Hệ thống ba bậc của phương pháp luận nghiên cứu

Phương pháp luận là một khái niệm hay thường gặp trong nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trong nghiên cứu khoa học, rất nhiều bạn học vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm phương pháp và phương pháp luận. Căn nguyên của vấn đề này là chúng ta chưa thực sự nắm rõ bản chất khái niệm cũng như ý nghĩa phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Đừng lo lắng, trong bài viết này Luận Văn 2S sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này. Cùng theo dõi nhé.

Có thể bạn quan tâm:

→ Hướng dẫn viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp luận (Methodology) là gì?

Phương pháp luận hay lý luận về phương pháp (tiếng Anh: Methodology) là hệ thống cơ sở lý luận cho phương pháp nghiên cứu. Bao gồm những nguyên tắc, quan điểm xuất phát từ một lý thuyết hoặc một hệ thống lý luận nhất định (trước hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan) để chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cũng như trong việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp ấy phù hợp với mục tiêu của bạn, đem lại hiệu quả tối đa. Hay nói cách khác, phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, nhân sinh quan và thế giới quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra

Chẳng hạn như: bạn muốn biết về kinh nghiệm khi mua thực phẩm ở Hoa Kỳ, bạn sẽ sử dụng phương pháp luận hiện tượng học (khoa nghiên cứu về những bản chất của một hiện tượng cụ thể) và từ đó bạn có thể chọn ra phương pháp đem lại hiệu quả tốt nhất từ các phương pháp khác nhau để thu thập dữ liệu này. Từ đó, bạn có thể thực hiện một cuộc điều tra theo ngữ cảnh mua sắm cùng với những người tham gia; bạn cũng có thể phỏng vấn một số ít người tham gia và yêu cầu họ kể lại trải nghiệm mua sắm tạp hóa gần đây nhất của họ; hoặc bạn có thể chọn thực hiện khảo sát và đặt câu hỏi tương tự cho hàng trăm người tham gia. Bởi vì cuộc điều tra theo ngữ cảnh giúp nhà nghiên cứu tiến gần hơn đến bối cảnh thực tế, kết quả có thể được coi là mạnh mẽ hơn và có thể chuyển nhượng hơn trong tương lai.

Hệ thống ba bậc của phương pháp luận nghiên cứu
Khái niệm phương pháp luận (Methodology)

Một số ví dụ về phương pháp luận:

    • Phương pháp Hiện tượng học (Phenomenology) 
    • Phương pháp Dân tộc học (Ethnography)
    • Phương pháp Lý thuyết cơ sở (Grounded Theory)

Phân loại phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Phương pháp luận được phân loại theo cấp độ và chia thành 2 loại chính:

Phương pháp luận chung 

  • Phương pháp luận chung nhất: Phương pháp luận chung nhất khái quát các nguyên tắc, quan điểm chung nhất. Là cơ sở để xác định phương pháp luận chung và phương pháp luận ngành. Phương pháp luận chung nhất phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa học là triết học. Triết học Mác-Lênin là phương pháp luận đáp ứng những đòi hỏi của nhận thức khoa học hiện đại cũng như hoạt động cải tạo và xây dựng thế giới mới.
  • Phương pháp luận chung: Dùng để xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm ngành có đối tượng nghiên cứu chung. 

Phương pháp luận bộ môn (ngành)

Là phương pháp luận sử dụng cho các ngành/bộ môn khoa học cụ thể (chẳng hạn như ngành toán học, văn học, kinh tế học, vật lý học, sinh vật học, kiểm toán…). Do đó, phương pháp luận bộ môn sẽ được làm sáng tỏ khi nghiên cứu những môn học tương ứng.

Luận Văn 2S hiện đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn tại Tp HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội… Nếu như trong quá trình viết tiểu luận, luận văn các bạn gặp thắc mắc về phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, xử lý số liệu… hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé. Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực viết thuê cùng với đội ngũ chuyên viên học thuật có chuyên môn cao. Chắc chắn chúng tôi sẽ xử lý bài luận của bạn đạt kết quả như ý!

Ý nghĩa phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp luận là một phần vô cùng quan trọng. Bởi bản chất của nghiên cứu khoa học là việc luôn sáng tạo và không có giới hạn trong sự phát triển. Việc hoàn thiện Phương pháp luận nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở, tiền đề giúp nhà khoa học, nhà chuyên môn trong các lĩnh vực tìm ra cách tiếp cận mới, tìm ra các phương pháp nghiên cứu mới từ đó xác định hướng đi trong tiến trình nghiên cứu một công trình, một đề tài nghiên cứu khoa học. Mang đến những tri thức có giá trị đối với lý luận và thực tiễn giúp nâng cao nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. 

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là công cụ giúp nhà khoa học, nhà quản lý và thực hành sáng tạo khoa học làm sáng tỏ bản chất và hoạt động nghiên cứu khoa học bởi nó chính là là kết quả của quá trình khái quát lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu khoa học. Không những thế, phương pháp luận còn có nghĩa đối với các nhà nghiên cứu bởi nó thể hiện cơ chế tư duy sáng tạo trong nhận thức cũng như các kỹ năng thực hành sáng tạo của họ.

Trên đây Luận Văn 2S đã cung cấp đến bạn đọc các kiến thức xoay quanh khái niệm, phân loại và ý nghĩa của phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Methodology). Hy vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức hữu ích áp dụng cho công việc học tập nói chung và viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn nói riêng. Đừng quên liên hệ với chúng tôi khi bạn cần sự trợ giúp nhé!

Phương pháp nghiên cứu khoa học là những vấn đề chính quan trọng trong nhiều đề tài luận văn hiện nay. Trong bài viết này, Luận văn Việt sẽ phân tích sâu những kiến thức về các phương pháp nghiên cứu khoa học. Đưa ra những đặc điểm về từng phương pháp để bạn có những nhận định chi tiết nhất về chúng. 

Hệ thống ba bậc của phương pháp luận nghiên cứu
Khái niệm phương pháp nghiên cứu khoa học

1. Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học được định nghĩa là các hoạt động, phương thức mà người nghiên cứu sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong quá trình nghiên cứu của mình.

Trong quá trình nghiên cứu, chủ thể nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học tác động lên đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu cụ thể về đặc điểm, bản chất, xu hướng của đối tượng. Từ đó tìm hiểu, đưa ra các kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 

Phương pháp nghiên cứu khoa học có chủ thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu xác định. Chủ thể nghiên cứu sử dụng các cách thức, thủ thuật nhằm khám phá các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.

Có các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Mỗi phương pháp lại có những đặc điểm riêng. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ được giới thiệu cụ thể trong phần hai của bài viết này.

2. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cũng có những đặc điểm nhất định. Đặc điểm của các phương pháp nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào đặc điểm của từng nghiên cứu khoa học. 

Phương pháp nghiên cứu khoa học được chia ra thành nhiều cấp bậc khác nhau. 

  • Phương pháp luận: là hệ thống các quan điểm chỉ đạo nghiên cứu khoa học. Đây là phương pháp được áp dụng trong tất cả các loại nghiên cứu khoa học. 
  • Phương pháp hệ: Nhằm thực hiện một nghiên cứu khoa học xác định, người nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau. 
  • Phương pháp cụ thể: Đây là các cách thức cụ thể mà người nghiên cứu sử dụng để nghiên cứu khoa học. 
Hệ thống ba bậc của phương pháp luận nghiên cứu
Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học

Đặc điểm chung của các phương pháp nghiên cứu khoa học như sau: 

  • Tính khách quan và chủ quan: Các phương pháp nghiên cứu khoa học thường được áp dụng trên một lượng lớn đối tượng nghiên cứu nên kết quả thu được mang tính khách quan. Song lại được đánh giá dựa trên quan điểm của chủ thể nghiên cứu, mang đến tính chủ quan cho kết quả.
  • Tính mục đích, có nội dung cụ thể, mục tiêu xác định: các loại phương pháp nghiên cứu đều thực hiện các nhiệm vụ nhất định trong một nghiên cứu khoa học.
  • Tính logic và kế hoạch: các phương pháp trong nghiên cứu khoa học là những hoạt động được tổ chức một cách hợp lý, khoa học để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra trước đó.

Cuối cùng, các phương pháp nghiên cứu luôn cần có sự hỗ trợ của các công cụ và phương tiện kỹ thuật nhất định. Chúng sẽ giúp hoạt động diễn ra dễ dàng và đạt được những hiệu quả cao hơn.

3. Phân loại các phương pháp nghiên cứu khoa học

Dựa vào cách thức thực hiện mà các phương pháp nghiên cứu khoa học được chia thành 3 loại. Đó là: phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp toán học.

3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp nghiên cứu chủ yếu thu thập thông tin qua các tài liệu hay văn bản. Trong phương pháp này, chủ thể nghiên cứu tham khảo, tìm kiếm thông tin ở các văn bản liên quan. Từ đó, bằng các tư duy logic rút ra kết luận cụ thể. 

Dưới đây là 5 phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

3.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Hệ thống ba bậc của phương pháp luận nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết là phương pháp phân chia các thông tin thu thập được thành các bộ phận riêng biệt từ những tài liệu có sẵn. Từ đó, phát hiện ra những xu hướng hay đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 

Trong phương pháp này, những thông tin quan trọng liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu của nghiên cứu khoa học sẽ được lựa chọn và lưu lại. Đây là phương pháp liên kết, sắp xếp tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu được. Từ đó tạo tiền đề, hệ thống lý thuyết về chủ đề của nghiên cứu.

Tham khảo ngay: Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học

3.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Phân loại lý thuyết là phương pháp sắp xếp các tài liệu đã thu thập thành một hệ thống chặt chẽ. Phân chia chúng thành từng đơn vị và từng vấn đề khoa học cụ thể, có chung dấu hiệu hoặc cùng hướng phát triển.

Hệ thống hóa là phương pháp sắp xếp các tri thức khoa học thành hệ thống. Dựa trên cơ sở một mô hình lý thuyết cụ thể, khiến cho sự hiểu biết về đối tượng nghiên cứu trở nên toàn diện và sâu sắc hơn.

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết luôn đi liền với nhau. Có tác dụng làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này thường được sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề mang tính lý thuyết. 

3.1.3. Phương pháp mô hình hóa

Hệ thống ba bậc của phương pháp luận nghiên cứu
Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu bằng việc xây dựng các mô hình giả định về đối tượng. Mà trong mô hình đó, đối tượng nghiên cứu thể hiện các đặc điểm, bản chất hay xu hướng. 

Có thể hiểu rằng, phương pháp mô hình hóa chính là chuyển từ những kế hoạch trừu tượng thành các đối tượng cụ thể, thuận tiện hơn cho quá trình nghiên cứu. Việc này sẽ giúp tìm hiểu về những tác động của thực tiễn đối với đối tượng nghiên cứu.

Ví dụ : mô hình trường chuẩn quốc gia, mô hình chăn nuôi kết hợp,….

3.1.4. Phương pháp giả thuyết

Phương pháp giả thuyết là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán bản chất của đối tượng và tìm cách chứng minh dự đoán đó. Liệu rằng dự đoán, giả thuyết đó là đúng hay sai. 

Có hai cách được dùng để chứng minh giả thuyết trong phương pháp này: trực tiếp và gián tiếp. Có thể lấy ví dụ về phương pháp giả thuyết trong các bài toán hằng ngày.

Ví dụ: Để chứng minh xem liệu rằng điểm thi vào đại học của học sinh A có phải là 20 điểm hay không. Có thể căn cứ vào các điểm thành phần. Nếu điểm lý của học sinh là 8, điểm văn là 7 và điểm tiếng anh là 5 thì giả thuyết này là đúng. Đây là cách chứng minh trực tiếp.

Cách chứng minh gián tiếp thường sử dụng các phương pháp giải lập để chứng minh rằng giả thuyết là đúng. Nếu mệnh đề đối lập của giả thuyết là sai thì mệnh đề giả thuyết là đúng. 

3.1.5. Phương pháp lịch sử

Hệ thống ba bậc của phương pháp luận nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lịch sử

Phương pháp lịch sử là phương pháp tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu dựa trên quá trình hình thành và phát triển của nó. Bằng cách tìm nguồn gốc phát sinh cùng với các quá trình phát triển, biến hóa của đối tượng để tìm ra bản chất và quy luật của nó.

Phương pháp này thường được sử dụng để phân tích các tài liệu lý thuyết, chứng minh tính đúng đắn và phù hợp của lý thuyết với thời đại. Từ đây, hoàn thiện hơn các kiến thức về đối tượng nghiên cứu, hoàn thành mục đích nghiên cứu. 

Xem thêm: Lời cảm ơn trong nghiên cứu khoa học hay và ý nghĩa nhất

3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là một trong những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản. Trong phương pháp này, chủ thể nghiên cứu trực tiếp tác động vào các đối tượng nghiên cứu. Từ đó, các đối tượng nghiên cứu thể hiện, bộc lộ bản chất và quy luật vận động của đối tượng đấy. 

Các loại phương pháp nghiên cứu thực tiễn được chia thành: 

  • Phương pháp quan sát khoa học
  • Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
  • Phương pháp chuyên gia

Dưới đây là đặc điểm của từng phương pháp:

3.2.1. Phương pháp quan sát khoa học

Phương pháp quan sát khoa học là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác. Đây là phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất.

Phương pháp quan sát khoa học mang tính chủ quan của chủ thể nghiên cứu. Có nhiều cách để có thể quan sát đối tượng nghiên cứu: trực tiếp và gián tiếp. Cần lựa chọn cách thức quan sát phù hợp với từng đối tượng cụ thể. 

Ngoài chức năng thu thập thông tin, phương pháp quan sát khoa học còn giúp kiểm chứng thông tin và đối chiếu những kiến thức thu được với đối tượng nghiên cứu.

Hệ thống ba bậc của phương pháp luận nghiên cứu
Phương pháp quan sát khoa học

3.2.2. Phương pháp điều tra

Phương pháp điều tra là phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng phổ biến khi tìm hiểu đặc điểm của một nhóm đối tượng nghiên cứu lớn. Để phát hiện ra những quy luật, bản chất và xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu thì đây là một phương pháp hợp lý.

Một trong những đại diện tiêu biểu cho phương pháp điều tra chính là các bảng hỏi Anket. Mỗi cá thể trong nhóm đối tượng nghiên cứu cần thực hiện cung cấp thông tin bằng cách trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi Anket. Điều này sẽ giúp chủ thể nghiên cứu dễ dàng phân loại thông tin hơn.

3.2.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

Trong phương pháp này, các nhà khoa học dùng lý luận để xem xét lại những thành quả thu được trong thực tiễn, từ những kinh nghiệm trong quá khứ rút ra những kết luận bổ ích, phù hợp với thực tiễn và khoa học.

Phương pháp này được sử dụng với mục đích cải tiến các lý luận đã tìm ra trước đó, phát triển nó phù hợp với yêu cầu của hiện tại. 

Ví dụ: Kinh nghiệm giáo dục học sinh kém

Xem thêm: 100+ đề tài mẫu môn phương pháp nghiên cứu khoa học

3.2.3. Phương pháp chuyên gia

Đây là phương pháp nghiên cứu đỡ tốn thời gian và công sức nhất. Ở đây, người nghiên cứu sử dụng đội ngũ những người có trí tuệ cao và hiểu biết sâu rộng về chủ đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và phân tích nó. 

Trong phương pháp chuyên gia, người nghiên cứu sẽ xin ý kiến, đánh giá, nhận xét của họ về đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu và phát triển nghiên cứu khoa học.

Hệ thống ba bậc của phương pháp luận nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chuyên gia

3.3. Phương pháp toán học

Phương pháp toán học là phương pháp chủ thể nghiên cứu sử dụng tư duy logic toán học để xây dựng logic nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng trong hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học.  

Người nghiên cứu thường sử dụng các phép toán để hỗ trợ thống kê các kết quả, dữ liệu tìm kiếm được trong quá trình nghiên cứu, tổng hợp các thông tin thu được qua bảng hỏi anket. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nghiên cứu khoa học.

Trên đây là ba nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản thường xuyên được sử dụng. Đi kèm với đó là những phân tích về đặc điểm, bản chất của từng phương pháp. Mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về phương pháp nghiên cứu khoa học sau bài viết này!

Để có thể được giải đáp cụ thể hơn về các chủ đề liên quan đến luận văn, liên hệ ngay đến Dịch vụ Luận Văn Việt qua số điện thoại 0915 686 999, hoặc gửi email về địa chỉ:

Theo dõi trang web Luận Văn Việt để bổ sung thêm những kiến thức bổ ích và cải thiện luận văn của bạn nhé!

Tài liệu tham khảo

[1] GS – TS. Nguyễn Văn Lê: Phương pháp luận NCKH, Nxb trẻ 1995. 

[2] PGS – TS. Lưu Xuân Mới : Phương pháp luận NCKH, Nxb ĐHSP 2003. 

[3] Lê Tử Thành: Logic học & Phương pháp luận NCKH, Nxb trẻ 2006. 

[4] PGS – TS. Phạm Viết Vượng: Phương pháp luận NCKH, NxbGD 2004. 

[5] Các tạp chí: Giáo dục, Khoa học giáo dục, Tâm lý học, Dạy & học.

[6] GS-Ths Nguyễn Thiện Thắng: Một số vấn đề cơ bản về phương pháp luận NCKH giáo dục

Hệ thống ba bậc của phương pháp luận nghiên cứu

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!