Giải vở bài tập vật lý 6 bài 1-2

Câu 1-2.1 trang 5 Sách bài tập [SBT] Vật lí lớp 6

Câu 1-2.1. Cho thước mét trong hình vẽ dưới đây:

Giới hạn đo [GHĐ] và độ chia nhỏ nhất [ĐCNN] của thước trong hình 1-2.1 là:

A. 1m và 1mm.                                  B. 10dm và 0,5cm.

c. 100cm và 1cm.                             D. 100cm và 0,2cm.

Hãy chọn câu trả lời đúng.

Bài giải

Chọn B.

Giới hạn đo [GHĐ] của thước trong hình 1-2.1 là 100cm =10dm và độ chia nhỏ nhất [ĐCNN] của thước trong hình là 0,5cm

Câu 1-2.2 trang 5 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.2. Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?

A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNX 1mm

B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.

C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.

D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

Bài giải

Chọn B.

Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.

Ta có thể giải thích như sau: Chiều dài sân trường thường cỡ vào khoảng một vài chục mét. Chọn thước B [thước cuộn] có GHĐ lớn nhất nên phải đo ít lần nhất. Tuy ĐCNN của thước B [là 5mm] lớn hơn thước A và C [là 1mm], nhưng dùng thước B vẫn phù hợp so với chiều dài sân trường [sai số nhỏ hơn 1 % là chấp nhận được].

Câu 1-2.3 trang 5 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.3. Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của các thước trong hình 1-2.2:


Bài giải:

+ Hình a] GHĐ là 10cm và ĐCNN 0,5cm;

+ Hình b] GHĐ là 10cm và ĐCNN 1mm

Giaibaitap.me

Page 2

Câu 1-2.4 trang 5 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.4. Hãy chọn thước đo thích hợp để đo các độ dài ghi trong bảng và giải thích sự lựa chọn của em.

Thước đo độ dài

Độ dài cần đo

1. Thước thẳng có GHĐ 1,501 và ĐCNN 1cm

2. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm

3. Thựớc kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm

A. Bề dày cuốn Vật lí 6

B. Độ dài lớp học của em

C. Chu vi miệng cốc

Bài giải

-  Chọn thước 1 để đo độ dài B [1-B]. Vì độ dài của lớp học tương đối lớn, cỡ khoảng vài mét nên dùng thước có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài lớp học sẽ chỉ phải đo ít lần hơn, nên chính xác hơn do đó nên chọn thước 1.

Mặc dù, thước 1 có ĐCNN lớn nhất [1cm] so với 2 thước còn lại, nhưng trong thực tế dùng thước 1 vẫn phù hợp so với độ dài lớp học.

-  Chọn thước 2 để đo độ dài c [2-C], vì chu vi miệng cốc là độ dài cong nên chọn thước dây để đo sẽ chính xác hơn.

-   Chọn thước 3 để đo độ dài A [3-A], vì bề dày cuốn Vật lí 6 nhỏ, nên dùng thước có ĐCNN càng nhỏ thì việc đo và ghi kết quả đo sẽ càng chính xác hơn. Do đó nên chọn thước 3.

Câu 1-2.5 trang 6 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu1-2.5. Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy?

Trả lời:

Thước thẳng, thước mét, thước nửa mét, thước kẻ, thước dây, thước cuộn, thước kẹp, .... Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy để có thể chọn thước phù hợp với độ dài thực tế cần đo. Ví dụ, thước dây để đo những độ dài cong, như số đo vòng ngực, vòng bụng cơ thể, thước cuộn để đo những độ dài lớn; thước thẳng, ngắn để đo những độ dài nhỏ và thẳng...

Câu 1-2.6 trang 6 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.6. Hãy tìm cách đo độ dài sân trường em bằng một dụng cụ mà em có. Hãy mô tả thước đo, trình bày cách đo và tính giá trị trung bình của các kết quả đó trong tổ của em.

Trả lời:

Tùy theo từng học sinh. Tuy nhiên nên chọn thước có GHĐ lớn để số lần đo ít. Đo các chiều của sân trường có thể bằng thước cuộn. Một bạn giữ dầu thước tại 1 điểm đầu của sân trường. Một bạn kéo thước đo tới khi nào đến GHĐ của thước. Đo đến hết chiều dài của sân. Sau đó cộng kết quả của các lần đo lại. Ta sẽ được số đo của sân trường.

Giaibaitap.me

Page 3

Câu 1-2.7 trang 6 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.7. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A. 5m.            B. 50dm.              C. 500cm.               D. 50,0dm.

Trả lời:

Chọn B.

Dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1 dm để đo chiều dài thì không thể đo kết quả chính xác đến cm như ở C và D và cũng không cho kết quả chỉ đến hàng mét như A vậy chỉ có cách ghi kết quả B là đúng nhất.

Câu 1-2.8 trang 6 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.8. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Vật lí 6. Trong các cách ghi kết quả đo dưới đây, cách ghi nào là đúng?

A. 240mm.               B. 23cm.                C. 24cm.                  D. 230mm.

Trả lời:

Chọn C.

Dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều dài thì không thể đo kết quả chính xác đến mm như ở A và D và cũng không thể cho kết quả là số lẻ như B vậy chỉ có kết quả C là đúng.

Câu 1-2.9 trang 6 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.9. Các kết quả đo độ dài trong ba bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau:

a]  l1 = 20,1cm. b] l2 = 21 cm. c] l3 = 20,5cm.

Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong mỗi bài thực hành.

Trả lời:

+ ĐCNN của thước dùng trong khi đo l1 = 20,1cm là 0,1 cm [1 mm].

+ ĐCNN của thước dùng trong khi đo l2 = 21cm là 1cm.

+ ĐCNN của thước dùng trong khi đo l3 = 20,5cm là 0,1cm hoặc 0,5cm.

Câu 1-2.10 trang 6 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu. 1-2.10 Cho 1 quả bóng bàn, 2 vỏ bao diêm, 1 băng giấy cỡ 3cm X 15cm, 1 thước nhựa dài khoảng 200mm, chia tới mm.

Hãy dùng những dụng cụ trên để đo đường kính và chu vi quả bóng bàn.

Trả lời:

Tùy theo từng học sinh. Một phương án có thể là:

-   Đo đường kính quả bóng bàn: Đặt 2 vỏ bao diêm tiếp xúc với hai bên quả bóng bàn và song song với nhau. Dùng thước nhựa đo khoảng cách giữa hai bao diêm. Đó chính là đường kính quả bóng bàn.

-   Đo chu vi quả bóng bàn: Dùng băng giấy quấn 1 vòng theo đường hàn giữa hai nửa quả bóng bàn [nhớ đánh dấu độ dài 1 vòng này trên băng giấy]. Dùng thước nhựa đo độ dài đã đánh dấu trên băng giấy. Đó chính là chu vi quả bóng bàn.

Câu 1-2.11 trang 7 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.11. Đế xác định chu vi của một chiếc bút chì, đường kính của một sợi chỉ:

-  Em làm cách nào?

-  Em dùng thước nào, có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?

-  Kết quả đo của em là bao nhiêu?

Gợi ý trả lời:

Tùy theo từng học sinh. Một phương án gợi ý có thể là:

-    Xác định chu vi của bút chì: Dùng sợi chỉ quấn 10 vòng sát nhau xung quanh bút chì. Đánh dấu độ dài của tất cả các vòng dây này trên sợi chỉ. Dùng thước có ĐCNN phù hợp [1mm] để đo độ dài phần sợi chỉ đã đánh dấu. Lấy kết quả đo chia cho số vòng dây, ta được chu vi của bút chì.

-    Xác định đường kính sợi chỉ: Dùng sợi chỉ quấn 30 hoặc 40 vòng sát nhau xung quanh bút chì. Đánh dấu độ dài đã quấn được trên bút chì. Dùng thước có ĐCNN phù hợp để đo độ dài phần đã đánh dấu. Lấy kết quả đo chia cho số vòng dây, ta được đường kính sợi chỉ.

Giaibaitap.me

Page 4

Câu 1-2.12 trang 7 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.12. Hãy tìm cách xác định đường kính trong của vòi máy nước hoặc ống tre, đường kính vung nổi nấu cơm của gia đình em.

Trả lời:

+ Xác định đường kính trong của vòi máy nước hoặc ống tre:

Dùng một thanh tre nhỏ [hoặc bằng bìa nhỏ cứng] đặt ngang miệng ống, đánh dấu hai mép trong của ống rồi dùng thước đo khoảng cách giữa hai dấu đó.

+ Xác định đường kính vung nồi nấu cơm:

Lấy hai quyển sách đặt song song trên bàn. Đặt cái vung lọt khít giữa hai quyển sách, dùng thước đo khoảng cách giữa hai quyển sách đó, đó là đường kính vung.

Câu 1-2.13 trang 7 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.13. Những người đi ôtô, xe máy... thường đo độ dài đã đi được bằng số chỉ trên "côngtơmét" của xe. Không đi ôtô, xe máy, em làm thế nào để xác định gần đúng độ dài quãng đường em đi từ nhà đến trường?

Gợi ý trả lời:

+ Trước hết xác định quãng đường trung bình của em khi đi bộ được trong 1 phút.

+ Sau đó, đo thời gian em đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút, cuối cùng lấy thời gian đó nhân với đoạn đường đi được của em trong 1 phút ta được gần đúng độ dài quãng đường em đi từ nhà đến trường.

* Cách khác có thể em đo độ dài trung bình của mỗi bước chân em, sau đó đếm số bước chân từ nhà đến trường rồi nhân với số bước chân.

Câu 1-2.14 trang 7 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2 .14. Một bàn học cá nhân dài khoảng 1m. Dùng thước nào sau đây có thể đo chính xác nhất độ dài của bàn?

A. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm.

B. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 5cm.

C. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm

D. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm.

Trả lời:

Chọn C

Để đo bàn học cá nhân dài khoảng 1m. Dùng thước thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN lmm có thể đo thuận lợi và chính xác nhất độ dài của bàn.

Câu 1-2.15 trang 7 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.15. Sách giáo khoa Vật lí 6 dày khoảng 0,5cm. Khi đo chiều dày này, nên chọn

A. thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

B. thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.

C. thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1cm.

D. thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm.

Trả lời:

Chọn D

Khi đo chiều dày này, nên chọn thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm

Câu 1-2.16 trang 7 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.16. Muốn đo độ dài cuốn SGK Vật lí 6 một cách thuận lợi nhất nên dùng

A. thước có GHĐ 25cm và ĐCNN 1mm.

B. thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.

C. thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm.

D. thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1cm.

Trả lời:

Chọn A

Muốn đo độ dài cuốn SGK Vật lí 6 một cách thuận lợi nhất nên dùng thước có GHĐ 25cm và ĐCNN 1mm.

Giaibaitap.me

Page 5

Câu 1-2.17 trang 7 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.17. Kết quả đo độ dài của bút chì được một học sinh ghi đúng là 17,3cm. Học sinh này đã dùng

A. thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.

B. thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm.

C. thước có GHĐ 18cm và ĐCNN 2mm.

D. thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1cm.

Trả lời:

Chọn A

Kết quả đo độ dài của bút chì được một học sinh ghi đúng là 17,3cm. Học sinh này đã dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm. Vì chỉ thước có ĐCNN 1mm đo độ dài 17,3mm.

Câu 1-2.18 trang 8 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.18. Một học sinh dùng thước có ĐCNN là 2cm đế đo chiều rộng lớp học. Cách ghi kết quả nào sau đây không đúng?

A. 4,44m.    B. 444cm.      C. 44,4dm.             D. 444,0cm.

Trả lời:

Chọn D

Dùng thước có ĐCNN là 2cm thì không thể ghi kết quả chính xác đến phần mười cm như kết quả 444,0cm.

Câu 1-2.19 trang 8 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.19. Đế đo trực tiếp chiều cao và chu vi của một cái cột nhà hình trụ, người ta

A. chỉ cần một thước thẳng.            

B. chỉ cần một thước dây.

C. cần ít nhất một thước dây, một thước thẳng.

D. cần ít nhất hai thước dây.

Trả lời:

Chọn B

Để đo trực tiếp chiều cao và chu vi của một cái cột nhà hình trụ, người ta chỉ cần một thước dây.

Câu 1-2.20 trang 8 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.20. Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng?

A. Chỉ cần ghi kết quả đo chia hết cho ĐCNN của dụng cụ đo.

B. Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo.

C. Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo chia hết cho ĐCNN.

D. Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo và chia hết cho ĐCNN.

Trả lời:

Chọn D

Cách ghi kết quả đúng là: Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo và chia hết cho ĐCNN.

Câu 1-2.21 trang 8 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2 .21. Khi đo nhiều lần một đại lượng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?

A. Giá trị của lần đo cuối cùng.

B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất

C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.

D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất.

Trả lời:

Chọn C

Khi đo nhiều lần một đại lượng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị được lấy làm kết quả của phép đo là giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.

Giaibaitap.me

Page 6

Câu 1-2.22 trang 8 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.22. Một học sinh khẳng định rằng: "Cho tôi một thước đo GHĐ 1m, tôi sẽ chỉ cần dùng thước đó đo một lần là có thể biết được sân trường dài bao nhiêu mét".

a]  Theo em, bạn đó phải làm thế nào để thực hiện lời nói của mình?

b]  Kết quả bạn thu được có chính xác không? Tại sao?

Trả lời:

a. Bạn học sinh khẳng định rằng: Với một thước đo GHĐ 1m, chỉ cần dùng thước đó đo một lần là có thế biết được sân trường dài bao nhiêu mét. Cách hiểu một lần đo của bạn ở đây là một lần thực hiện công việc chứ không phải hiểu là một lần đặt thước thực hiện phép đo. Dĩ nhiên để đo bạn ấy phải đặt thước liên tiếp hết chiều dài sân trường và đếm số lần ấy.

b. Kết quả bạn thu được dĩ nhiên không chính xác vì khi đặt thước nhiều lần ta khó có thể hạn chế được sai số của phép đo.

Câu 1-2.23 trang 8 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.23. Cho các dụng cụ sau:

-  Một sợi chỉ dài 20cm;

-  Một chiếc thước thẳng;

-  Một đồng tiền mệnh giá 2000 đồng bằng kim loại.

Hãy nêu cách xác định chu vi của đồng tiền.

Trả lời:

Ta có thể dùng sợi chỉ quấn một vòng quanh chu vi của đồng tiền. Đánh dấu vòng đo trên sợi chỉ và dùng thước thẳng đo khoảng cách trên sợi chỉ đã được đánh dấu.

Câu 1-2.24 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.24. Trang cuối cùng của SGK Vật lí 6 có ghi: "khổ 17 X 24cm", các con số đó có nghĩa là

A. chiều dài của sách bằng 24cm và chiều dày bằng 17cm.

B. chiều dài của sách bằng 17cm, chiều rộng bằng 24cm.

C. chiều dài của sách bằng 24cm, chiều rộng bằng 17cm.

D. chiều dài của sách bằng 17 X 24cm = 408cm.

Trả lời:

Chọn C

Trang cuối cùng của SGK Vật lí 6 có ghi: "khổ 17 X 24cm", các con số đó có nghĩa là chiều dài của sách bằng 24cm, chiều rộng bằng 17cm.

Câu 1-2.25 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.25. Ba bạn Hà, Nam, Thanh cùng đo chiều cao của bạn Dũng. Các bạn đề nghị Dũng đứng sát vào tường, dùng một thước kẻ đặt ngang đầu Dũng để đánh dấu chiều cao của Dũng lên tường. Sau đó, dùng thước cuộn có GHĐ 2m và ĐCNN 0,5cm để đo chiều cao từ mặt sàn đến chỗ đánh dấu trên tường. Kết quả đo được Hà, Nam, Thanh ghi lần lượt là: 168cm, 168,5cm và 169cm. Kết quả nào được ghi chính xác?

A. Của bạn Hà.                                B. Của bạn Nam.

C. Của bạn Thanh.                          D. Của cả ba bạn.

Trả lời:

Chọn B

Kết quả được ghi chính xác là B của bạn Nam 168,5cm, vì rằng ĐCNN của thước là 0,5cm. Nếu các giá trị đo được của Hà và Thanh là chẵn thì phải ghi 168,0cm, và 169,0cm.

Câu 1-2.26 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 1-2.26. Hãy dùng mắt ước lượng xem trong ba đoạn thẳng AB, CD và MN vẽ ở hình 1-2.3 thì đoạn thẳng nào dài nhất, đoạn thẳng nào ngắn nhất. Sau đó dùng thước đo độ dài của ba đoạn thẳng trên để kiểm tra ước lượng của mắt mình.

Từ kết quả kiểm tra rút ra được những kết luận gì?

Trả lời:

Nếu dùng mắt ước lượng xem trong ba đoạn thẳng AB, CD và MN vẽ ở hình 1-2.3 thì đoạn thẳng CD ta thấy dài nhất, đoạn thẳng AB ta thấy ngắn nhất. Sau đó, nếu dùng thước đo độ dài của ba đoạn thẳng trên ta thây chúng bằng nhau. Đây là do ảo giác của mắt vì vậy đôi khi do ảo giác sự ước lượng của mắt không chính xác.

Giaibaitap.me

Page 7

Bài 3.1 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 3.1. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l:

A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml

B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.

C. Bình 100ml có vạch chia tới 1 ml.

D. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml

Trả lời:

Chọn B:

Để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l thì ta dùng bình 500ml có vạch chia tới 2ml là bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ trên.

Bài 3.2 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Câu 3.2. Bình chia độ ở hình 3.1 có GHĐ và ĐCNN là:

A. 100cm3 và 10cm3.

B. 100cm3 và 5cm3.

C. 100cm3 và 2cm3.

D. 100cm3 và 1cm3

Hãy chọn câu trả lời đúng.

Trả lời:

Chọn C

Bình chia độ ở hình 3.1 có GHĐ 100cm3 và ĐCNN là: 2cm3.

Bài 3.3 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 3.3. Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của các bình chia độ ở hình 3.2.

Trả lời:

GHĐ và ĐCNN của bình chia độ ở hình 3.2.

a]  Hình a: GHĐ là 100cm3 và ĐCNN là 5cm3

b]  Hình b: GHĐ là 250cm3 và ĐCNN là 25cm3

Bài 3.4 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 3.4. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:

A. V1 = 20,2cm3.                              B. V2 = 20,50cm3.

C. V3 = 20,5cm3.                             D. V4 = 20cm3.

Trả lời:

Chọn C.

Bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3 thì cách ghi kết quả đúng là V3 = 20,5cm3. Vì ghi như A và B và thì bình phải có ĐCNN nhỏ hoặc lớn hơn 0,5cm3.

Giaibaitap.me

Page 8

Bài 3.5 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 3.5 Các kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau:

a]  V1 = 15,4cm3.   b] V2 = 15,5cm3.

Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của bình chia độ dùng trong mỗi bài thực hành.

Trả lời:

Kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành là:

a]  V1 = 15,4cm3 thì ĐCNN là 0,2cm3 hoặc 0,1 cm3.

b]  V2 = 15,5cm3 thì ĐCNN là 0,5cm3 hoặc 0,1cm3.

Bài 3.6 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 3.6. Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu?

Trả lời: 

Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng thông thường gồm: Ca đong, bình chia độ, can, chai, lọ [ghi sẵn dung tích]... Những dụng cụ đó dùng để đo thể tích trong đời sống như nước mắm, xăng dầu, rượu...

Các loại như Ca đong, bình chia độ thường dùng trong phòng thí nghiệm để đo thể tích nước, hóa chất...

Bài 3.7 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 3.7. Hãy dùng dụng cụ đo thể tích mà em có để đo dung tích [sức chứa] của một đồ dùng đựng nước trong gia đình em.

Trả lời:

Tùy trường hợp cụ thể em có thế chọn như đo dung tích ấm đun nước nhà em, dụng cụ đo thể tích em có thể chọn chai nhựa hoặc chai thủy tinh loại 0,5 lít. Đổ nước vào đầy ấm rổi rót ra chai, em rót được tất cả mấy chai rồi từ đó suy ra thể tích ấm.

Bài 3.8 trang 11 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 3.8. Câu nào sau đây là đúng nhất?

Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít, thì có nghĩa là

A. can chỉ nên dùng đựng tối đa 3 lít.

B. ĐCNN của can là 3 lít.

CGHĐ của can là 3 lít.

D. Cả ba phương án A, B, C đều đúng.

Trả lời:

Chọn D

Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít, thì có nghĩa là can chỉ nên dùng đựng tối đa 3 lít, ĐCNN của can là 3 lít và GHĐ của can là 3 lít vậy nên cả ba phương án A, B, C đều đúng.

Bài 3.9 trang 11 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 3.9. Một học sinh dùng bình chia độ vẽ ở hình 3.3 để đo thể tích chất lỏng. Kết quả đo nào sau đây được ghi đúng?

A. 36cm3           B. 40cm3                 C. 35cm3                  D. 30cm3

Trả lời:

Chọn C

Nếu dùng bình chia độ vẽ ở hình 3.3 để đo thể tích chất lỏng. Kết quả đo được ghi ở C là đúng nhất vì theo hình ta thấy mực chất lỏng gàn với 35cm3 nhất

Giaibaitap.me 

Page 9

Bài 3.10 trang 11 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 3.10. Đọc giá trị của thể tích nước chứa trong bình [H.3.4] theo cách nào sau đây là đúng?

A. Đặt mắt ngang theo mức a.

B. Đặt mắt ngang theo mức b.

C. Đặt mắt ngang theo mức nằm giữa a và b.

D. Lấy trung bình cộng của các giá trị đọc ngang theo mức a và mức b.

Trả lời: 

Chọn B

Đọc giá trị của thế tích nước chứa trong bình [H.34] theo cách đúng là: Đặt mắt ngang theo mức b.

Bài 3.11 trang 11 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 3.11. Ba bạn Bắc, Trung, Nam dùng các bình chia độ khác nhau để đo cùng một lượng chất lỏng. Kết quả đo được ghi đúng như sau:

Bạn Bắc: V = 63cm3;

Bạn Trung: V = 63,7cm3;

Bạn Nam: V = 62,5cm3.

Hãy xác định ĐCNN của các bình chia độ đã được dùng.

Trả lời:

Bạn Bắc: V = 63cm3 => ĐCNN của bình này là 1cm3

Bạn Trung: V = 63,7cm3 => ĐCNN của bình này là 0,1cm3

Bạn Nam: V = 62,5cm3 => ĐCNN của bình này là 0,5cm3

Bài 3.12 trang 11 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 3.12. Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít.

a]  Số ghi trên can có ý nghĩa gì?

b]  Phải dùng ít nhất bao nhiêu can?

Trả lời:

a]  Số ghi trên can có ý nghĩa là thể tích chất lỏng mà can chứa được.

b]  Phải dùng số can ít nhất là 20/1,5 = 14 chiếc can.

Bài 3.13 trang 11 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 3.13. Có ba chiếc can, can thứ nhất ghi 10 lít và chứa 10 lít nước, can thứ hai ghi 8 lít, can thứ ba ghi 5 lít. Làm thế nào để trong can thứ nhất chỉ còn 7 lít nước?

Trả lời:

Đổ nước từ can thứ nhất sang đầy can thứ hai, như vậy can thứ nhất còn 2 lít. Đổ nước từ can thứ hai sang đầy can thứ ba, như vậy can thứ ba có 5 lít. Đổ nước lại từ can thứ ba sang can thứ nhất, như vậy can thứ nhất có 7 lít.

Giaibaitap.me

Page 10

Bài 4.1 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 4.1. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới 1cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng?

A. V1 = 86cm3.                      B. V2 = 55cm3.

C. V3 = 31cm3.                      D. V4 = 141cm3. 

Trả lời:

Chọn C:

Thể tích của hòn đá V = V1 - V2 = 86 - 55 = 31cm3

Bài 4.2 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 4.2. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:

A. Thể tích bình tràn.

B. Thể tích bình chứa.

C. Thể tích phần nước tràn ra bình tràn sang bình chứa.

D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn.

Trả lời:

Chọn C

Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn thì thể tích vật bằng thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.

Bài 4.3 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 4.3. Cho một bình chia độ, một quả trứng [không bỏ lọt bình chia độ], một cái bát, một cái đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng.

Trả lời:

Đặt bát vào trên đĩa, đổ đầy nước vào bát. Thả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa; đổ nước ở đĩa vào bình chia độ và đo thể tích nước này chính là thể tích quả trứng.

Bài 4.4 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 4.4*. Hãy dùng bình chia độ của em và tìm các cách để đo thể tích của một quả bóng bàn [hoặc một quả cam, chanh...].

Trả lời:

Để đo thế tích của một quả bóng bàn [hoặc một quả cam, chanh], ta có thể làm như sau:

-  Đổ nước vào bình đến vạch chia V1.

-   Thả vật vào bình lấy một que nhỏ nhấn vật xuống sao cho vật chìm hoàn toàn xuống nước, nước dâng lên đến vạch V2

-  Thể tích vật bằng thể tích nước dâng lên: V =V2 - V1

Bài 4.5 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 4.5*. Làm thế nào để đo được thể tích của một vật có hình dạng bất kì và thấm được nước bằng bình chia độ, chẳng hạn như viên phấn.

Trả lời:

Trước hết ta cho viên phấn vào nước cho viên phấn ngấm đầy nước sau đó đo như vật bình thường không ngấm nước.

Giaibaitap.me

Page 11

Bài 4.6 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 4.6*. Cho một cái ca hình trụ [hoặc vỏ hộp sữa đã bỏ nắp], một thước chia tới mm, một chai nước, một bình chia độ ghi 100cm3, chia tới 2cm3. Hãy tìm ba cách đổ nước vào tới mức nửa ca.

Trả lời:

Ba cách đổ nước vào tới mức nửa ca:

Cách 1. Đổ nước vào đầy ca, sau đó dùng bình chia độ đo thể tích lượng nước trong ca, cuối cùng ta lại đổ vào lại trong ca một nửa lượng nước đã đo được.

Cách 2: Dùng thước đo chiều cao của ca, đổ nước vào ca sao cho đến chiều cao bằng một nửa.

Cách 3: Đặt ca nghiêng, đổ nước vào ca điều chỉnh sao cho đầy đến ngang đường chéo của ca.

Bài 4.7 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 4.7. Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100cm3 nước, đang đựng 60cm3 nước. Thả một vật rắn không thẩm nước vào bình thì thấy thế tích nước tràn ra khỏi bình là 30cm3. Thể tích của vật rắn là

A. 40cm3.             B. 90cm3             C. 70cm3.             D. 30cm3.

Trả lời:

Chọn C.

Khi thả vật vào, nước tràn ra 30cm3 vậy tổng thể tích vật và nước là:

Vv+n =100 + 30 = 130cm3.

Vậy thể tích vật rắn là: Vv = Vv+n - Vn = 130 - 60 = 70cm3

Bài 4.8 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 4.8. Nếu dùng bình chia độ đế đo thể tích của một vật rắn thì trong trường hợp nào sau đây, thể tích của vật rắn được tính bằng công thức: VR = VL+R - VL, trong đó VR là thể tích vật rắn, VL+R là thể tích do mực chất lỏng chỉ khi đã bỏ vật rắn chìm vào chất lỏng trong bình, VL là thể tích chất lỏng trong bình?

A. Vật rắn thấm nước và chìm một phẩn trong chất lòng.

B. Vật rắn thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lòng.

c. Vật rắn không thâm nước và chìm một phần trong chất lòng.

D. Vật rắn không thârn nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.

Trả lời:

Chọn D.

Nếu thể tích của vật rắn được tính bằng công thức: VR = VL+R - VL . Đây phải là trường hợp đo vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng

Bài 4.9 trang 13 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 4.9. Đế đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần

A. một bình chia độ bất kì.

B. một bình tràn

C. một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thế bỏ lọt vào bình.

D. một ca đong.

Trả lời:

Chọn C.

Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thế chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình.

Bài 4.10 trang 13 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 4.10. Một miếng sắt hình hộp chữ nhật có các cạnh a = 1 cm; b = 4cm; c = 6cm. Để xác định thể tích của miếng sắt người ta dùng các cách sau đây:

1. Dùng thước đo độ dài các cạnh rồi tính thể tích bằng công thức:

V   = a x b x c

2. Dùng bình chia độ có đường kính d với:1cm < d < 4cm.

3. Dùng bình chia độ có đường kính d với d < 4cm và bình tràn có đường kính lớn hơn 6cm.

4. Dùng bình chia độ có đường kính d với d > 6cm.

Hỏi các cách nào ở trên có thể xác định được thể tích của miếng sắt?

A. Cách 1, 3 và 4.                            B. Cách 2, 3 và 4.

c. Cách 1, 2, 3 và 4.                         D. Cách 3 và 4.

Trả lời:

Chọn A

Các cách 1, 3 và 4 ờ trên đều có thể xác định được thể tích của miếng sắt.

Giaibaitap.me

Page 12

Bài 4.11 trang 13 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 4.11. Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào một bình chia độ có GHĐ 300cm3 và ĐCNN 5cm3. Mực nước trong bình chia độ lên tới vạch số 215. Thể tích của quả cam bằng bao nhiêu?

A. 215cm3.                                      B. 85cm3.

C. 300cm3                                       D. Cả ba phương án trên đều sai.

Trả lời:

Chọn D.

Quả cam thường nổi một phần nên theo kết quả trên nước tràn ra 215 cm3 không phải là thể tích quả cam.

Bài 4.12 trang 14 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 4.12. Bình chia độ trong thí nghiệm đo thể tích của vật rắn không thấm nước và không bỏ lọt vào bình chia độ, dùng để đo thể tích của

A. nước trong bình tràn khi chưa thả vật rắn vào.

B. nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào.

C. nước tràn vào bình chứa

D. nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào và nước tràn vào bình chứa.

Trả lời:

Chọn C.

Bình chia độ trong thí nghiệm trên dùng để đo thể tích của nước tràn vào bình chứa. Đó cũng là thể tích vật

Bài 4.13 trang 14 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 4.13. Một bình chia độ có GHĐ 100cm3 và ĐCNN 1cm3 chứa nước tới vạch số 50. Khi thả vào bình một hòn phấn viết bảng thì nước dâng lên tới vạch 58. Thể tích của viên phân bằng bao nhiêu?

A. 8cm3.                                           B. 58cm3

C. 50cm3.                                          D. Cả ba phương án trên đều sai.

Trả lời:

Chọn D

Cả ba phương án trên đều sai. Nếu viên phấn là một vật không thấm nước thì kết quả A là đúng, nhưng viên phấn là một vật thấm nước nên kết quả ấy là sai.

Bài 4.14 trang 14 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 4.14. Hãy mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn và binh chứa theo dàn ý sau:

1. Cách bố trí dụng cụ thí nghiệm.

2. Các bước làm thí nghiệm.

Chú ý: - Vận rắn không bỏ lọt vào bình chia độ

-  Không yêu cầu vẽ hình.

Trả lời:

1. Cách bố trí dụng cụ thí nghiệm: Lấy một bình tràn đổ đầy nước và đặt bình chia độ vào chỗ hứng nước ở vòi tràn.

2. Các bước làm thí nghiệm.

Thả vật rắn vào bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào bình chia độ. Đọc kết quả mực nước trong bình chia độ.

Thể tích của vật rắn bằng thể tích nước ở bình chia độ

Giaibaitap.me

Page 13

Bài 4.15 trang 14 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 4.15. Ba bạn Đông, An, Bình cùng tiên hành đo thể tích của một chiếc hộp sắt rỗng, kín có dạng hình hộp chữ nhật và có thể nổi trong nước

Đông dùng thước đo các cạnh của hộp rồi tính thể tích của hộp theo công thức V = chiều dài x chiều rộng x chiều cao.

An thả hộp vào một bình tràn đựng đầy nước, đọc thể tích nước tràn vào bình chia độ để biết thể tích của hộp.

Bình thả hộp vào một bình tràn đựng đầy nước, dùng một hòn đá nặng không thấm nước đặt trên hộp cho cả hộp và hòn đá cùng chìm trong nước, đọc thể tích nước tràn vào bình chia độ đê xác định thể tích của hộp. Cách đúng là cách đo của

A. bạn Đông.                                        B. bạn An và Bình,

C. bạn Đông và Bình.                            D. cả ba bạn.

Trả lời:

Chọn A

Cách đúng là cách đo của bạn Đông, hai cách còn lại đều sai. Cách bạn An chỉ đo được thể tích phần chìm. Cách bạn Bình thì đó là thể tích của cả hòn đá.

Bài 4.16 trang 15 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 4.16. Hình 4.1 mô tả thí nghiệm đo thể tích của một hòn đá. Kết quả ghi thể tích của hòn đá trong trường hợp nào sau đây là đúng?

A. V = 200cm3                     B. V = 75cm3.            

C. V = 60cm3.                    D. V = 50cm3.


Trả lời:

Chọn D.

Theo thí nghiệm hình 4.1 thì thể tích của một hòn đá V = 200 -150 = 50cm3

Bài 4.17 trang 15 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 4.17. Hình vẽ 4.2 mô tả thí nghiệm đo thể tích của một hòn đá. Kết quả ghi thể tích của hòn đá trong trường hợp nào sau đây là đúng?

A. V = 35cm3.       BV = 30cm3.

C. V = 40cm3        D. V = 32cm3

Chọn B.

Theo thí nghiệm hình 4.2 thì thể tích của một hòn đá V = Vnước tràn =30cm3

Bài 4.18 trang 15 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 4.18. Trò chơi ô chữ

Hàng ngang

1. Khi đo thể tích vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ, người ta phải dùng tới bình này.

2. Đại lượng này phải dùng thước để đo.

3. Bình chia độ phải đặt theo phương này.

4. Tên dụng cụ mà học sinh dùng đế vẽ đường thẳng.

5Một tên gọi khác của thước dây.

6. Bình chia độ dùng để đo thể tích của chất này.

7. Việc làm cuối cùng khi đo độ dài hoặc thể tích.

8. Vật dùng để chứa chất lỏng tràn ra từ bình tràn.

9. Giá trị lớn nhất ghi trên dụng cụ đo.

10. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo.

Hàng dọc được tô đậm

Từ nằm trong các ô in đậm theo hàng dọc chỉ tên của dụng cụ nào?

Trả lời:

Giaibaitap.me

Page 14

Bài 5.1 trang 17 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 5.1. Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Số đó chỉ:

A. Sức nặng của hộp mứt.

B. Thể tích của hộp mứt.

c. Khối lượng của hộp mứt.

D. Sức nặng và khối lượng của hộp mứt.

Hãy chọn câu trả lời đúng.

Trả lời.

Chọn C. 

Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Số đó chỉ khối lượng của hộp mứt

Bài 5.2 trang 17 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 5.2. Trên nhãn hộp sữa Ông Thọ có ghi 397g. Số đó cho biết điều gì? Khi hết sữa, em rửa sạch hộp, lau khô rồi đổ đầy gạo đến tận miệng hộp.

Em hãy tìm cách đo chính xác xem được bao nhiêu gạo? Lượng gạo đó lớn hơn, nhỏ hơn, hay đúng bằng 397g?

Trả lời:

Số ghi: "Khối lượng tịnh 397g" số đó chỉ lượng sữa chứa trong hộp. Nếu dùng lon đó đong gạo thì khối lượng của 1 lon gạo thông thường nhỏ hơn [khoảng chỉ 250g].

Bài 5.3 trang 17 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 5.3. Có ba biển báo giao thông A, B và C [H.5.1]. Các câu dưới đây cho biết thông tin của các biển báo đó. Hãy điền các chữ A, B hoặc C vào chỗ trống của các câu sau đây sao cho phù hợp với thông tin và vị trí đặt biển đó.

a] Biển ............. cho biết chiều cao tối đa [đo theo đơn vị mét] từ mặt

đường trở lên của các phương tiện giao thông đê khỏi đụng phải gầm cầu khi chui qua gầm cầu

b] Biển ..............  cho biết vận tốc tối đa được phép [tính theo

kilômét/giờ] của các xe cộ khi đi trên đoạn đường trước mặt.

c] Biển .............  cho biết khối lượng [đo theo đơn vị tấn] tối đa được

phép của cả xe tải và hàng hóa khi đi qua một chiếc cẩu.

d] Biển.............. thường cắm trên các đoạn đường hay xảy ra tai nạn.

e] Biển........... cắm ở đầu cầu.

f] Biển ..............  gắn ở chỗ đường bộ chui qua gầm đường sắt hay ở

trước hầm xuyên núi.

Trả lờ i:

Điền các chữ A, B hoặc c vào chỗ trống cho phù hợp:

a] Biến C cho biết chiều cao tối đa [đo theo đơn vị mét] từ mặt đường trở lên của các phương tiện giao thông để khỏi đụng phải gầm cầu khi chui qua gầm cầu.

b] Biển B cho biết vận tốc tối đa được phép [tính theo kilômét/giờ] của các xe cộ khi đi trên đoạn đường trước mặt.

c] Biển A cho biết khối lượng [đo theo đơn vị tấn] tối đa được phép của cả xe tải và hàng hóa khi đi qua một chiếc cầu.

d] Biển B thường cắm trên các đoạn đường hay xảy ra tai nạn.

e] Biển A cắm ở đầu cầu.

f] Biển C gắn ở chỗ đường bộ chui qua gầm đường sắt hay ở trước hầmxuyên núi, hay trên đầu có cầu vượt.

Bài 5.4 trang 18 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 5.4. Có một cái cân đồng hồ đã cũ và không còn chính xác. Làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng của một vật, nếu cho phép dùng thêm một hộp quả cân?

Trả lời:

Đặt vật lên cân, cân chỉ giá trị M, sau đó bỏ vật ra và thay bằng các quả cân sao cho cân cũng chỉ giá trị M. Ta cộng khối lượng các quả cân đó lại là khối lượng của vật.

Bài 5.5 trang 18 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 5.5*. Có cách đơn giản nào để kiểm tra xem một cái cân có chính xác hay không?

Trả lời:

Đế kiếm tra xem một cái cân có chính xác hay không ta có thể dùng một vật đã biết chính xác khối lượng [một quả cân hay hộp sữa Ông Thọ chẳng hạn] đem cân, nếu cân chỉ không đúng với giá trị khối lượng của vật đó thì cân ấy không chính xác.

Giaibaitap.me

Page 15

Bài 5.6 trang 18 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 5.6. Trên một viên thuốc cảm có ghi "Para 500...". Em hãy tìm hiếu thực tế để xem ờ chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây?

A. mg.                     B. cg.                      C. g.                         D. kg.

Trả lời:

Chọn A

Trên một viên thuốc cảm có ghi "Para 500mg. Đơn vị ở đây là miligam.

Bài 5.7 trang 18 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 5.7. Trên vỏ một hộp thịt có ghi 500g. Số liệu đó chỉ

A. thể tích của cả hộp thịt.

B. thể tích của thịt trong hộp.

C. khối lượng của cả hộp thịt.

D. khối lượng của thịt trong hộp.

Trả lời:

Chọn D

Trên vỏ một hộp thịt có ghi 500g. Số liệu đó chỉ khối lượng của thịt trong hộp.

Bài 5.8 trang 18 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 5.8. Trên vỏ các chai nước giải khát có ghi các số liệu [ví dụ 500ml]. Số liệu đó chỉ

A. thế tích của cả chai nước.      

B. thể tích của nước trong chai,

C. khối lượng của cả chai nước.

D. khối lượng của nước trong chai.

Trả lời:

Chọn B

Trên vỏ các chai nước giải khát có ghi các số liệu [ví dụ 500ml]. Số liệu đó chỉ thể tích nước trong chai.

Bài 5.9 trang 18 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 5.9. Một cân Rô-béc-van có đòn cân phụ được vẽ như hình 5.2.

ĐCNN của cân này là

A. 1g.     B. 0,1g.    C. 5g.    D. 0,2g.

Trả lời:

Chọn D.

Từ hình vẽ ta thấy ĐCNN của cân này là 0,2g.

Giaibaitap.me

Page 16

Bài 5.10 trang 18 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 5.10. Dùng cân Rô-béc-van có đòn cân phụ đế cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng

A. giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ.

B. giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ.

C. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa.

D. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị khối lượng ứng với số chỉ của con mã.

Trả lời:

Chọn D.

Dùng cân Rô-béc-van có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị khối lượng ứng với số chỉ của con mã.

Bài 5.11 trang 19 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 5.11. Một cuốn sách giáo khoa [SGK] Vật lí 6 có khối lượng áng chừng bao nhiêu gam? Hãy tìm cách cân cuốn SGK và chọn câu trả lời đúng.

A. Trong khoảng từ 100g đến 200g.

B. Trong khoảng từ 200g đến 300g.

C. Trong khoảng từ 300g đến 400g.

D. Trong khoảng từ 400g đến 500g.

Trả lời:

Chọn A

Cuốn sách giáo khoa [SGK] Vật lí 6 có khối lượng áng chừng khoảng từ 100g đến 200g

Bài 5.12 trang 19 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 5.12. Khối lượng của một chiếc cặp có chứa sách vào cỡ bao nhiêu?

A. Vài gam.                                      B. Vài trăm gam.

C. Vài ki-lô-gam.                              D. Vài chục ki-lô-gam.

Trả lời:

Chọn C

Khối lượng của một chiếc cặp có chứa sách vào cỡ vài kilôgam

Bài 5.13 trang 19 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 5.13. Cân ở hình 5.3 có GHĐ và ĐCNN là

A. 5kg và 0,5kg.

B. 50kg và 5kg.

C. 5kg và 0,05kg.

D. 5kg và 0,1kg.

Trả lời:

Chọn C

Cân ở hình 5.3 có GHĐ là 5kg và ĐCNN là 0,05kg.

Giaibaitap.me

Page 17

Bài 5.14 trang 19 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 5.14. Kết quả đo khối lượng ở hình 5.3 được ghi đúng là

A. 1kg.          B. 950g.             C. 1,00kg.                D. 0,95kg.

Trả lời:

Chọn A

Từ hình vẽ ta thấy kết quả đo khối lượng ở hình 5.3 được ghi đúng là 1kg

Bài 5.15 trang 19 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 5.15. Một cân đĩa thăng bằng khi:

a]  Ở đĩa cân bên trái có 2 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 100g, 50g, 20g, 20g và 10g.

b]  Ở đĩa cân bên trái có 5 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có 2 gói sữa bột.

Hãy xác định khối lượng của 1 gói kẹo, 1 gói sữa bột. Cho biết các gói kẹo có khối lượng bằng nhau, các gói sữa bột có khối lượng bằng nhau.

Trả lời:

a]  Khối lượng của 1 gói kẹo:

\[{m_1}{\rm{ }} = {\rm{ }}{{\left[ {100{\rm{ }} + {\rm{ }}50{\rm{ }} + {\rm{ }}20{\rm{ }} + {\rm{ }}20{\rm{ }} + {\rm{ }}10} \right]} \over 2}{\rm{ }} = 100g\]

b]  Khối lượng của 1 gói sữa bột:

\[{m_2}{\rm{ }} = {\rm{ }}{{5{m_1}} \over 2}{\rm{ }} = {\rm{ }}{{500} \over 2}{\rm{ }} = {\rm{ }}250g\]

Bài 5.16 trang 19 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 5.16. Có 6 viên bi bề ngoài giống hệt nhau, trong đó có 1 viên bi bằng chì, còn 5 viên bi bằng sắt.

Hãy chứng minh rằng chỉ cần dùng cân Rô-béc-van cân nhiều nhất hai lần là có thể tìm ra viên bi bằng chì

Trả lời:

Ta chứng minh rằng chỉ cần dùng cân Rô-béc-van cân nhiều nhất hai lần là có thể tìm ra viên bi bằng chì như sau:

Ta biết rằng 1 viên bi bằng chì, nặng hơn 1 viên bi bằng sắt.

Lần cân thứ nhất: Đặt lên hai đĩa cân mỗi bên 3 viên bi. Cân sẽ lệch về phía bên nào nặng hơn, bên đó có viên bi chì.

Lần cân thứ hai: Lấy hai trong ba viên bi bên nặng hơn đã xác định được, đặt lên hai đĩa cân mỗi bên 1 viên bi. Cân sẽ lệch về phía bên nào nặng hơn, bên đó là viên bi chì. Trường hợp nếu cân thăng bằng thì viên bi còn lại là viên bi chì.

Như vậy, chỉ cần dùng cân Rô-béc-van cân hai lần là có thể tìm ra viên bi bằng chì

Bài 5.17 trang 20 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Trong phòng thí nghiệm, người ta còn dùng cân Rô-béc-van để xác định chính xác thể tích của một vật rắn không thấm nước. Cách làm như sau:

- Dùng một loại bình đặc biệt có nút rỗng bằng thuỷ tinh có thể vặn khít vào cổ bình. Giữa nút có một ống thuv tinh nhỏ, trên có khắc một "vạch đánh dấu" cho phép xác định một cách chính xác thể tích của nước trong bình tới vạch đánh dấu [H.5.4a].

- Dùng cân Rô-béc-van cân hai lần:

+ Lần thứ nhất: Đặt lên đĩa cân bình chứa nước cất tới vạch đánh dấu, vật cần xác định thể tích, các quả cân có khối lượng tổng cộng là m1, sao cho cân bằng với một vật nặng T đặt trên đĩa cân còn lại [vật T được gọi là tải] [H.5.4b]

+ Lần thứ hai: Lấy bình ra khỏi đĩa cân, mở nút, đổ bớt nước cất trong bình, thả vật cần xác định thể tích vào bình, đậy nút và cho thêm nước vàc bình tới vạch đánh dấu, rồi đặt lại bình lên đĩa cân. Thay các quả cân khối lượng m1 bằng các quả cân khối lượng m2 để cân lại cân bằne [H.5.4c]

Biết 1g nước cất có thể tích bằng 1cm3. Hãy chứng minh rằng thể tích V của vật tính ra cm3 có độ lớn đúng bằng độ lớn của hiệu các khối lượng [m2 - m1] tính ra g.

Tại sao cách xác định thể tích này lại chính xác hơn cách đo thể tích vật rắn bằng bình chia độ?

Trả lời:

   Lần cân thứ nhất cho: mT= mb+ mn+mv+m1

Lần cân thứ hai cho: mT= mb+[mn-mn]+ mv+m2

Trong phương trình [1], mn là khối lượng của nước chứa trong bình tới vạch đánh dấu, mb là khối lượng bình, mv là khối lượng vật.

Trong phương trình [2], mn là khối lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.

Từ [1] và [2], ta có mn = m0- m1

- Vì 1 gam nước nguyên chất có thể tích là 1cm3, nên số đo khối lượng mn theo đơn vị gam là số đo thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ theo đơn vị cm3. Thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ chính là thể tích của vật, do đó thể tích của vật tính ra cm3 có độ lớn bằng [m2 - m1].

- Cách xác định vật thể như trên chính xác hơn cách xác định bằng bình chia độ, đo khối lượng bằng cân Rô-béc-van chính xác hơn đo thể tích bằng bình chia độ do:

+] GHĐ của cân Rô-béc-van nhỏ hơn GHĐ của bình chia độ rất nhiều.

+] Cách đọc mực nước ở bình chia độ khó chính xác hơn cách theo dõi kim của cân ở vị trí cân bằng. Mặt khác, cách cân hai lần như trên loại trừ được những sai số đo do cân cấu tạo không được tốt, chẳng hạn hai phần của đòn cân không thật bằng nhau về chiều dài cũng như khối lượng.

Giaibaitap.me

Page 18

Bài 6.1 trang 21 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 6.1. Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại.

Nhận xét về tác dụng của ngón tay lên lò xo và của lò xo lên ngón tay.

Chọn câu trả lời đúng.

A. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng.

B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng.

C. Lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng.

D. Các câu trả lời A, B, c đều đúng.

Trả lời:

Chọn D.

Các câu A, B, c đều đúng nên chọn câu D.

Bài 6.2 trang 21 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 6.2 Dùng các từ thích hợp như: lực đấy, lực kéo, lực hút, lực nén, lực uốn, lực nâng để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:

a] Để nâng một tấm bê-tông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê-tông một..............[H.6.1a]   

b] Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một..........

c] Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cây một...........[H.6.1c]

d] Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một .......... [H.6.1b]   

   

Trả lời :

Điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:

a] Để nâng một tấm bê-tông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê-tông một lực nâng.

b] Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một lực kéo.

c] Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cây một lực uốn. 

d] Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một lực đẩy.

Bài 6.3 trang 21 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 6.3. Tìm những từ thích hợp đế điền vào chỗ trống.

a] Một em bé giữ chặt một đầu dây làm cho quả bóng bay không bay lên được. Quả bóng đã chịu tác dụng của hai ...... Đó là lực đẩy lên của không khí và lực giữ dây của.............. [H.6.2a].

b] Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc mũi trâu để lôi trâu đi, nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Sợi dây thừng đã chịu tác dụng của hai .......một lực do........tác dụng, lực kia do................. tác dụng [H.6.2b].

c] Một chiếc bè nổi trên một dòng suối chảy xiết. Bè không bị trôi, vì nó đã được buộc chặt vào một cái cọc bằng một sợi dây. Bè đã chịu tác dụng của hai ....... một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do ............... tác dụng.

Trả lời:

Điền vào chỗ trống

a] Một em bé giữ chặt một đầu dây làm cho quả bóng bay không bay lên được. Quả bóng đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Đó là lực đẩy lên của không khí và lực giữ dây của em bé.

b] Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc mũi trâu để lôi trâu đi, nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Sợi dây thừng đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng: một lực do em bé tác dụng, lực kia do con trâu tác dụng .

c] Một chiếc bè nổi trên một dòng suối chảy xiết. Bè không bị trôi, vì nó đã được buộc chặt vào một cái cọc bằng một sợi dây. Bè đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng: một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do sợi dây tác dụng.

Bài 6.4 trang 22 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Hãy mô tả một hiện tượng thực tế trong đó có hai lực cân bằng.

Trả lời:

Ví dụ hai lực cân bằng: Hai đội chơi kéo co, cùng kéo một sợi dây mà sợi dây vẫn đứng yên. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng.

Bài 6.5 trang 22 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Lấy một cái lò xo trong bút bi làm thí nghiệm.

a] Bấm cho đầu bút bi nhô ra. Lúc đó lò xo có tác dụng lên ruột bút bi hay không? Lực đó là lực kéo hay lực đẩy? Làm thí nghiệm để xác nhận câu trả lời của em.

b] Bấm cho đầu bút bi thụt vào. Lúc đó lò xo có tác dụng lên ruột bút bi hay không? Lực đó là lực kéo hay lực đẩy? Làm thí nghiệm để xác nhận câu trả lời của em.

Trả lời:

a] Khi đầu bút bi nhô ra, lò xo bút bi nén lại nên đã tác dụng vào ruột bút, cũng như vào thân bút những lực đẩy. Ta có cảm nhận được lực này khi bấm nhẹ vào núm ở đuôi bút.

b] Khi đầu bút thụt vào, lò xo bút bi vẫn bị nén, nên nó vẫn tác dụng vào ruột bút và thân bút lực đẩy.

Giaibaitap.me

Page 19

Bài 6.6 trang 22 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 6.6. Từ "lực" trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đẩy?

A. Lực bất tòng tâm.

B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch.

C. Học lực của bạn Xuân rất tốt.

D. Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học.

Trả lời:

Chọn D

Từ "lực" trong câu D là lực trong vật lí chỉ sự kéo hoặc đẩy:

Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học.

Bài 6.7 trang 22 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 6.7. Xét hai toa tàu thứ ba và thứ tư trong một đoàn tàu đang lên dốc. Lực mà toa tàu thứ ba tác dụng vào toa tàu thứ tư gọi là lực số 3, lực mà toa tàu thứ tư tác dụng lại toa tàu thứ ba gọi là lực số 4. Chọn câu đúng.

A. Lực số 3 và lực số 4 đêu là lực đẩy.

B. Lực số 3 và lực số 4 đều là lực kéo.

C. Lực số 3 là lực kéo, lực số 4 là lực đẩy.

D. Lực số 3 là lực đẩy, lực số 4 là lực kéo.

Trả lời:

Chọn B

Lực số 3 là lực mà toa tàu thứ ba tác dụng vào toa tàu thứ tư; lực số 4 lực mà toa tàu thứ tư tác dụng lại toa tàu thứ ba nên cả hai lực hai toa tác dụng lẫn nhau đều là lực kéo

Bài 6.8 trang 23 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 6.8. Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?

A. Xách một xô nước.                       B. Nâng một tẩm gỗ.

C. Đẩy một chiếc xe.                        D. Đọc một trang sách.

Trả lời:

Chọn D

Đọc một trang sách là việc làm không cần dùng đến lực. Các việc khác như xách một xô nước, nâng một tấm gỗ, đẩy một chiếc xe đều dùng lực.

Bài 6.9 trang 23 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 6.9. Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng?

A. Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe.

B. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó.

C. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó.

D. Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng.

Trả lời:

Chọn D

Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng vì:

A: không phải lực cân bằng vì hai lực này cùng chiều.

B: không phải lực cân bằng vì hai lực này đặt vào hai vật khác nhau.

C: không phải lực cân bằng vì hai lực này cũng đặt vào hai vật khác nhau

Giaibaitap.me

Page 20

Bài 6.10 trang 23 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 6.10. Một người cầm hai đầu dây cao su rồi kéo căng ra. Gọi lực mà tay phải người đó tác dụng lên dây cao su là F1; lực mà dây cao su tác dụng vào tay phải người đó là F1' ; lực mà tay trái người đó tác dụng vào dây cao su là F2; lực mà dây cao su tác dụng vào tay trái người đó là F2. Hai lực nào là hai lực cân bằng?

A. Các lực F1 và F1'.

B. Các lực F2 và F2'

C. Các lực F1 và F2

D. Cả ba cặp lực kể trên

Trả lời

Chọn C

Các lực F1 và F2 bằng nhau, ngược chiều và cùng tác dụng lên một vật nên là hai lực cân bằng.

Bài 6.11 trang 23 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 6.11. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để được một câu có nội dung đúng.

1. Chiếc đầu tàu tác dụng lên                  

a] nâng được miếng mồi có khối lượng gấp nhiều lần khối lượng của nó.

2. Tòa nhà cao tầng tác dụng lên 

b] làm bật rễ cả những cây cổ thụ

3. Con kiến có thể có lực

c] các toa tàu một lực kéo rất lớn

4. Lực đẩy mà gió bão tác dụng lên cây cối có thể

d] móng nhà một lực nén cực kì lớn


Trả lời

Ghép: 1-c; 2-d; 3-a,4-b.

1. Chiếc đầu tàu tác dụng lên các toa tàu một lực kéo rất lớn

2. Tòa nhà cao tầng tác dụng lên móng nhà một lực nén cực kì lớn.

3. Con kiến có thể có lực nâng được miếng mồi có khối lượng gấp nhiều lần khối lượng của nó.

4. Lực đẩy mà gió bão tác dụng lên cây cối có thể làm bật rễ cả những cây cổ thụ.

Bài 6.12 trang 23 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 6.12. Nếu một quyển sách nằm yên trên một bàn nằm ngang dưới tác dụng chỉ của hai lực F1 và F2 thì phương, chiều và độ mạnh của hai lực này có các đặc điểm nào sau đây?

A. Lực F1 có phương nằm ngang, lực F2 có phương thẳng đứng; lực F1 có chiều từ trái sang phải; lực F2 có chiều từ trên xuống dưới; lực F1 mạnh bằng lực F2.

B. Lực F1 có phương thẳng đứng, lực F2 có phương thẳng đứng; lực F1 có chiều từ trên xuống dưới; lực F2 có chiều từ dưới lên trên; lực F1 mạnh hơn lực F2.

C. Lực F1 có phương thẳng đứng, lực F2 có phương thẳng đứng; lực F1 có chiều từ trên xuống dưới; lực F2 cũng có chiều từ trên xuống dưới; lực F1 mạnh bằng lực F2.

D. Lực Fi có phương thẳng đứng, lực F2 có phương thẳng đứng; lực F1 có chiều từ trên xuống dưới; lực F2 có chiều từ dưới lên trên; lực F1 mạnh bằng lực F2

Trả lời:

Chọn D

Nếu một quyển sách nằm yên trên một bàn nằm ngang dưới tác dụng chỉ của hai lực F1 và F2, thì phương, chiều và độ mạnh của hai lực này có các đặc điểm:

Lực F1 có phương thẳng đứng, lực F2 có phương thẳng đứng; lực F1 có chiều từ trên xuống dưới; lực F2 có chiều từ dưới lên trên; lực F1 mạnh bằng lực F2

Bài 6.13 trang 24 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 6.13. Có bốn cặp lực sau đây:

a]  Lực tay người đang kéo gàu nước lên và trọng lực của gàu nước.

b]   Trọng lực của quả cam trên một đĩa cân Rô-béc-van và trọng lực của các quả cân trên đĩa cân còn lại khi cân thăng bằng.

c]   Lực của tay người lực sĩ đang nâng quả tạ lên cao và trọng lực của quả tạ.

d]    Lực của tay người học sinh đang giữ cho viên phấn đứng yên và trọng lực của viên phấn.

Hỏi cặp lực nào là cặp lực cân bằng?

A. a và b.                  B. c và d.               C. b, c và d.           D. d.

Trả lời:

Chọn D

Lực của tay người học sinh đang giữ cho viên phấn đứng yên và trọng lực của viên phân là hai lực cân bằng. Các trường hợp a, c đều đang chuyển động nên chưa chắc đã cân bằng. Còn trường hợp b thì hai lực cùng chiều tác dụng lên hai vật khác nhau nên không cân bằng.

Giaibaitap.me

Page 21

Bài 7.1 trang 25 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 7.1. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?

Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

A. Chỉ làm biến đổi chuyến động của quả bóng.

B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.

C. Không làm biên dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

Trả lời:

Chọn D.

Lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả là vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

Bài 7.2 trang 25 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 7.2. Trong các sự vật và hiện tượng sau, em hãy chỉ ra vật tác dụng lực và kết quả mà lực đã gây ra cho vật bị nó tác dụng:

a]   Một tấm bê tông làm nắp bể nước mới đổ xong còn chưa đông cứng, trên mặt in hằn lõm các vết chân gà [H.7.1a].

b]   Một chiếc nổi nhôm bị bẹp nằm bên dưới một chiếc thang tre bị đổ ngay trên mặt đất [H.7.1b].

c]  Trời dông, một chiếc lá bàng bị bay lên cao [H.7.1c].

d]   Một cành cây bàng ở dưới thấp bị gãy [H.7.1c].

e]  Chiếc phao của một cần câu đang nổi, bỗng bị chìm xuống nước.

Trả lời:

a]  Chân gà tác dụng lực lên tấm bê tông kết quả in hằn lõm lên bê tông.

b]   Chiếc thang tre bị đổ tác dụng lực lên chiếc nồi nhôm kết quả nồi nhôm bị bẹp.

c]  Gió tác dụng lên chiếc lá bàng kết quả lá bàng bị bay lên cao.

d]   Gió tác dụng lên cành cây bàng kết quả cành cây bị gãy.

e]  Con cá kéo chiếc phao kết quả phao bị chìm xuống nước

Bài 7.3 trang 25 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 7.3. Chuyển động của các vật nào dưới đây đã bị biến đổi? Không bị biến đổi?

[Đánh dấu X vào các ô mà em chọn].

a]   Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh, xe dừng lại. 

b]  Một chiếc xe máy đang chạy, bỗng được tăng ga, xe chạy nhanh lên.

c]  Một con châu chấu đang đậu trên một chiếc lá lúa, bỗng đập càng nhảy và bay đi.

d]   Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500km/h

e]  Một cái thùng đặt trên một toa tàu đang chạy chậm dần, rồi dừng lại.

Trả lời:


a] Bị biến đổi

b] Bị biến đổi

c] Bị biến đổi

d] Không bị biến đổi

e] Bị biến đổi

Bài 7.4 trang 26 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 7.4. Hãy nêu một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó và một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó

Trả lời:

+ Một người đẩy một chiếc xe, xe chuyển động nhanh dần.

+ Dùng tay bóp mạnh một lò xo, lò xo bị biến dạng.

Giaibaitap.me

Page 22

Bài 7.5 trang 26 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 7.5*. Hiện tượng gì chứng tỏ rằng trong khi một quả cầu đang bay lên cao thì luôn luôn có một lực tác dụng lên quả cầu [H.7.2]

Trả lời:

Quả cầu đang bay thỉnh thoảng đổi hướng bay. Hiện tượng trên chứng tỏ rằng trong khi đang bay lên có lực tác dụng của không khí làm đổi hướng chuyển động của quả cầu.

Bài 7.6 trang 26 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 7.6. Một hòn đá được ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất

A. chỉ làm gò đất bị biến dạng.

B. chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất.

c. làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất.

D. không gây ra tác dụng gì cả.

Trả lời:

Chọn A

Một hòn đá được ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất chỉ làm gò đất bị biến dạng.

Bài 7.7 trang 26 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 7.7. Chỉ ra câu sai.

Nện một cái búa vào một cái đe. Lực mà búa tác dụng vào đe và lực mà đe tác dụng vào búa sẽ làm cho

A. búa bị biến dạng một chút

B. đe bị biến dạng một chút.

c. chuyển động của búa bị thay đổi.

D. chuyển động của đe bị thay đổi.

Trả lời:

Chọn D

Nện một cái búa vào một cái đe. Lực mà búa tác dụng vào đe và lực mà đe tác dụng vào búa sẽ làm cho đe bị biến dạng một chút chứ không làm cho chuyển động của đe bị thay đổi. Vậy câu sai là D.

Bài 7.8 trang 26 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 7.8. Chỉ ra câu Sai

Hai con trâu chọi nhau, không phân thắng bại.

A. Lực mà con trâu nọ tác dụng vào con trâu kia là mạnh như nhau

B. Lực mà con trâu nọ tác dụng vào con trâu kia là hai lực cân bằng,

C. Hai lực đó có thể làm đầu các con trâu bị sầy [sướt] da.

D. Lực tác dụng của con trâu nọ không đẩy lùi được con trâu kia.

Trả lời:

Chọn B

Hai con trâu chọi nhau, không phân thắng bại. Lực mà con trâu nọ tác dụng vào con trâu kia không phải là hai lực cân bằng vì hai lực này đặt vào hai con trâu khác nhau.

Vậy câu sai là B.

Giaibaitap.me

Page 23

Bài 7.9 trang 27 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 7.9. Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng?

A. Quả bóng không còn chịu tác dụng của lực nào vì tay ta đã thả quả bóng ra.

B. Quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này chỉ có thể là lực của tay ta.

C. Quả bóng là một vật nặng nên giống như mọi vật nặng khác, khi được thả từ trên cao, đều rơi xuống nhanh dần, dù không chịu tác dụng của lực nào.

D. Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng lực của tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dẩn nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác.

Trả lời:

Chọn D

Phát biểu đúng: Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng lực của tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác. Sau này ta biết đó là lực hút của Trái Đất

Bài 7.10 trang 27 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 7.10. Dùng hai tay kéo dãn một sợi dây cao su, rồi giữ cho sợi dây cao su

không chuyển động.

a]   Hãy cho biết trong trường này có những lực nào tác dụng lên những vật nào.

b]   Hãy so sánh phương, chiều và độ mạnh của những lực trên. Biết dây cao su luôn nằm ngang.

Trả lời:

a]  Những lực tác dụng lên dây cao su gồm: lực kéo của tay phải, lực kéo của tay trái, trọng lực.

+ Lực tác dụng lên tay phải, tay trái là hai lực kéo của dây cao su.

b]  So sánh phương, chiều và độ mạnh của những lực trên

+ Vì trọng lực rất nhỏ ta bỏ qua thì những lực tác dụng lên dây cao su là: lực kéo của tay phải, lực kéo của tay đều có phương nằm ngang, chiều ngược nhau và độ mạnh như nhau, đây là hai lực cân bằng.

+ Lực tác dụng lên tay phải, tay trái là hai lực kéo của dây cao su đều có phương nằm ngang, chiều ngược nhau và độ mạnh như nhau, nhưng đây không phải là hai lực cân bằng vì tác dụng vào hai tay khác nhau.

Bài 7.11 trang 27 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 7.11 Chọn câu sai. Lực là nguyên nhân làm cho vật

A. đang chuyển động thẳng đều thì chuyển động nhanh lên

B. đang chuyển động thẳng thì chuyển động cong

C. đang chuyển động thẳng đều thì tiếp tục chuyển động thẳng đều

D. đang chuyển động thẳng thì dừng lại

Trả lời

Chọn C

Lực là nguyên nhân làm cho vật biến đổi chuyển động. Vậy câu sai: Lực là nguyên nhân làm cho vật đang chuyển động thẳng đều thì tiếp tục chuyển động thẳng đều

Bài 7.12 trang 27 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 7.12 Buộc một đầu dây cao su lên giá đỡ treo vào đầu còn lại một túi nilong đựng nước. Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để biết túi nilong đựng nước tác dụng vào dây cao su một lực

A. Túi nolong đựng nước không rơi

B. Túi nilong đựng nước bị biến dạng

C. Dây cao su dãn ra

D. Cả ba dấu hiệu trên

Trả lời.

Chọn C

Dấu hiệu để biết túi nilong đựng nước tác dụng vào dây cao su một lực là dây cao su dãn ra

Giaibaitap.me

Page 24

Bài 8.1 trang 28 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Chọn những từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

     - trọng lực          - lực kéo         - cân bằng

     - biến dạng         - Trái Đất       - dây gầu

a] Một gầu nước treo đứng yên ở đầu một sợi dây. Gầu nước chịu tác dụng của hai lực........ Lực thứ nhất là ...... của dây gầu; lực thứ hai là ...........của gầu nước. Lực kéo do .......... tác dụng vào gầu. Trọng lực do .......... tác dụng vào gầu [H.8.1a] 

b] Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối; lực đẩy của nước muối lên phía trên và ............ của quả chanh là hai lực ............... [H.8.1.b]

c] Khi ngồi trên yên xe máy thì lò xo giảm xóc bị nén lại, .............. của người và xe đã làm cho lò xo bị.............

Trả lời:

a] Một gầu nước treo đứng yên ở đầu một sợi dây. Gầu nước chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Lực thứ nhất là lực kéo của dây gầu: lực thứ hai là trọng lực của gầu nước. Lực kéo do dây gầu tác dụng vào gầu. Trọng lượng do Trái đất tác dụng vào gầu. [hình 8.1a]

b] Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối; lực đẩy của nước muối lên phía trên và trọng lực của quả chanh là hai lực cân bằng.

c] Khi ngồi trên yên xe máy thì lò xò giảm xóc bị nén lại, trọng lực của người và xe đã làm cho lò xo bị biến dạng.

Bài 8.2 trang 28 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Hãy mô tả hiện tượng thực tế, trong đó ta thấy trọng lượng của một vật bị cân bằng bởi một lực khác.

Trả lời:

Hộp phấn đặt nằm yên trên bàn, trọng lực tác dụng lên nó đã cân bằng bởi lực nâng của bàn

Bài 8.3 trang 28 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Người ta muốn đánh dấu vào ba điểm A, B, C trên môt bức tường thẳng để đóng đinh treo ảnh triển lãm. Bức tường cao 4m và có chiều ngang 6m [H.8.2].

Điểm A nằm đúng giữa bức tường. Hai điểm B và C ở độ cao 2,5cm , B cách mép tường trái làm, C cách mép tường phải.

Em hãy tìm một cách làm đơn giản mà lại có thể đánh dấu được chính xác 3 điểm A, B, C.

Trả lời:

- Dùng thước đo và vạch lên nền nhà, sát mép bức tường cần treo tranh vạch 3 vạch A’ , B’ , C’ nằm ở chân của đường thẳng đứng hạ từ A, B,C xuống. Tức là B’ và C’ cách các góc tường 1m; còn A’ cách đều hai góc tường 3m.

- Làm một sợi dây dọi dài 2,5m. Di chuyển điểm treo sợi dây dọi sao cho điểm dưới của quả nặng trùng với các điểm B’ và C’. Đánh dấu vào các điểm treo tương ứng của quả dọi. Đó chính là các điểm B và C.

- Tương tự, làm sợi dây dọi dài 2m để đánh dấu điểm A.

Bài 8.4 trang 29 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 8.4*. Hãy chọn câu lập luận đúng trong các câu dưới đây:

A. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút nữa. Vì nếu bị hút thì nó đã rơi ngay xuống Trái Đất.

B. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút. Vì ta thấy nhà du hành vũ trụ bị lơ lửng trong con tàu.

C. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất vẫn bị Trái Đất hút. Nhưng lực hút này bị cân bằng bởi lực đẩy của động cơ.

D. Mặt Trăng luôn luôn bị Trái Đất hút. Nhưng Mặt Trăng không bị rơi vào Trái Đất, vì lực hút chỉ có tác dụng làm Mặt Trăng quay tròn quanh Trái Đất. Con tàu vũ trụ cũng ở vào tình trạng như Mặt Trăng. Con tàu vũ trụ khi đã bay vào quỹ đạo thì cũng như Mặt Trăng, không còn tên lửa đẩy nữa. Lực hút của Trái Đất lên con tàu chỉ làm nó quay tròn quanh Trái Đất.

Trả lời:

Chọn D

Câu có lập luận đúng.

Mặt Trăng luôn luôn bị Trái Đất hút. Nhưng Mặt Trăng không bị rơi vào Trái Đất, vì lực hút chỉ có tác dụng làm Mặt Trăng quay tròn quanh Trái Đất. Con tàu vũ trụ cũng ở vào tình trạng như Mặt Trăng. Con tàu vũ trụ khi đã bay vào quỹ đạo thì cũng như Mặt Trăng, không còn tên lửa đẩy nữa. Lực hút của Trái Đất lên con tàu chỉ làm nó quay tròn quanh Trái Đất.

Đây cũng là nguyên lí chuyển động cúa các vệ tinh nhân tạo và con tàu vũ trụ.

Bài 8.5 trang 29 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 8.5. Số liệu nào dưới đây là phù hợp với một học sinh THCS?

A. Khối lượng 400g.        B. Trọng lượng 400N.

C. Chiều cao 400mm.      D. Vòng ngực 400cm.

Trả lời:

Chọn B

Số liệu phù hợp với một học sinh THCS là: Trọng lượng 400N nghĩa là khối lượng là khoảng 40kg.

Bài 8.6 trang 29 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 8.6. Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào sau đây?

A. Trái Đất.                                      B. Mặt Trăng.

c. Mặt Trời.                                       D. Hòn đá trên mặt đất.

Trả lời:

Chọn D

Trọng lực là lực hút của Trái Đất lên các vật đặt xung quanh Trái Đất nên chỉ có thể nói về trọng lực của hòn đá trên mặt đất.

Giaibaitap.me

Page 25

Bài 8.7 trang 29 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 8.7. Một chiếc tàu thủy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?

A. Chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới.

B. Chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên phía trên.

C. Nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.

D. Nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu.

Trả lời:

Chọn C

Một chiếc tàu thủy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực tác dụng vào nó là trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.

Bài 8.8 trang 30 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 8.8. Nếu so sánh một quả cân 1kg và một tập giấy 1kg thì

A. tập giấy có khối lượng lớn hơn.

B. quả cân có trọng lượng lớn hơn.

C. quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau.

D.  quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau.

Trả lời:

Chọn C

Vì trọng lượng p = 10m nên một quả cân 1kg và một tập giây 1kg thì quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau.

Bài 8.9 trang 30 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 8.9. Ba khối kim loại: 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?

A. Khối đồng.       B. Khối sắt.

C. Khối nhôm.      D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.

Trả lời

Chọn D

Vì p = 10m, do đó ba khối có khối lượng bằng nhau nên trọng lượng của chúng bằng nhau

Bài 8.10 trang 30 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 8.10. Lực nào sau đây không thể là trọng lực?

A. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi.

B. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần.

C. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo.

D. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.

Trả lời:

Chọn D

Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn không phải là lực hút của Trái Đất lên vật nên không thể là trọng lực

Bài 8.11 trang 30 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 8.11*. Thả một hòn bi bằng chì và một tờ giấy từ trên cao xuống, ta thấy hòn bi rơi theo phương thẳng đứng còn tờ giấy không rơi theo phương thẳng đứng.

a]  Hãy giải thích tại sao?

b]  Muốn làm cho tờ giấy cũng rơi theo phương thẳng đứng thì làm thế nào? Tại sao?

Trả lời:

Thả một hòn bi bằng chì và một tờ giấy từ trên cao xuống, ta thấy hòn bi rơi theo phương thẳng đứng còn tờ giấy không rơi theo phương thẳng đứng, sở dĩ như vậy là do lực cản của không khí. Viên bi bé nên lực cản rất nhỏ và coi như chỉ chịu tác dụng của trọng lực nên rơi theo phương thẳng đứng, ngược lại tờ giấy không rơi theo phương thẳng đứng vì lực cản của không khí đối với tờ giấy là lớn so với trọng lực của nó.

Giaibaitap.me

Page 26

Bài 9.1 trang 31 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 9.1. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

A. Trọng lực của một quả nặng.

B. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt.

C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.

D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng.

Trả lời:

Chọn C.

Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp là lực đàn hồi

Bài 9.2 trang 31 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 9.2. Bằng cách nào em có thể nhận biết một vật có tính chất đàn hồi hay không đàn hồi? Hãy nêu một thí dụ minh họa.

Trả lời:

Nếu ta tác dụng vào vật một lực, vật bị biến dạng, khi thôi tác dụng lực vào vật, vật trở về dạng cũ thì vật đó có tính đàn hồi.

Ví dụ: Lò xo bút: khi ta nén lò xo sẽ bị biến dạng. Nhưng khi không tác động vào lò xo nó sẽ trở lại bình thường.

Bài 9.3 trang 31 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 9.3. Hãy đánh dấu X vào ô ứng với vật có tính chất đàn hồi:

Một cục đất sét                                    □

Một quả bóng cao su                            □

Một quả bóng bàn                                □

Một hòn đá                                          □

Một chiếc lưỡi cưa                                □

Một đoạn dây đồng nhỏ                        □

Trả lời:

Vật có tính đàn hồi bao gồm:

Một quả bóng cao su, 

Một chiếc lưỡi cưa

Bài 9.4 trang 31 Sách bài tập [SBT] Vật lí 6

Bài 9.4. Hãy dùng những từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau :

-  Lực đàn hồi     - trọng lượng       - lực cân bằng

-  biến dạng       - vật có tính chất đàn hồi

a] Quan sát một cái cung bằng tre treo trên tường, ta thấy dây cung làm cho cánh cung bị cong đi. [H.9.1a]

Cánh cung đã bị .................  Cánh cung là một ................  Khi nó bị biến dạng, nó sẽ tác dụng vào hai đầu dây cung hai................... Hai lực này cùng tác dụng vào dây cung, chúng có cùng phương, ngược chiều và là hai

b] Một người đứng yên trên một tấm ván mỏng. Tấm ván bị cong đi [H.9.1b]. Nó đã bị ............... Đó là do kết quả tác dụng của ....................... của người. Tấm ván là ...............  Khi bị cong, nó sẽ tác dụng vào người một .................. Lực này và trọng lượng của người là hai.........................

c] Một người ngồi trên một chiếc xe đạp. Dưới tác dụng của....................... của người, lò xo ở yên xe bị nén xuống. Nó đã bị..................... Lò xo ở yên xe là............. Khi bị biến dạng, nó sẽ tác dụng vào người một......................... đẩy lên. Lực này và trọng lượng của người là hai......................

Trả lời :

Điền vào chỗ trống trong các câu sau :

a] Quan sát một cái cung bằng tre treo trên tường, ta thấy dây cung làm cho cánh cung bị cong đi.

Cánh cung đã bị biến dạng. Cánh cung là một vật có tính chất đàn hồi. Khi nó bị biến dạng, nó sẽ tác dụng vào hai đầu dây cung hai lực đàn hồi. Hai lực này cùng tác dụng vào dây cung, chúng có cùng phương, ngược chiều và là hai lực cân bằng.

b] Một người đứng yên trên một tấm ván mỏng. Tấm ván bị cong đi. Nó đã bị biến dạng. Đó là do kết quả tác dụng của trọng lượng của người. Tấm ván là vật có tính chất đàn hồi. Khi bị cong, nó sẽ tác dụng vào người một lực đàn hồi. Lực này và trọng lượng của người là hai lực cân bằng.

c] Một người ngồi trên một chiếc xe đạp. Dưới tác dụng của trọng lượng của người, lò xo ở yên xe bị nén xuống. Nó đã bị biến dạng. Lò xo ở yên xe là vật có tính chất đàn hồi. Khi bị biến dạng, nó sẽ tác dụng vào người một lực đàn hồi đẩy lên. Lực này và trọng lượng, của người là hai lực cân bằng.

Giaibaitap.me

Video liên quan

Chủ Đề