Hay nêu cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ trong những bài ca dao than thân đã học

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

- Người phụ nữ bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền lựac chọn hạnh phúc cho mình:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

- Ngay từ lúc sinh ra, được là người họ đã bị xã hội định đoạt, bị cha mẹ gả bán, họ không có sự lựa chọn nào khác:

“Thân em như con cá rô thia

 Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu"

=> Câu ca dao nào cũng đầy ai oán, số phận nào cũng được ví bằng những thứ bé nhỏ, tầm thường, đó là sự ý thức, sự phản kháng của những con người triền miên bất hạnh. Họ có quyền được sống, được tự do yêu đương, nhưng xã hội đã chà đạp lên quyền của họ, chỉ cho họ một cuộc đời lầm lũi, chua cay.

- Người con gái đi lấy chồng cuộc sống như khép lại, chỉ thấy một sự trói buộc đến phũ phàng, có khi bị đánh đập, bị đối xử tệ bạc.

“Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra”

 => Có thể nói, những bài ca dao than thân trách phận không chỉ là lời than thở vì cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay, mà còn là tiếng nói phản kháng, tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận chung

Bài mẫu

 Bài tham khảo số 1

      Kho tàng văn học dân gian Việt Nam luôn là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Cùng với các thể loại khác, ra đời trong xã hội cũ, ca dao diễn tả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước... không chỉ là lời ca yêu thương tình nghĩa, ca dao còn là tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng của người Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ trong xã hội cũ.

      Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã chà đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền “năm thê bảy thiếp”, được nắm quyền hành trong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải làm lụng, vất vả cung phụng chồng con, một nắng hai sương mà cuộc đời thì tăm tối. Họ phải cất lên tiếng nói của lòng mình.

“Thân em như tấm lụa đào

 Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

       Tiếng nói đầy mặc cảm, cay đắng. Người phụ nữ ví mình như một tấm lụa được người ta bày bán giữa chợ. Thân phận họ cũng chỉ là vật giữa chợ đời bao người mua. Thân phận họ bé nhỏ và đáng thương quá đỗi. Hai từ “thân em” cất lên sao xót xa, tội nghiệp. Xã hội lúc bấy giờ đâu cho họ được tự do lựa chọn, ngay từ lúc sinh ra, được là người họ đã bị xã hội định đoạt, bị cha mẹ gả bán, họ không có sự lựa chọn nào khác:

“Thân em như con cá rô thia

 Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu"

      Không một lối thoát nào mở ra trước mắt, họ cảm thấy cuộc đời chỉ là kiếp nô lệ, bốn phía lưới giăng. Hình ảnh “Tấm lụa đào”, hay “con cá rô thia” trong hai câu ca dao trên là hình ảnh so sánh nghệ thuật. Hình ảnh này cho ta liên tưởng tới sự tầm thường, bé nhỏ của thân phận người phụ nữ: tấm lụa thì đem ra đổi bán, con cá rô thia thì được vùng vẫy đây nhưng chỉ trong chiếc ao tù. Hình ảnh con cá rô thia cho ta nghĩ đến người phụ nữ trong sự bủa vây của truyền thống, tập tạc, quan niệm phong kiến bao đời hà khắc, đến hạnh phúc của mình cũng không được quyền quyết định:

“Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy

 Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa

 Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa

Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời,

Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,

Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan”...

        Bao khát khao bị kìm hãm, hạnh phúc lứa đôi bị rào cản phong tục đè nén, họ ngẫm mình và cất lên tiếng than cay đắng.

“Thân em như miếng cau khô

 Người thanh chuộng mỏng, người khô tham dày”

      Câu ca dao nào cũng đầy ai oán, số phận nào cũng được ví bằng những thứ bé nhỏ, tầm thường, đó là sự ý thức, sự phản kháng của những con người triền miên bất hạnh. Họ có quyền được sống, được tự do yêu đương, nhưng xã hội đã chà đạp lên quyền của họ, chỉ cho họ một cuộc đời lầm lũi, chua cay.

“Năm nay em đi làm dâu

Thân khác gì trâu mang theo ách

Năm nay em đi làm vợ

Thân mang cày, dây khiến không biết ai?

Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm.”

       Người con gái trong bài ca dao H’mông này đang than thân trách phận mình khi “xuất giá tòng phu’’. Họ lấy chồng, không phải vì hạnh phúc mà để làm một con vật lao động trong nhà chồng, một con vật suốt đời “theo ách” như trâu mang. Cuộc sống như khép lại trước mắt họ, chỉ thấy một sự trói buộc đến phũ phàng:

“Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra”

     Có khi họ bị chồng đánh đập:

“Cái cò là cái cò quăm

Mày hay đánh vợ mày nằm với ai"

     Có khi bị chồng phụ bạc:

“Nhớ xưa anh bủng anh beo

Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh

Bây giờ anh mạnh anh lành

Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi."

        Ở lĩnh vực nào người phụ nữ xưa cũng không được quyền hạnh phúc. Cuộc sống không có tự do, tình yêu không được công nhận, hôn nhân không được định đoạt, quan hệ vợ chồng không được tôn trọng... Ở mặt nào họ cũng bị vùi dập xô đẩy, cũng không được quyền lên tiếng lựa chọn. Đến cả sự tỏ bày tình yêu cũng vô cùng tội nghiệp.

“Thân em như củ ấu gai

 Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

Không tin bóc vỏ mà xem

Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi’’

      Ở câu than thân nào họ cũng ví mình thật tội nghiệp, nào là tấm lụa, nào là hạt mưa, nào là miếng cau khô, rồi củ ấu gai... thứ nào cũng nhỏ nhoi, tội nghiệp. Hạt mưa thì chẳng biết rơi vào đâu, miếng cau thì tùy người chọn, còn củ ấu thì có vẻ đẹp bên trong mà không ai biết. Bài ca dao này là một sự giãi bày của người phụ nữ. Người phụ nữ muốn xã hội công nhận giá trị của mình, nhưng vẫn đầy tự ti: “Không tin bóc vỏ mà xem, ăn rồi mới biết là em ngọt bùi”. Một sự mời mọc ngập ngừng.

      Có thể nói, những bài ca dao than thân trách phận không chỉ là lời than thở vì cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay, mà còn là tiếng nói phản kháng, tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Xem các bài tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

Bài tham khảo số 3

Loigiaihay.com

    Đề văn này yêu cầu học sinh trình bày những suy nghĩ về cảm xúc của mình về vấn đề thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

    Cần dựa vào những tri thức chung về số phận người phụ nữ trong những bài ca dao đã học. Cụ thể là:

- Phụ nữ là những người chân yếu tay mềm và theo quan niệm cũ, người phụ nữ không có quyển bình đẳng với nam giới. Họ thường không tự được quyết định số phận của mình mà phụ thuộc vào cha mẹ. Chồng, con và quan niệm xã hội. Họ thường bị đối xử bạc tình, bạc nghĩa, đôi khi còn bị đánh đập.

- Dựa vào các bài ca “Thân em như hạt mưa rào”, “Thân em như hạt mưa sa”, “như miếng cau khô”, như “tấm lụa đào”... phân tích các hình ảnh biểu trưng để thấy nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Loigiaihay.com

Đề bài: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân

1. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân, mẫu số 1:

Trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa, những người phụ nữ không được coi trọng, họ bị rẻ rúng, bị tước đoạt hạnh phúc và phải chịu những bất công, định kiến tàn nhẫn.

Bài làm:

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam luôn là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Cùng với các thể loại khác, ra đời trong xã hội cũ, ca dao diễn tả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước... không chỉ là lời ca yêu thương tình nghĩa, ca dao còn là tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng của người Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng "trọng nam khinh nữ" đã chà đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền "năm thê bảy thiếp", được nắm quyền hành trong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải làm lụng, vất vả cung phụng chồng con, một nắng hai sương mà cuộc đời thì tăm tối. Họ phải cất lên tiếng nói của lòng mình.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

2. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân, mẫu số 2:

Qua những câu ca dao than thân, chân dung và số phận bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được bộc lộ một cách rõ nét.

Bài làm:

Ca dao là tiếng hát cất lên từ cõi lòng những người bình dân. Trong đó, có không ít những câu ca thể hiện nỗi lòng của những người phụ nữ. Họ là những người bị coi thường trong chế độ xã hội phụ quyền với tư tưởng"trọng nam khinh nữ". Qua những bài ca dao than thân về thân phận những người phụ nữ trong xã hội cũ, phần nào tôi hiểu được nỗi đau khổ mà họ phải chịu đựng.

Trong xã hội ấy, họ bị tước đi những quyền lợi cơ bản của con người. Họ bị biến thành nô lệ cho những luật lệ, những ràng buộc nghiêm khắc của lễ giáo phong kiến và những quan niệm cổ hủ lạc hậu. Họ không có quyền quyết định số phận mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác bởi quy định "tam tòng" quá nghiêm khắc của Nho giáo "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" [ở nhà theo bố mẹ, lấy chồng nghe lời chồng, chồng chết phụ thuộc con]. Điều giàng buộc ấy dẫn theo bao nhiêu bất hạnh của người phụ nữ, vì thế họ cất lên tiếng hát thân thở về thân phận bị động của mình:

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

3. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân, mẫu số 3:

Những người phụ nữ xưa vốn không có quyền tự định đoạt hạnh phúc cho mình, họ phải chịu những đối xử bất công và phải tuân thủa những khuôn phép chật hẹp, giáo điều lạc hậu.

Bài làm:

Hình ảnh người phụ nữ và thân phận long đong như thân cò mò mẫn xuất hiện rất nhiều trong thơ văn, đặc biệt trong ca dao dân ca Việt Nam thì hình ảnh này lại được tác giả dân gian lựa chọn đặc tả rất hay và những câu ca ấy luôn đi cùng năm tháng.

Đặc biệt người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là những người phải chịu nhiều thiệt thòi, áp bức bóc lột của giai cấp cường quyền, thậm chí cuộc đời họ vướng vào nhiều chông gai, sóng gió. Người phụ nữ mang vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng với tâm hồn và tình yêu trong sáng nhưng họ luôn bị các thế lực tàn bạo vùi dập một cách không thương tiếc. Sự bất công dưới chế độ không kiến càng được hiện hữu rõ khi theo tư tưởng "trọng nam khinh nữ", họ chỉ coi phụ nữ như tầng lớp cuối của xã hội không có chỗ để họ vực dậy đấu tranh.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

4. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân, mẫu số 4:

Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ được nhắc đến trong rất nhiều những câu ca dao, câu tục ngữ xưa, đặc biệt là những câu ca dao than thân.

Bài làm:

Có thể khẳng định rằng lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tâm hồn của dân tộc đó. Những câu ca điệu hát từ thời xa xưa đã giúp những người lao động bình dân gửi gắm biết bao nỗi niềm tâm tư sâu kín. Và trong thế giới tâm hồn đầy sắc màu đó, lắng sâu hơn cả vẫn là những vần thơ về hình ảnh người phụ nữ. Họ được đề cập đến ở nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau nhưng có thể thấy rằng xuất hiện với tần suất khá cao là những câu ca dao than thân, đặc biệt là những câu ca ngắn gọn mở đầu bằng hai chữ "Thân em":

Thân em như tấm lụa đàoPhất phơ giữa chợ biết vào tay ai.Thân em như hạt mưa saHạt vào đài các hạt ra ruộng cày.Thân em như giếng giữa đàngNgười khôn rửa mặt người phàm rửa chân.Thân em như trái bần trôi

Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu.

Hai tiếng "thân em" cất lên thật ngậm ngùi, xót xa gợi lên những thân phận nhỏ bé, hẩm hiu của những người phụ nữ ngày xưa dưới thời phong kiến. Chế độ xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng trăm năm với những quan niệm bất công, khắt khe với người phụ nữ: "Tại gia tòng phụ , xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" - một thân phận hoàn toàn bị phụ thuộc.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

Bên cạnh bài văn mẫu Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân, các em có thể tham khảo thêm: Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ; Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương; Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương; Phân tích đoạn trích chị em Thúy Kiều; Phân tích vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương.

Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ Lời chúc 8/3 hay và hài hước 2018 Kể về tình cảm của bố mẹ, người thân đối với em. Người ấy sống mãi trong lòng tôi Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em

Video liên quan

Chủ Đề