xích.

Hãy giải thích vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài, thường không vượt quá 6 mắt xích.

– Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài, thường không vượt quá 6 mắt xích là do một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng :

+ Năng lượng mất qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Quảng cáo

+ Năng lượng mất qua chất thải [thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa…] hoặc năng lượng mất qua rơi rụng [như rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật…] ở mỗi bậc dinh dưỡng.

– Chuỗi thức ăn [hoặc bậc dinh dưỡng] càng lên cao thì năng lượng tích luỹ càng ít dần và đến mức nào đó không còn đủ duy trì của một mắt xích [của một bậc dinh dưỡng]. Khi một mắt xích [thực chất là một loài, hoặc nhóm cá thể của một loài] có số lượng cá thể quá ít [nhỏ hơn kích thước tối thiểu của quần thể] sẽ không thể tồn tại.

Là dãy các loài sinh vật có quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng.

  • Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là một mắt xích.
  • Mắt xích này vừa là thức ăn của mắt xích đứng sau, vừa có nguồn là thức ăn là mắt xích đứng trước.

Ví dụ: Cỏ -> Châu chấu -> Ếch -> Rắn.

Phân loại chuỗi thức ăn

Các loại chuỗi thức ăn dưới đây đều có điểm chung sau:

  • Mắt xích phía sau có mắt xích lớn hơn mắt xích phía trước.
  • Số lượng mắt xích phía sau ít hơn mắt xích phía trước

Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng

Ở chuỗi thức ăn này, mở đầu là sinh vật tự dưỡng [thực vật], tiếp đến là sinh vật ăn sinh vật tự dưỡng và các loài động vật ăn động vật.

Ví dụ: Tảo lam -> Trùng cỏ -> Cá diếc -> Chim bói cá.

Chuỗi thức ăn phế liệu

Chuỗi thức ăn này bắt đầu bằng sinh vật phân giải, sau đó là động vật ăn động vật.

Ví dụ: Law khô -> Giun đát -> Ếch đồng -> Rắn hổ mang.

Chuỗi thức ăn trên cạn và dưới nước

Chuỗi thức ăn trên cạn

Chuỗi thức ăn thường ngắn.

  • Môi trường trên cạn không ổn định.
  • Sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc trao đổi chất.

Hiệu suất sinh thái thường thấp.

  • Thực vật chứa nhiều chất khó tiêu hóa [như cellulose].
  • Động vật ăn thịt tiêu tốn nhiều năng lượng cho hoạt động săn mồi.

Chuỗi thức ăn dưới nước

Chuỗi thức ăn thường dài.

  • Môi trường dưới nước ổn định.
  • Sinh vật ít tiêu tốn năng lượng cho việc trao đổi chất.

Hiệu suất sinh thái cao.

  • Mắt xích đầu tiên thường là thực vật phù du -> dễ tiêu hóa -> hiệu suất sử dụng thức ăn cao.
  • Động vật thường tiêu tốn ít năng lượng cho hoạt động săn mồi.
  • Là tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, có những mắt xích chung.
  • Một loài không những là mắt xích của một chuỗi thức ăn mà còn tham gia vào hình thành lưới thức ăn.
  • Quần xã sinh vật càng đa dạng -> lươi thức ăn càng phức tạp.

Trần Anh

Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn so với chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn. Nguyên nhân là do: A. Hệ sinh thái ở dưới nước đa dạng hơn hệ sinh thái ở trên cạn. B. Môi trường nước ổn định hơn nên tiêu hao ít năng lượng hơn. C. Môi trường nước giàu dinh dưỡng hơn.

D. Môi trường nước không bị mặt trời đốt nóng.

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án B A. Sai, môi trường trên cạn đa dạng hơn môi trường nước. B. Đúng, môi trường nước chuỗi thức ăn dài hơn do môi trường nước ổn định, độ chênh lệch nhiệt độ ít, năng lượng tiêu hao cho việc di chuyển được giảm bớt. Ngoài ra sinh vật sản xuất ở hệ sinh thái dưới nước là tảo dễ tiêu hóa => Năng lượng thất thoát ít nên có thể truyền được qua nhiều mắt xích hơn là ở chuỗi thức ăn ở hệ sinh thái trên cạn. C. Sai, môi trường trên cạn giàu dinh dưỡng hơn. D. Sai, môi trường nước bị mặt trời đốt nóng song không đốt nóng bằng môi trường ở trên cạn. Lưu ý rằng, năng lượng thất thoát càng ít thì chuỗi thức ăn càng dài.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Trong quá trình chọn giống bằng biến dị tổ hợp, sau khi lai hai dòng thuần chủng tạo được F1 dị hợp mọi cặp gen, ta sử dụng F1 x F1, mục đích của việc làm này: A. Để thu được kiểu gen thuần chủng mong muốn. B. Tạo dòng thuần do đây là một quá trình tự thụ, hoặc phối cận. C. Để tạo ra vô số kiểu gen, từ đó sử dụng tác nhân chọn lọc, để lấy được tổ hợp gen mong muốn. D. Để tạo ưu thế lai, con lai vượt trội so với thế hệ F1.
  • Cho các phát biểu sau: 1. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp. 2. Điều kiện địa lý là nhân tố ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. 3. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới. 4. Giao phối là nhân tố làm cho đột biến được phát tán 5. Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên là nhân tố cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể. 6. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. 7. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội. 8. Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể làm nghèo vốn gen và giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. Số các phát biểu đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 7
  • Cho các bước trong tư vấn di truyền y học sau: 1. Lập cây phả hệ. 2. Xác định bệnh bằng các xét nghiệm. 3. Tính xác suất nguy cơ mắc bệnh. 4. Chuẩn đoán trước sinh. 5. Chuẩn đoán bệnh. 6. Kết luận và đưa ra lời khuyên Hãy sắp xếp quy trình tư vấn theo trật tự đúng A. 5, 2, 4,1, 3, 6 B. 2, 5,1,4, 3, 6 C. 5, 2,1, 3,4, 6 D. 2, 5,1,3, 4, 6
  • Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng? A. XaXa × XAY. B. XAXa × XaY. C. XAXA × XaY. D. XAXa × XAY.
  • Có 1200 cá thể chim, để 1200 cá thể chim này trở thành một quần thể thì cần bao nhiêu điều kiện trong những điều kiện dưới đây: 1. Cùng sống với nhau trong một khoảng thời gian dài. 2. Các cá thể chim này phải cùng một loài. 3. Cùng sống trong một môi trường vào một khoảng thời điểm xác định. 4. Có khả năng giao phối với nhau để sinh con hữu thụ. Số điều kiện cần là: A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
  • Menden đã phát hiện ra quy luật di truyền phân li độc lập ở 7 cặp tính trạng tương phản. Sau này các gen tương ứng quy định 7 cặp tính trạng này được tìm thấy trên 4 NST khác nhau. Phát biểu nào sau đây là phù hợp để giải thích cho kết luận trên? A. Mặc dù một số gen liên kết, song khoảng cách trên NST của chúng xa đến mức mà tần số tái tổ hợp của chúng đạt 50%. B. Mặc dù một số gen liên kết, song kết quả các phép lai cho kiểu hình phân li độc lập vì sự tái tổ hợp trong giảm phân không xảy ra. C. Hệ gen đơn bội của đậu Hà Lan chỉ có 4 NST. D. Mặc dù một số gen liên kết, song trong các thí nghiệm của Menden, chúng phân li độc lập một cách tình cờ.
  • Trong một quần thể ngẫu phối, ban đầu có 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1. Nếu khả năng thích nghi của kiểu gen AA và Aa kém hơn so với kiểu gen aa thì tỉ lệ của kiểu gen dị hợp [Aa] sẽ thay đổi như thế nào trong các thế hệ tiếp theo của quần thể? A. Ở giai đoạn đầu giảm dần, sau đó tăng dần. B. Ở giai đoạn đầu tăng dần, sau đó giảm dần. C. Liên tục giảm dần qua các thế hệ. D. Liên tục tăng dần qua các thế hệ.
  • Chọn phát biểu sai: A. Màu hoa là tính trạng biểu hiện chỉ phụ thuộc vào kiểu gen. B. Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng số lượng. C. Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen ta phải tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen. D. Không có giống cây trồng hoặc vật nuôi nào thể hiện sự vượt trội hơn so với các giống khác trong mọi điều kiện môi trường.
  • Cho các nội dung sau: [I] Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình. [II] Các tính trạng khối lượng, thể tích sữa, tỉ lệ nạt mỡ chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường. [III] Tính trạng thường chịu ảnh hưởng của tương tác cộng gộp là tính trạng chất lượng. [IV] Tương tác gen tạo ra biến dị tổ hợp. [V] Tương tác gen và gen đa hiệu không phủ nhận học thuyết Menđen mà còn mở rộng thêm học thuyết Menđen. [VI] Hiện tượng gen gây chết tạo ra tỉ lệ 2 : 1 là tác động của gen đa hiệu. [VII] Hiện tượng con lai sinh ra có kiểu hình hoàn toàn không giống bố mẹ chỉ tìm thấy ở hiện tượng tương tác gen. Có bao nhiêu nội dung sai? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
  • . Trong phép lai 1 cặp ruồi giấm, F1 thu được tỉ lệ 2 cái: 1 đực. Dựa vào kết quả phép lai này, hãy cho biết trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng: [1] Có hiện tượng gen gây chết ở ruồi đực. [2] Gen gây chết là gen trội. [3] Nếu cho F1 tạp giao sẽ thu được tỉ lệ kiểu hình 3 đực : 4 cái. [4] Lai phân tích ruồi cái đời P sẽ thu được tỉ lệ kiểu hình 1 đực : 1 cái. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề