Hành tinh nào nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt Trời là ngôi nhà của Trái Đất và cũng là nơi duy nhất đảm bảo sự tồn tại cho toàn nhân loại hiện nay. Tuy nhiên bạn đã hiểu biết được bao nhiêu về hệ hành tinh "độc nhất vô nhị" - nơi duy nhất có sự sống trong "phần vũ trụ đã biết" này? Hãy cùng tìm hiểu xem có bao nhiêu hành tinh trong Hệ Mặt Trời và chúng gồm những hành tinh nào, thứ tự ra sao?
 

Hành tinh nào nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời

 

Hệ Mặt Trời có mấy hành tinh chính?

Trước khi xác định xem có bao nhiêu hành tinh trong Hệ Mặt Trời, chúng ta sẽ cần phải hiểu rõ về khái niệm để xác định được các hành tinh. Cụ thể theo định nghĩa hành tinh được Đại hội đồng Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) đưa ra vào năm 2006 thì một thiên thể để được gọi là một hành tinh cần phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

- Quay xung quanh một ngôi sao, một hệ sao hay một tàn tích sao (trong trường hợp của chúng ta thì hành tinh đó phải xoay quanh Mặt Trời).

- Có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng) do chính nó tạo ra phá hủy được kết cấu của các vật thể rắn, khiến cho nó có dạng cân bằng thủy tĩnh (gần tương tự như hình cầu).

- Đã “dọn sạch” vùng lân cận quanh quỹ đạo của nó (tức là khối lượng của thiên thể này sẽ chiếm gần như tuyệt đối tổng khối lượng của tất cả các thiên thể nằm trong quỹ đạo mà nó đi qua).

Từ định nghĩa trên và theo hiểu biết của con người thì hiện nay, Hệ Mặt Trời đang có 8 hành tinh chính. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu vừa được các nhà thiên văn học phát hiện ra đang cho thấy sự tồn tại của hành tinh thứ 9 và thứ 10 thuộc Hệ Mặt Trời.

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có thứ tự cụ thể tính từ trong ra ngoài như sau: Sao Thủy (Mercury), Sao Kim (Venus), Trái Đất (Earth), Sao Hỏa (Mars), Sao Mộc (Jupiter), Sao Thổ (Saturn), Sao Thiên Vương (Uranus) và Sao Hải Vương (Neptune). Chúng được chia đều thành 02 nhóm, nhóm hành tinh nhỏ vòng trong và nhóm hành tinh lớn vòng ngoài. Cụ thể:

Các hành tinh nhỏ vòng trong: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa. Các hành tinh nhỏ vòng trong do nằm gần với Mặt Trời nên nhiệt độ của chúng thường duy trì ở mức cao. Vì thế cấu tạo chính của các hành tinh này chủ yếu là những chất khó nóng chảy như silicat (khoáng vật tạo đá) bao phủ bên ngoài và sắt hay niken nằm trong lõi. Do đó trọng lượng riêng của chúng cũng khá lớn. Những hành tinh này có rất ít hoặc không có vệ tinh tự nhiên.

► Các hành tinh lớn vòng ngoài: Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Các hành tinh vòng ngoài nằm xa Mặt Trời hơn do đó nhiệt độ ở đây khá thấp, đủ để giữ cho các phân tử khí (vốn chiếm tỷ lệ áp đảo trong vũ trụ) tích tụ và ổn định, tạo nên những “hành tinh khí khổng lồ”. Bên cạnh đó, hai hành tinh Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương do ở quá xa nên lượng nhiệt chúng nhận được là rất ít. Điều này dẫn đến việc thành phần chính của chúng chủ yếu là băng (được tạo thành do nước, khí amoniac và khí metan đông đá). Do đó các nhà thiên văn học xếp hai hành tinh này vào nhóm “hành tinh băng khổng lồ”. Bởi vì được tạo nên chủ yếu từ khí và băng nên những hành tinh này có trọng lượng riêng rất thấp, thậm chí Sao Thổ còn có thể nổi được trên mặt nước. Các hành tinh vòng ngoài có khá nhiều vệ tinh tự nhiên.
 

Hành tinh nào nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời

 

Những hành tinh nắm giữ kỷ lục trong Hệ Mặt Trời

1. Hành tinh lớn nhất

Sao Mộc có đường kính trung bình khoảng 69.911 kilômét (km); diện tích bề mặt khoảng 6,1419x1010 km vuông (km2) với khối lượng khoảng 1,8986x1027 kilôgram (kg), đây chính là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Đường kính Sao Mộc gấp 10,9 lần, diện tích gấp 121,9 lần và khối lượng gấp khoảng 318 lần so với Trái Đất. Đồng thời, khối lượng của hành tinh này cũng bằng khoảng 2,5 lần so với tổng khối lượng của 7 hành tinh còn lại. Hiện nay chúng ta đã phát hiện được khoảng 79 vệ tinh tự nhiên quay xung quanh Sao Mộc. Trong đó vệ tinh Ganymede thậm chí còn có kích thước lớn hơn cả Sao Thủy.
 

Hành tinh nào nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời

 

2. Hành tinh nhỏ nhất

Sao Thủy nằm gần Mặt Trời nhất đồng thời cũng là hành tinh nhỏ nhất. Bán kính trung bình của Sao Thủy chỉ khoảng 2.439,7km; diện tích bề mặt khoảng 7,48x107km2 và khối lượng khoảng 330,22x1021kg. Tức là bán kính của hành tinh này chỉ bằng khoảng 0,3829 lần; diện tích bề mặt chỉ bằng 0,147 lần và khối lượng chỉ bằng khoảng 0,055 lần so với Trái Đất. Hành tinh này có lõi bằng sắt tương đối lớn cộng với lớp phủ bề mặt tương đối mỏng. Sao Thủy hầu như không có khí quyển và nó cũng không có vệ tinh tự nhiên.
 

Hành tinh nào nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời

 

3. Hành tinh nóng nhất

Thông thường hành tinh nào nằm gần sao chủ (như Mặt Trời) nhất sẽ có nhiệt độ cao nhất. Tuy nhiên điều này lại không chính xác ở Hệ Mặt Trời của chúng ta. Mặc dù Sao Thủy nằm gần Mặt Trời nhất nhưng do không có bầu khí quyển cộng với tốc độ quay rất “dị thường” nên nhiệt độ ở đây không thể giữ được đủ lâu và đủ cao - nhiệt độ bề mặt tối đa “chỉ” đạt khoảng 420ᵒC.

Bên cạnh đó, hành tinh thứ 2 tính từ Hệ Mặt Trời là Sao Kim cũng ở vị trí khá gần với sao chủ. Cộng với đó là bầu khí quyển có khối lượng lớn gấp 93 lần khối lượng bầu khí quyển của Trái Đất gồm chủ yếu là CO2 và SO2 để tạo ra hiệu ứng nhà kính mạnh nhất trong số cả 8 hành tinh. Những điều kiện trên là nguyên nhân khiến cho Sao Kim trở thành hành tinh nóng nhất Hệ Mặt Trời với nhiệt độ bề mặt tối đa ít nhất đạt khoảng 462ᵒC.
 

Hành tinh nào nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời

 

4. Hành tinh lạnh nhất

Cũng tương tự như trường hợp của Sao Kim và Sao Thủy, trong khi đáng lẽ Sao Hải Vương - hành tinh cách xa Mặt Trời nhất - nắm giữ kỷ lục này thì trong thực tế, Sao Thiên Vương mới đang sở hữu danh hiệu hành tinh lạnh nhất Hệ Mặt Trời. Theo các nhà thiên văn học, mặc dù Sao Hải Vương nằm xa Mặt Trời hơn so với Sao Thiên Vương, nhưng trong khi Sao Hải Vương phát tán lượng nhiệt năng vào vũ trụ bằng khoảng 2,61 lần năng lượng bức xạ mà nó nhận được từ Mặt Trời thì Sao Thiên Vương chỉ phát tán khoảng 1,1 lần. Điều này khiến cho lượng nội nhiệt của Sao Hải Vương lớn hơn và nó làm cho hành tinh này trở nên nóng hơn, dù chỉ một chút. Vì vậy mà nhiệt độ đo được trong khoảng lặng tầng đối lưu của Sao Thiên Vương xuống tới -224ᵒC còn với Sao Hải Vương là khoảng -221,4ᵒC.
 

Hành tinh nào nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời

 

Trên đây là một số thông tin để giải đáp cho các câu hỏi Hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh, hành tinh nào nóng nhất, hành tinh nào lạnh nhất, hành tinh nào lớn nhất và hành tinh nào bé nhất mà nhiều người thường đặt ra. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn đã có thêm một số kiến thức thú vị và bổ ích về Hệ Mặt Trời - nơi Trái Đất thân yêu của chúng ta đang tồn tại.

Hành tinh nào nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời

Theo các nhà nghiên cứu, sao Thủy chính là hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời và luôn tồn tại những điều bí ẩn với con người. Thời tiết trên hành tinh này rất cực đoan khi ban này có thể nóng tới 427 độ còn ban đêm xuống âm đến 180 độ. Vậy nên trong bài viết này, hãy cùng escapethevape.org chúng tôi tìm hiểu những điều thú vị về hành tinh này nhé.

Hành tinh nào nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời

Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất hệ mặt trời

Sao thủy hay còn được gọi là Thủy Tinh, đây chính là hành tinh nhỏ nhất hệ mặt trời với quỹ đạo bằng 88 ngày Trái Đất. Do tốc độ chuyển động của Sao Thủy nhanh nên người La Mã đã đặt tên là Mercurius – tên vị thần liên lạc và đưa tin nhanh chóng.

Sao thủy là một trong hành tinh kiểu trái đất thuộc hệ mặt trời, có cấu tạo bằng đá giống với Trái đất. Đây chính là hành tinh nhỏ nhất hệ trong hệ mặt trời với bán kính tại xích đạo là 2.439,7km.

Thành phần cấu tạo của sao thủy là 70% kim loại và 30% silicat. Khối lượng riêng của hành tinh này là 5,427g/cm3, cao thứ 2 hệ mặt trời; chỉ nhỏ hơn khối lượng riêng của Trái đất 1 chút.

Theo các nhà khoa học, thông qua khối lượng riêng trung bình của sao thủy có thể phỏng đoán được cấu trúc chi tiết bên trong. Trong khi đó, khối lượng riêng của trái đất do đóng góp đáng kể của lực nén, đặc biệt là tại lõi nên lớn hơn sao thủy.

Các nhà địa chất cho rằng lõi của hành tinh nhỏ nhất hệ mặt trời này chứa nhiều sắt hơn bất kỳ hành tinh khác và còn có giả thuyết được đưa ra để lý giải điều này. Theo đó, giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất cho rằng tỷ lệ silicat – kim loại ban đầu của sao thủy giống với các thiên thạch chondrite phổ biến, được cho là vật chất tạo đá đặc trưng trong hệ mặt trời, có khối lượng gấp khoảng 2.25 lần khối lượng hiện nay của nó.

Nhìn từ hệ mặt trời, trong hệ quy chiếu quay quanh theo quỹ đạo chuyển động thì sao thủy chỉ quay được 1 vòng trong hai chu kỳ quỹ đạo của hành tinh. Do ảnh hưởng của hiện tượng khóa thủy trên nên tỷ lệ này rất chính xác.

Còn nếu bạn đứng trên sao Thủy thì sẽ thấy mặt trời di chuyển 1 lần trên nền trời hay được hiểu đơn giản là chỉ có 1 ngày trong 2 năm sao thủy.

Hành tinh nào nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời

Bề mặt sao Thủy giống với Mặt trăng

Bề mặt hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời có rất nhiều hố to nhỏ lởm chởm giống với mặt trăng. Hành tinh này đã bị bắn phá bởi các sao chổi và thiên thạch trong thời gian ngắn sau khi được hình thành. Trong giai đoạn bắn phá thứ 2, trên toàn bộ bề mặt sao thủy xuất hiện các hố va chạm.

Một đặc điểm khác trên bề mặt sao thủy đó là sự xuất hiện của những vách núi cắt qua đồng bằng. Khi lõi hành tinh này lạnh đi, lớp vỏ co lại và khiến địa hình bề mặt bị biến dạng, sụt xuống tạo thành những vách đá.

Mặc dù là hành tinh có kích thước nhỏ và vận tốc quay quanh trục chậm nhưng Thủy tinh có từ trường đáng chú ý và phân bố trên toàn bộ hành tinh này. Theo các nhà khoa học, từ trường của sao thủy đủ mạnh để làm chệch hướng gió mặt trời quay quanh hành tinh này, tạo ra từ quyển.

Sao Thủy chính là hành tinh đầu tiên tính từ hệ mặt trời, có kích thước nhỏ nhất. Đằng sau những nghiên cứu của giới khoa học thì hành tinh này có rất nhiều điều bí ẩn, thú vị.

Hành tinh nào nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời

Sao thủy là hành tinh nhiều sắt nhất hệ mặt trời

Như đã đề cập, đường kính của sao thủy chỉ khoảng 4.879,4km; con số này bằng 0,383 lần đường kính của Trái đất và thậm chí còn nhỏ hơn vệ tinh Ganymede của sao Mộc và Titan của sao Thổ.

Khối lượng sắt chiếm tỷ lệ lớn trong cấu tạo của sao thủy. Theo đó, đây không chỉ là hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời mà còn là hành tinh có nhiều sắt nhất. Theo các nhà khoa học, trong những ngày đầu hình thành hệ mặt trời, các hạt sắt đã bị từ trường của mặt trời hút vào. Khi các hành tinh hình thành thì những hành tinh ở gần mặt trời sẽ nhận nhiều mạt sắt hơn những hành tinh ở xa. Cùng với sao kim thì sao Thủy không có vệ tinh tự nhiên, trong khi các hành tinh khác đều có.

Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất, cùng với khối lượng nhỏ nên khí quyển của nó rất mỏng và không thể giữ nhiệt được. Chính vì thế, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm tại hành tinh này rất lớn; ban đêm nhiệt độ có thể xuống mức -173 độ nhưng ban ngày có thể lên tới 427 độ. Tính ra, biên độ nhiệt trung bình giữa ngày và đêm trên sao thủy lên đến 600 độ.

Cùng do bầu khí quyển mỏng nên sao thủy không có các mùa trong năm như Trái đất. Quỹ đạo của hành tinh nhỏ nhất hệ mặt trời là hình elip cực hẹp với bàn kính trục chính là 70 triệu km, bán kính trục phụ là 46 triệu km. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiệt độ trên sao Thủy có sự chênh lệch lớn như vậy.

Tốc độ quay quanh mặt trời của hành tinh này rất nhanh, khoảng 88 ngày trái đất. Trong khí đó, sao thủy cần 58 ngày trái đất để tự quay quanh trục của mình. Như vậy, thời gian 1 năm trên sao thủy rất nhanh, chỉ 88 ngày so với 365 ngày như trái đất; tuy nhiên 1 ngày tại sao thủy lại dài khủng khiếp, ước chừng bằng khoảng 2 tháng trái đất. Nói đơn giản, 1 ngày của hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời này dài khoảng 2/3 năm.

Phần lớn bề mặt sao thủy được dung nham khô bảo thủy nên xuất hiện nhiều vết nứt, hoặc những vách đá khổng lồ. Trong đó, vách lớn nhất dài hơn 1000km, cao khoảng 3km. Sao thủy có lượng lớn miệng núi lở trên bề mặt nhiều hơn bất kỳ hành tinh nào thuộc hệ mặt trời. Điểm đặc biệt là phần lớn các miệng núi lửa trên sao thủy đều được đặt tên theo các nhà văn, nghệ sĩ nổi tiếng.

Hành tinh nào nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời

Sao Thủy được đặt tên theo vị thần đưa tin của Hy Lạp

3000 năm TCN, con người đã biết đến sao sự hiện diện của sao Thủy. Bởi hành tinh này nằm trong quỹ đạo Trái đất nên khi nhìn từ Trái đất, chúng ta chỉ có thể thấy vào rạng sáng sớm hoặc chiều tối chứ không thể thấy vào ban đêm. Do đó, người La mã đã lấy tên của vị thần Mercurius đặt cho hành tinh này. Có lẽ do họ đã nhận thấy tốc độ nhanh của sao thủy nên đã đặt tên như vậy.

Những hiểu biết về sao thủy cho đến nay vẫn còn hạn chế, nguyên nhân là do khó khăn trong việc tiếp cận hành tinh này. Tính đến nay mới chỉ có 2 tài thăm dò mon men chinh phục sao thủy, đó là tài Mariner 10 giai đoạn 1974-1975 và tài Messenger được phóng lên vào vào ngày 3/8/ 2004.

Riêng tàu Messenger, sau khi tới quỹ Sao thủy ngày 17/3/2011, tàu đã thực hiện nhiệm vụ quan sát, nghiên cứu thông tin địa chất. Tàu đã quay hết quãng đường 7.8 tỉ km trong hơn 6 năm để đến được hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời và là tàu thăm dò vũ trụ đầu tiên thâm nhập được vào quỹ đạo sao Thủy.

Tàu Messenger đã kết thúc nhiệm vụ của mình bằng cách đâm vào sao Thủy ngày 30/4/2015. Sau hơn 4 năm hoạt động, tàu đã cung cấp nhiều dữ liệu có giá trị và hơn 100.000 bức ảnh về hành tinh này. Một trong những phát hiện lớn nhất của tàu Messenger chính là khối băng khổng lồ vùng cực bắc, nơi trên sao Thủy không bị mặt trời chiếu sáng.

Như vậy chúng tôi tôi đã giới thiệu đến bạn những thông tin cần biết về hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời trên đây. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về lĩnh vực thiên văn, vũ trụ. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật các bài viết mới nhất nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.