Hao mòn tài tư bản cố định là gì năm 2024

Khấu hao tài sản cố định là một trong các vấn đề được doanh nghiệp quan tâm. Trong bài viết hôm nay, cùng iHOADON tìm hiểu khấu hao tài sản cố định là gì và cách tính khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) nhé.

1. Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) là gì?

Hao mòn tài tư bản cố định là gì năm 2024

Hiểu rõ về khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

Khấu hao tài sản cố định là việc định giá, phân bổ một các hợp lý và có hệ thống giá trị của TSCĐ khi giá trị của các tài sản đó bị giảm dần vì hao mòn tự nhiên hoặc sự tiến bộ về công nghệ sau một khoảng thời gian sử dụng.

Trước khi thực hiện tính khấu hao TSCĐ cần xác định tài sản cố định đó được mua mới hay đã sử dụng và thời gian mua để thực hiện tính khấu hao. Hay còn gọi là thời điểm chính thức doanh nghiệp đó đưa tài sản cố định vào quy trình sản xuất.

Doanh nghiệp có thể chủ động quyết định thời gian tính khấu hao, tuy nhiên thời gian này phải dựa trên khung thời gian khấu hao được Bộ Tài chính quy định. Khi sử dụng, doanh nghiệp cần phải có thông báo về tình trạng/thời gian tính khấu hao đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Mỗi loại TSCĐ sẽ có khung thời gian tính khấu hao TSCĐ riêng.

2. Cách tính khấu hao tài sản cố định theo quy định

.jpg)

Cách tính khấu hao TSCĐ theo quy định

2.1. Tính khấu hao theo đường thẳng

Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng là phương pháp theo mức tính ổn định hàng năm trong suất quá trình sử dụng tài sản. Phương pháp tính khấu hao này phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh.

Tính theo thời gian hàng tháng:

Mức trích khấu hao hàng tháng = mức tính khấu hao năm/12

Tính theo thời gian hàng năm:

Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá TSCĐ/Thời gian trích khấu hao (Thời gian trích phụ thuộc vào khung thời gian được quy định tại Thông tư 45)

Trong trường hợp doanh nghiệp mua tài sản và sử dụng ngay trong tháng thì sử dụng công thức sau:

Mức trích khấu hao theo tháng phát sinh = Mức trích khấu hao theo tháng/Tổng số ngày của tháng phát sinh x số ngày sử dụng

Lưu ý:

Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày trong tháng phát sinh - Ngày sử dụng + 1

2.2. Tính khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ và có sự thay đổi nhanh chóng, phát triển. Doanh nghiệp phải thỏa mãn 02 điều kiện sau để áp dụng phương pháp này:

- Tài sản cố định phải mới và chưa qua sử dụng;

- Tài sản cố định là những loại máy móc hoặc thiết bị, dụng cụ để thực hiện đo lường, thí nghiệm

Tính khấu hao hàng năm được xác định theo công thức sau:

Mức trích khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh

Theo đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao được xác định theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao được xác định theo phương pháp đường thẳng (%) = 1/Thời gian trích khấu hao x 100

Hệ số điều chỉnh được quy định theo thời gian trích khấu hao, cụ thể:

- 4 năm thì hệ số điều chỉnh là 1,5

- Từ 4 - 6 năm thì hệ số điều chỉnh là 2

- Trên 6 năm thì hệ số điều chỉnh là 2,5

2.3. Tính khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Doanh nghiệp phải thỏa mãn 03 điều kiện sau mới có thể áp dụng phương pháp tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm này:

- TSCĐ phải có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất sản phẩm;

- Xác định tổng khối lượng, số sản phẩm được tạo ra bởi TSCĐ đó;

- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm của TSCĐ không được thất hơn 100% công suất thiết kế.

Công thức tính được xác định

Mức trích khấu hao hàng tháng/năm = Số lượng sản phẩm sản xuất x Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm

Theo đó:

Mức trích khấu hao bình quân = nguyên giá TSCĐ/Số lượng theo công suất thiết kế

3. Khung thời gian khấu hao tài sản cố định

Khung thời gian khấu hao tài sản cố định được quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính nhằm xác định thời gian tính khấu hao cho mỗi loại tài sản cố định chính xác nhất.

.jpg)

Hao mòn tài tư bản cố định là gì năm 2024
Hao mòn tài tư bản cố định là gì năm 2024

4. Các loại tài sản cố định (TSCĐ) không cần phải trích khấu hao

.jpg)

Các loại TSCĐ không cần trích khấu hao theo Thông tư 45

Khấu hao tài sản cố định được quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính năm 2013. Hiện nay, tất cả tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những tài sản được quy định sau.

- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang được tiếp tục sử dụng;

- TSCĐ khấu hao chưa hết nhưng bị mất;

- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý, nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (Trừ TSCĐ thuê tài chính);

- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi, phục vụ người lao động của doanh nghiệp;

- TSCĐ từ nguồn viện trợ và không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học;

- TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài;

- Các TSCĐ loại 6 được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này thì không phải trích khấu hao. Chỉ cần mở sổ chi tiết nhằm theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.

Trên đây là nội dung liên quan đến khấu hao tài sản cố định và cách tính khấu hao theo quy định pháp luật. Nếu bạn đọc có thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ tổng đài để được tư vấn thêm.

Hao mòn lũy kế tài sản cố định là gì?

Trong kế toán, hao mòn lũy kế TSCĐ là tổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ. Cuối mỗi tháng, kế toán phải trích khấu hao TSCĐ cho các bộ phận.

Hào môn hữu hình của tư bản cố định là gì?

Có hai loại hao mòn tư bản cố định: + Hao mòn hữu hình:là hao mòn về vật chất, hao mòn về cơ học có thể nhận thấy. Loại hao mòn này chỉ xuất hiện đối với tư bản cố định hữu hình. Biểu hiện hao mòn hữu hình là tư bản cố định giảm dần về mặt giá trị sử dụng và kéo theo là giá trị cũng bị giảm.

Quỹ khấu hao tài sản cố định là gì?

Quỹ khấu hao tài sản cố định là một nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định trong các doanh nghiệp. Trên thực tế khi chưa có nhu cầu đầu tư mua sắm tài sản cố định các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng linh hoạt quỹ này để đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh của mình.

Hao mòn tài sản cố định là tài khoản điều chỉnh cái gì?

- Tài khoản hao mòn tài sản cố định (TK 214): Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại tài sản cố định và bất động sản đầu tư trong quá trình sử dụng do trích khấu hao tài sản cố định, bất động sản đầu tư và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của tài ...