Hà tĩnh là ở đâu


Hà Tĩnh là một tỉnh ở dải đất miền Trung, nằm trong vùng du lịch Bắc Trung bộ, phía bắc giáp Nghệ An, phía nam giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông với bờ biển dài 137 km.


2. Điều kiện tự nhiên Diện tích: 6.055,6 km² Ðịa hình đa dạng, có đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển.Đồng bằng có diện tích nhỏ bị chia cắt bởi các dãy núi và sông suối.  Hà Tĩnh có tới 14 con sông lớn nhỏ và nhiều hồ nước. Là tỉnh nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 23,7ºC.

Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đều thuận lợi với quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh. Tỉnh cũng có cửa khẩu Cầu Treo thuận tiện cho việc giao lưu với các nước Lào, Thái Lan. Thành phố Hà Tĩnh cách Hà Nội 341km.

3. Dân cư

Dân số: 1.280.782 người [năm 2015]

Hà Tĩnh là tỉnh có dân số chủ yếu là người Việt [Kinh] chiếm tới 99% dân số. Các dân tộc Thái, Mường, Chứt, Lào chỉ có vài trăm hoặc vài chục, thường sống xen ghép tại một số xã thuộc huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang.

4. Lịch sử hình thành và phát triển

Kết quả nghiên cứu các di chỉ khảo cổ học ở Nghi Xuân, Thạch Hà, Đức Thọ và nhiều cứ liệu về văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ... cho biết, cách đây hàng vạn năm, những người tiền sử đã đến vùng đất này sinh sống và đây có thể từng là một trung tâm lớn của thời tiền văn hoá Đông Sơn. Suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Hà Tĩnh nhiều lần thay đổi tổ chức, địa giới hành chính và tên gọi. Thời Hùng Vương, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đổi Cửu Đức thành Đức Châu. Cuối thế kỷ VI, nhà Tuỳ lại đổi Đức Châu thành Hoan Châu. Năm 607, Đức Châu nhập vào Nhật Nam. Năm 622, nhà Đường đổi quận Nhật Nam thành châu Nam Đức, rồi Đức Châu, đến năm 627 lại đổi thành Hoan Châu. Tên Hoan Châu được giữ nguyên cho đến cuối Bắc thuộc. Thời kỳ Đại Việt cũng có nhiều thay đổi. Đến năm 1831, vua Minh Mạng trên quy mô cuộc cải cách hành chính toàn quốc, tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An thành lập tỉnh Hà Tĩnh. Đây là niên đại quan trọng trong tiến trình lịch sử Hà Tĩnh, chứng tỏ vùng đất này đã hội đủ các điều kiện để thành một đơn vị hành chính trực thuộc triều đình trung ương. Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V [ngày 27-12-1975], đã quyết định hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII [ngày 16-8-1991] đã quyết định chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

5. Văn hóa - Du lịch

Hà Tĩnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh, quê hương của nhiều bậc danh nhân. Cảnh quan của tỉnh có thác Vũ Môn, vườn quốc gia Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ, suối nước nóng Sơn Kim, đèo Ngang, chùa Hương Tích, Hòn Bớc, Hòn Lám…Các thắng cảnh phần lớn đều phân bổ dọc đường quốc lộ 1A và quốc lộ 8. Hà Tĩnh nổi tiếng về "Văn vật Hồng Lam" với các di chỉ khảo cổ rú Dầu, rú Rơm, đồ sắt Vân Chàm, Minh Long, đồ đồng Ðức Lâm, đồ gốm Cảm Trang, đồ mộc Thái Yên, lụa Hạ, vải Hồ. Dãy Hoành Sơn còn lưu giữ lũng cổ đắp ghép từ thế kỷ thứ 4. Với gần 137 km bờ biển, Hà Tĩnh còn sở hữu nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng như Xuân Thành, Xuân Hải, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Ninh, Đèo Con.              Hà Tĩnh là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân, nhà yêu nước nổi tiếng tiêu biểu như danh y Hải Thượng Lãn Ông, đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Trần Phú, Hà Huy Tập, Ngô Ðức Kế, Huy Cận... Con người Hà Tĩnh nổi tiếng với truyền thống yêu nước, đóng góp nhiều vào công cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc. Đây cũng là cái nôi văn hóa dân gian, sản sinh ra làn điệu Dân ca ví, giặm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sự giao hòa, đan xen giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học làm cho môi trường văn hóa, giá trị nhân văn của Hà Tĩnh có sức thu hút du lịch rất lớn.  

Bản đồ Hà Tĩnh hay bản đồ hành chính các huyện, xã, Thành phố tại tỉnh Hà Tĩnh, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Chúng tôi BanDoVietNam.com.vn tổng hợp thông tin Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2022.

Logo tỉnh Hà Tĩnh

Vị trí địa lý và đơn vị hành chính tỉnh Hà Tĩnh 

+ Vị trí: Hà Tĩnh có toạ độ trải dài từ 17°54’ đến 18°37’ vĩ Bắc và từ 106°30’ đến 105°07’ kinh Đông, thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội 340 km về phía nam.

Tiếp giáp địa lý: Phía Bắc  tỉnh Hà Tĩnh là giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp hai tỉnh Borikhamxay và Khammuane của Lào, phía Đông giáp Biển Đông.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên 5.990,7 km², dân số khoảng 1.288.866 người, đông thứ 25 về số dân [Năm 2020]đông thứ 25 về số dân. Trong đó, ở Thành thị có 251.968 người [19,5%]; ở Nông thôn có 1.036.898 người [80,5%]. Như vậy mật độ dân số của tỉnh là 212 người/km².

Tỉnh Hà Tĩnh nhìn từ vệ tinh

+ Đơn vị hành chính: Tính đến thời điểm năm 2022, Hà Tĩnh là có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố Hà Tĩnh, 2 thị xã Hồng Lĩnh, Kỳ Anh và 10 huyện gồm Can Lộc, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Lộc Hà, Nghi Xuân, Thạch Hà, Vũ Quang.

Địa hình Hà Tĩnh:

- Vùng núi cao: nằm phía Đông của dãy Trường Sơn bao gồm các xã phía Tây của huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh. Địa hình dốc bị chia cắt mạnh, hình thành các thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo các triền sông lớn của hệ thống sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ.

- Vùng trung du và bán sơn địa: Đây là vùng chuyển từ vùng núi cao xuống vùng đồng bằng. Vùng này chạy dọc phía Tây Nam đường Hồ Chí Minh bao gồm các xã vùng thấp của huyện Hương Sơn, các xã thượng Đức Thọ, thượng Can Lộc, ven Trà Sơn của các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Địa hình có dạng xen lẫn giữa các đồi trung bình và thấp với đất ruộng.

Bản đồ Tỉnh Hà Tĩnh trên nền Open Street Map

- Vùng đồng bằng: là vùng chạy dọc hai bên Quốc lộ 1A theo chân núi Trà Sơn và dải ven biển, bao gồm các xã vùng giữa của huyện Đức Thọ, Can Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Địa hình vùng này tương đối bằng phẳng do quá trình bồi tụ phù sa của các sông, phù sa biển trên các vỏ phong hoá Feralit hay trầm tích biển.

- Vùng ven biển: nằm ở phía Đông đường Quốc lộ 1A chạy dọc theo bờ biển gồm các xã của huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Địa hình được tạo bởi những đụn cát, các vùng trũng được lấp đầy trầm tích hay đầm phá hay phù sa được hình thành do các dãy đụn cát chạy dài ngăn cách bãi biển. Ngoài ra vùng này còn xuất hiện các dãy đồi núi sót chạy dọc ven biển do kiến tạo của dãy Trường Sơn Bắc. Nhiều bãi ngập mặn được tạo ra từ nhiều cửa sông, lạch.

Giao thông: Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đều thuận lợi với quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh. Tỉnh cũng có cửa khẩu Cầu Treo thuận tiện cho việc giao lưu với các nước Lào, Thái Lan. Thành phố Hà Tĩnh cách Hà Nội 341km.  

Bản đồ giao thông tỉnh Hà Tĩnh

Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh khổ lớn

Bản đồ hành chính các xã, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

PHÓNG TO

Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh [Trang 1]

PHÓNG TO TRANG 1

Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh [Trang 2]

PHÓNG TO TRANG 2

Bản đồ tỉnh Hà Tĩnh các xã, huỵện, thành phố khổ lớn

PHÓNG TO

Bản đồ tỉnh Hà Tĩnh năm 2022

Bản đồ thành phố Hà Tĩnh

Thành phố Hà Tĩnh có 10 phường: Bắc Hà, Đại Nài, Hà Huy Tập, Nam Hà, Nguyễn Du, Tân Giang, Thạch Linh, Thạch Quý, Trần Phú, Văn Yên và 5 xã: Đồng Môn, Thạch Bình, Thạch Hạ, Thạch Hưng, Thạch Trung.

Bản đồ thị xã Hồng Lĩnh

Thị xã Hồng Lĩnh có 05 phường: Bắc Hồng, Đậu Liêu, Đức Thuận, Nam Hồng, Trung Lương và xã Thuận Lộc.

Bản đồ thị xã Kỳ Anh 

Thị xã Kỳ Anh có 06 phường: Hưng Trí, Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Phương, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh và 5 xã: Kỳ Hà, Kỳ Hoa, Kỳ Lợi, Kỳ Nam, Kỳ Ninh.

Bản đồ hành chính thị xã Kỳ Anh

Bản đồ huyện Can Lộc

Huyện Can Lộc có 02 thị trấn: Nghèn, Đồng Lộc và 16 xã: Gia Hanh, Khánh Vĩnh Yên, Kim Song Trường, Mỹ Lộc, Phú Lộc, Quang Lộc, Sơn Lộc, Thanh Lộc, Thiên Lộc, Thuần Thiện, Thượng Lộc, Thường Nga, Trung Lộc, Tùng Lộc, Vượng Lộc, Xuân Lộc.

Bản đồ huyện Cẩm Xuyên

Huyện Cẩm Xuyên 02 thị trấn: Cẩm Xuyên, Thiên Cầm và 21 xã: Cẩm Bình, Cẩm Duệ, Cẩm Dương, Cẩm Hà, Cẩm Hưng, Cẩm Lạc, Cẩm Lĩnh, Cẩm Lộc, Cẩm Minh, Cẩm Mỹ, Cẩm Nhượng, Cẩm Quan, Cẩm Quang, Cẩm Sơn, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Thịnh, Cẩm Trung, Cẩm Vịnh, Nam Phúc Thăng, Yên Hòa.

Bản đồ hành chính huyện Cẩm Xuyên

Bản đồ huyện Đức Thọ

Huyện Đức Thọ có 01 thị trấn Đức Thọ và 15 xã: An Dũng, Bùi La Nhân, Đức Đồng, Đức Lạng, Hòa Lạc, Lâm Trung Thủy, Liên Minh, Quang Vĩnh, Tân Dân, Tân Hương, Thanh Bình Thịnh, Trường Sơn, Tùng Ảnh, Tùng Châu, Yên Hồ.

Bản đồ huyện Hương Khê

Huyện Hương Khê có 01 thị trấn Hương Khê và 20 xã: Điền Mỹ, Gia Phố, Hà Linh, Hòa Hải, Hương Bình, Hương Đô, Hương Giang, Hương Lâm, Hương Liên, Hương Long, Hương Thủy, Hương Trà, Hương Trạch, Hương Vĩnh, Hương Xuân, Lộc Yên, Phú Gia, Phú Phong, Phúc Đồng, Phúc Trạch.

Bản đồ huyện Hương Sơn

Huyện Hương Sơn 02 thị trấn: Phố Châu, Tây Sơn và 23 xã: An Hòa Thịnh, Kim Hoa, Quang Diệm, Sơn Bằng, Sơn Bình, Sơn Châu, Sơn Giang, Sơn Hàm, Sơn Hồng, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Lâm, Sơn Lễ, Sơn Lĩnh, Sơn Long, Sơn Ninh, Sơn Phú, Sơn Tây, Sơn Tiến, Sơn Trà, Sơn Trung, Sơn Trường, Tân Mỹ Hà.

Bản đồ hành chính huyện Hương Sơn

Bản đồ huyện Kỳ Anh

Huyện Kỳ Anh có 20 xã: Kỳ Bắc, Kỳ Châu, Kỳ Đồng, Kỳ Giang, Kỳ Hải, Kỳ Khang, Kỳ Lạc, Kỳ Phong, Kỳ Phú, Kỳ Sơn, Kỳ Tân, Kỳ Tây, Kỳ Thọ, Kỳ Thư, Kỳ Thượng, Kỳ Tiến, Kỳ Trung, Kỳ Văn, Kỳ Xuân, Lâm Hợp.

Bản đồ huyện Lộc Hà

Huyện Lộc Hà có 01 thị trấn Lộc Hà và 11 xã: Bình An, Hộ Độ, Hồng Lộc, Ích Hậu, Mai Phụ, Phù Lưu, Tân Lộc, Thạch Châu, Thạch Kim, Thạch Mỹ, Thịnh Lộc.

Bản đồ huyện Nghi Xuân

Huyện Nghi Xuân có 2 thị trấn: Tiên Điền [huyện lỵ], Xuân An và 15 xã: Cổ Đạm, Cương Gián, Đan Trường, Xuân Giang, Xuân Hải, Xuân Hội, Xuân Hồng, Xuân Lam, Xuân Liên, Xuân Lĩnh, Xuân Mỹ, Xuân Phổ, Xuân Thành, Xuân Viên, Xuân Yên.

Bản đồ huyện Thạch Hà

Huyện Thạch Hà có 01 thị trấn Thạch Hà và 21 xã: Đỉnh Bàn, Lưu Vĩnh Sơn, Nam Điền, Ngọc Sơn, Tân Lâm Hương, Thạch Đài, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Kênh, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Liên, Thạch Long, Thạch Ngọc, Thạch Sơn, Thạch Thắng, Thạch Trị, Thạch Văn, Thạch Xuân, Tượng Sơn, Việt Tiến.

Bản đồ huyện Vũ Quang

Huyện Vũ Quang có 01 thị trấn Vũ Quang và 9 xã: Ân Phú, Đức Bồng, Đức Giang, Đức Hương, Đức Liên, Đức Lĩnh, Hương Minh, Quang Thọ, Thọ Điền.

Bản đồ hành chính huyện Vũ Quang

Video liên quan

Chủ Đề