Giáo viên sửa điểm thi đại học ở hà giang năm 2022

Khởi tố cả những ai chỉ đạo nâng điểm

Luật sư Nguyễn Minh Cảnh, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, khẳng định: “Vụ nâng khống điểm đối với hơn 330 bài thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2018 xảy ra ở tỉnh Hà Giang đã có dấu hiệu của tội “Giả mạo trong công tác” được quy định tại điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015. Mức án cao nhất của tội danh này là 20 năm tù”.

 

“Vụ gian lận trong thi cử lần này lên tới hơn 330 bài thi, thì khó có thể nói chỉ có một cá nhân tham gia sửa điểm. Do đó cần tiến hành điều tra làm rõ hành vi này có tổ chức hay không? Những ai tham gia chỉ đạo sửa, nâng điểm thi?”, luật sư Nguyễn Minh Cảnh, nhận định.

Đồng quan điểm với luật sư Cảnh là luật sư Dương Vĩnh Tuyến, Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước, nói: “Trong vụ việc này, cần phải khởi tố để lấy lại niềm tin của người dân. Cụ thể đối với những ai trực tiếp nâng, sửa điểm thi của hơn 330 bài thi thì cần khởi tố theo điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015”. Còn đối với “những ai đó” can thiệp hoặc chỉ đạo sửa, nâng điểm thi cũng cần khởi tố tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” theo điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015”.

Từ 1 điểm biến hóa thành… 9 điểm!

Như báo Kinh tế & Đô thị đã phản ánh, vào ngày 11/7, khi kết quả điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 được công bố trên cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục – Đào tạo [GD-ĐT] các tỉnh, thành phố và trên các báo, đài thì phát hiện bất thường về điểm thi của một số thí sinh tại Hội đồng thi Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang. Ngay sau đó, Bộ GD-ĐT đã có công văn yêu cầu Ban Chỉ đạo thi THPT tỉnh Hà Giang kiểm tra, xác minh toàn bộ các khâu của kỳ thi và báo cáo bằng văn bản về Ban Chỉ đạo thi quốc gia.

Sau khi nhận được báo cáo của Ban Chỉ đạo thi THPT tỉnh Hà Giang, Bộ GD-ĐT quyết định thành lập Tổ công tác để xác minh. Qua đó cho thấy có dấu hiệu nâng, sửa kết quả điểm thi của hơn 330 thí sinh.

Kết quả chấm thẩm định cho thấy có 102 bài thi Toán đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 8 điểm [điểm chấm thẩm định là 1,0; điểm công bố là 9 điểm]. Có 85 bài thi Vật lý đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 7,75 điểm [điểm chấm thẩm định là 1,0; điểm đã công bố là 8,75 điểm]. Có 56 bài thi môn Hóa đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 8,75 điểm [điểm chấm thẩm định là 0,75 điểm; đã công bố là 9,5 điểm]. Có 8 bài thi môn Sinh đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 4,25 điểm [điểm chấm thẩm định là 4,75 điểm; đã công bố là 9 điểm]. Có 9 bài thi Lịch sử đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 7,25 điểm [điểm chấm thẩm định là 2,5 điểm; đã công bố là 9,75 điểm]. Có 3 bài thi Địa lý đã chênh lên từ 1,25 điểm đến 3,0 điểm [điểm chấm thẩm định là 6,0 điểm; đã công bố là 9 điểm]. Đối với môn thi tiếng Anh, có 52 bài thi đã chênh lên từ 1,4 điểm đến 7,8 điểm [điểm chấm thẩm định là 1,2 điểm; đã công bố là 9 điểm].

Tăng đến 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định!

Có tất cả 114 thí sinh với hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lên hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cũng theo kết quả chấm thẩm định, có một số bài thi có điểm tăng hơn so với điểm đã công bố từ 0,2 đến 1 điểm. Cá biệt có 3 bài thi môn Giáo dục Công dân có điểm chấm thẩm định tăng hơn 5,75 điểm so với điểm đã công bố.

Sau khi có kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, nhiều người cảm thấy nghi vấn về điểm thi cao bất thường tại Hà Giang. Bộ GD&ĐT ngay lập tức vào cuộc để kiểm tra các khâu và quy trình thực hiện để tìm ra nguyên nhân. Không ít người đặt câu hỏi về chuyện sửa điểm thi gian lận ở Hà Giang xảy ra như thế nào?

>> Danh sách điểm sàn các trường Đại học năm 2018

>> Đại học Công nghiệp TP.HCM công bố điểm sàn xét tuyển năm 2018

>> Chốt điểm sàn ngành sư phạm năm 2018

Sau công tác kiểm tra và rà soát các khâu, đại diện của A83 [Bộ Công An, là thành viên Tổ công tác của Bộ GD&ĐT] cho biết, có những vẫn đề liên quan đến quy trình sử dụng máy tính để quét trắc nghiệm.

Những năm qua, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang phân công cho ông Vũ Trọng Lương, Phó Trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng [thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang] là người phụ trách trực tiếp, sử dụng máy tính này. Chính vì vậy, ông Lương đã lợi dụng chức quyền để gian lận điểm thi của thí sinh.

“Chỉ trong khoảng thời gian hơn 2 giờ đồng hồ, ông Vũ Trọng Lương đã thao tác toàn bộ dữ liệu, mở khóa niêm phong, rút bài ở các túi sau đó tẩy, xóa và sửa theo đáp án cụ thể…” đại diện Tổ công tác Bộ GD&ĐT cho biết.

Khi Bộ GD&ĐT công bố đáp án thi, ông Lương đã tải toàn bộ các file ảnh này chuyển thành file excel và lưu ở máy tính.

Sau công tác điều tra, cơ quan chức năng phát hiện có nhiều tin nhắn từ các số điện thoại lạ. Ông Lương đã nhập các số báo danh vào trong máy tính. Đồng thời mang máy tính đến phòng quét xử lí trắc nghiệm.

Sau đó, ông đã lấy kết quả đáp án đã xử lí trước đây copy sang dán vào file text. Quy trình như vậy chỉ rơi vào khoảng 6 giây/1 trường hợp.

Điều này chứng tỏ quy trình giám sát của Sở GD&ĐT Hà Giang chưa chặt chẽ. Nhiều nghi vấn đặt ra: Liệu có bao nhiêu người đứng sau gian lận vụ này vì ông Lương khó có thể một mình làm tất cả quy trình này?

"Chúng tôi thấy rằng, quy trình bảo mật liên quan đến việc giám sát của công an cũng như của thanh tra là chưa chặt chẽ để cho ông Lương xử lí bài thi của tất cả những thí sinh có liên quan mà các thành viên ban giám sát đều ở đó.

Những thành viên tham gia về việc giám sát, chấm thi về cơ bản là cũng không nắm được đầy đủ các quy trình, thao tác liên quan đến việc này. Chính vì vậy mới để cho ông Lương qua mặt mà hoàn toàn không hay biết.

Đó chính là những kẽ hở, chúng tôi thấy rằng cần phải củng cố và tập huấn thật kĩ càng sau này.

Việc để cho anh Lương có thể xử lí được bài thi gốc đó cũng là một sơ hở, bằng chứng bằng việc, cả một khoảng thời gian từ 12h – 14h38 ông Lương đã thao tác toàn bộ dữ liệu, mở khóa niêm phong, rút bài ở các túi sau đó tẩy, xóa và sửa theo đáp án cụ thể." - đại diện Tổ công tác Bộ GD&ĐT cho biết.

Theo Vietnammoi - Kênh Tuyển sinh

>> Những tiêu chí phụ trong xét tuyển đại học 2018

>> Phát hiện đối tượng vi phạm quy chế trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang

>> Đại học Kinh tế TP.HCM công bố điểm sàn xét tuyển đại học năm 2018

TAGS: gian lận ở Hà Giang sửa điểm thi gian lận ở Hà Giang gian lận điểm thi

Liên quan đến vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GDĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại địa phương này.

Đến nay, 5 đối tượng đã bị khởi tố bị can, trong đó có 4 cán bộ của Sở GDĐT tỉnh Hà Giang và 1 cán bộ Công an tỉnh. Cơ quan điều tra xác định, việc các đối tượng thực hiện nâng điểm thi là để trục lợi.

Trong đó, ông Vũ Trọng Lương - Phó phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng [Sở GDĐT tỉnh Hà Giang] đã thực hiện nâng điểm cho 114 thí sinh với hơn 330 bài thi.

Toàn bộ quá trình này được ông Lương thực hiện trong 2 tiếng, tính ra là 6 giây cho một bài thi được làm sai lệch. Có thí sinh được nâng trên 28 điểm/3 môn.

Theo phản ánh của phụ huynh ở Hà Giang, trong số những thí sinh được nâng điểm có trường hợp là con cháu của lãnh đạo của tỉnh Hà Giang, hoặc chủ doanh nghiệp ở địa phương. Các thí sinh này đã bị hạ hàng chục điểm sau chấm thẩm định.

Điểm thật và điểm được nâng của một số thí sinh ở Hà Giang. 

Trong đó, con của lãnh đạo Phòng GDĐT huyện Vị Xuyên bị hạ hơn 10 điểm sau thẩm định; con một hiệu trưởng bị hạ hơn 6 điểm; con một lãnh đạo khác của Sở GDĐT Hà Giang có điểm Toán bị hạ từ 9,4 xuống 6 điểm…

Xác nhận với Lao Động, mẹ của thí sinh T.K.T.T [Hà Giang] cho biết, con bà cũng nằm trong danh sách được ông Vũ Trọng Lương sửa điểm thi THPT quốc gia 2018.

Người này cho biết, ông Vũ Trọng Lương là con cháu trong nhà, gọi vợ chồng bà là chú thím.

Khi biết thông tin ông Lương là người sửa điểm thi của hàng loạt thí sinh ở Hà Giang và con gái mình cũng nằm trong danh sách thí sinh bị sửa điểm, vợ chồng bà đã vô cùng bất ngờ. Bà cho rằng ông Lương tự sửa điểm cho em, chứ ông bà không hề tác động.

Theo tìm hiểu của phóng viên Lao Động, trước khi được trả lại điểm thi thật, T.K.T.T có điểm số rất cao [Toán: 9,6; Ngữ văn: 7,5; Vật lí: 9,5; Hóa học: 9,5; Sinh học: 9,75, tiếng Anh: 5,2]. Em là một trong những thí sinh nằm trong top 10 điểm cao nhất nước.

Tuy nhiên, sau khi chấm thẩm định, điểm thi của T đạt được lần lượt là Toán: 6,2; Vật lí: 4,75; Hóa học: 6,75 và Sinh học: 7,5.

Điểm thi thật của thí sinh M sau khi chấm thẩm định. 

Đặc biệt, trong số thí sinh bị giảm điểm sau chấm thẩm định, có thí sinh M - con gái của Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh. Cụ thể, điểm thi của thí sinh được công bố lần thứ nhất lần lượt là: Toán: 9,4; Văn: 7,5; Tiếng Anh: 10 điểm.

Tuy nhiên, sau khi chấm thẩm định, điểm thi của thí sinh này chỉ còn là Toán: 6; Văn 7,5; Tiếng Anh: 8. Như vậy tổng điểm đã sụt giảm đến 5,4 điểm.

Về việc con mình được nâng điểm, ngay sau khi dư luận còn đồn thổi, Bí thư Hà Giang đã lên tiếng. Tháng 7.2018, trả lời trên Dân Trí, ông nói rằng không có chuyện ông chạy vạy xin điểm cho con và không hề biết chuyện con bị can thiệp nâng điểm.

This browser does not support the video element.

Clip lãnh đạo tỉnh Hà Giang trả lời vì việc con cháu lãnh đạo tỉnh được nâng điểm.

Tại cuộc họp báo công bố kết quả rà soát những bất thường trong điểm thi THPT quốc gia của Hà Giang diễn ra chiều 17.7.2018, trả lời câu hỏi của Lao Động về việc có hay không con cháu của lãnh đạo tỉnh Hà Giang được nâng điểm, ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang - cho biết, tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở Hà Giang có nhiều đối tượng thí sinh, người nhà có, người thân quen có.

"Nhưng tôi nghĩ rằng không có lãnh đạo nào nói phải làm cái việc là đưa con tôi vào được trường nào đó”- ông Quý cho biết.

Video liên quan

Chủ Đề