Hiện tượng học sinh đánh nhau quay clip tung lên mạng vi phạm chuẩn mực nào

Chỉ trong vòng mấy ngày gần đây, riêng ở địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện 2 vụ việc học sinh nữ đánh nhau khiến cho dư luận bất bình.

Phải nói rằng tình trạng các nữ sinh đánh nhau, được quay clip và tung lên mạng internet ngày một nhiều là hiện thực rất đau lòng.

Đau lòng không chỉ thấy nữ sinh đánh nhau mà chính bản thân thầy cô giáo, nhà trường giờ đây cũng không thể áp dụng những biện pháp cứng rắn để xử lý học sinh khi vi phạm.

Học sinh Trường trung học phổ thông Quảng Xương 4 đánh bạn [Ảnh: Báo Lao động]

Báo động tình trạng nữ sinh đánh nhau

Ngày 18/11, một đoạn video clip xuất hiện trên mạng xã hội ghi lại cảnh một nữ sinh lớp 8 ở Trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi, phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa bị một số bạn giật tóc, dùng chân, dùng dép đánh liên tục vào người.

Điều đáng nói là trong khi nhiều bạn học không can ngăn mà còn hô hào “đánh đi” và quay clip để tung lên mạng xã hội.

Sự việc nữ sinh lớp 8 vừa xảy ra được mấy ngày thì đến ngày 20/11 lại xảy ra sự việc một học sinh lớp 11 Trường trung học phổ thông Quảng Xương 4 cầm mũ bảo hiểm đánh liên tục vào đầu một nữ sinh lớp 12 cùng trường.

Nguyên nhân dẫn đến sự việc là do 2 nữ sinh này mâu thuẫn chuyện cá nhân với nhau.

Cả 2 sự việc này cho thấy các nạn nhân gần như chỉ đứng im “chịu trận”, không dám kháng cự lại những người đang đánh mình.

Nhìn những hình ảnh trên clip khiến người xem không khỏi phải xót xa về cách hành xử của một bộ phận giới trẻ hiện nay khi mà các em đang là học sinh cùng trường, thậm chí cùng lớp với nhau.

Điều đau đớn nhất là những clip đánh nhau được đưa lên mạng xã hội thời gian qua chủ yếu là nữ sinh nhưng tính tình thì rất hung dữ và có những hành động tàn bạo với bạn của mình.


Có mâu thuẫn, 2 nữ sinh lớp 7 hẹn ra bãi đất trống đánh nhau

Tại sao những học trò đang ngồi trên trường phổ thông, đang hàng ngày lĩnh hội tri thức và nhân cách từ những lời giảng của thầy cô mà lại chà đạp lên nhân phẩm và thể xác của bạn bè mình như vậy?

Tra cứu trên mạng chỉ cần vài từ khóa chúng ta thấy có hàng trăm clip học sinh nữ đánh nhau trong những năm qua. Nhưng, có lẽ đây cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà thôi.

Rõ ràng, đây thực sự là một thực trạng đáng báo động về việc coi thường các chuẩn mực đạo đức, nhân cách con người của những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường!

Vì sao tình trạng bạo lực học đường ở nữ giới đang có chiều hướng gia tăng?

Tình trạng nữ sinh đánh nhau thì có nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó là tình trạng nhiều học sinh ngày nay được cưng chiều quá mức, ít phải lao động. Đặc biệt, khi các em ngồi ở nhà vẫn có thể giao lưu, trò chuyện với nhau qua điện thoại hay các mạng xã hội khác nhau.

Thực tế cho thấy, gần như học sinh ngày nay từ cấp Trung học cơ sở trở lên đều đang sử dụng các mạng xã hội như facebook, zalo...

Chỉ một vài lời bình phẩm về hình ảnh, vài câu đưa đẩy qua lại cũng dẫn đến xích mích với nhau, rồi hẹn gặp nhau ra một điểm vắng vẻ nào đó để hành hung bạn mình.

Một số em thì có hoàn cảnh không được hạnh phúc khi cha mẹ li hôn, dẫn đến gia đình tan nát nên có em chán nản rồi dẫn đến quậy phá, gây gổ với bạn bè của mình.

Một số em thì do cha mẹ bận mải kiếm sống, ít có thời gian gần gũi, quan tâm, giáo dục, không quản lý sát sao được giờ giấc của con em mình đang làm gì, đi đâu...

Để rồi, những tâm hồn trong trắng ấy sa dần vào những thói hư tật xấu, kết bè, kết bạn, tụ tập với những đối tượng xấu, tiếp cận với những clip có nội dung phản cảm, dung tục, đánh đấm…


Đại biểu Quốc hội quá bức xúc, không thể xem hết clip nữ sinh đánh nhau!

Điều đáng nói nhất là khi những clip đánh bạn có phần tàn nhẫn như thế nhưng thầy cô và nhà trường hiện nay rất khó xử lý mạnh tay như trước đây.

Bởi, theo quy định hiện nay thì mức xử lý kỷ luật học sinh nặng nhất cũng chỉ có thể buộc thôi học 1 tuần và chủ yếu được xử lý kỷ luật học sinh theo hướng tích cực.

Những mức kỷ luật khi vi phạm hiện nay, đó là: khuyên bảo, động viên; nhắc nhở, phê bình riêng đối với học sinh mắc khuyết điểm. Nhưng, những hình thức này đối với nhiều em xem như "nước đổ lá khoai".

Hoặc phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh để cùng thực hiện kế hoạch giáo dục, hỗ trợ học sinh sửa chữa khuyết điểm.

Một số hình phạt thường được áp dụng như: trực nhật, vệ sinh lớp học, trường học, dọn dẹp thư viện, trồng hoặc chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà trường...

Những biện pháp kỷ luật này nghe nhân văn nhưng theo quan điểm của cá nhân người viết, thực ra nó sẽ là con dao 2 lưỡi, giúp cho một số học sinh xem thường mức kỷ luật của nhà trường. Thầy cô đứng lớp thì không được phê bình học trò trước lớp nên đành phải thu mình lại trước học trò hư hỏng.

Chính từ không được xử lý nghiêm minh, một số gia đình thì cưng chiều con quá mức hoặc thờ ơ trước những sai phạm của con mình nên việc một số em có những hành động không đúng trước bạn bè cũng là điều tất yếu.

Những clip bạo lực, những video clip bạo hành bạn mình của một số nữ sinh vẫn xuất hiện thường xuyên trong thời gian qua khiến nhiều người phải xót xa…

Và, 2 sự việc nữ sinh ở Thanh Hóa đánh bạn dù mức độ tàn nhẫn như vậy nhưng nhà trường cũng chỉ có thể buộc các em này nghỉ học 1 tuần mà thôi!

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả

NGUYỄN NGUYÊN

Ngay sau khi 2 trẻ em bị đánh xảy ra tại Trường THCS Nguyễn Văn Tố, quận 10, ngoài đề nghị xử lý nghiêm đối tượng trực tiếp đánh trẻ em, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội [LĐ-TB-XH] TP Hồ Chí Minh còn đề nghị xử lý cả người quay clip và những người chứng kiến trẻ em bị đánh tại phòng giám thị của trường.

Về thông tin đề nghị xử lý người quay clip đăng lên mạng xã hội đã có nhiều người phản ứng cho rằng nếu không đăng clip lên mạng thì cơ quan chức năng không biết sự việc để vào cuộc xử lý, như vậy là phải tuyên dương mới đúng.

Đây không phải là duy nhất hay lần đầu những clip trẻ bị đánh được quay và đăng lên mạng, mà những năm qua tình trạng này xảy ra khá phổ biến. Nhiều clip quay học sinh bị đánh dã man nhưng không ít học sinh khác đứng xung quanh chứng kiến, cổ vũ và quay clip đăng lên mạng xã hội, gây bức xúc dư luận.

Nhiều người đứng xem, cổ vũ và quay phim bạn đánh nhau đăng lên mạng.

Về vấn đề này, tại toạ đàm “Thực trạng và giải pháp ngăn chặn nguy cơ người trẻ phạm tội” được Báo Thanh niên tổ chức ngày 15/4 tại TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Quang Thông, Tổng Biên tập Báo Thanh niên cho rằng, có tình trạng nhiều người có thái độ vô cảm, chứng kiến bạn bị đánh nhưng không can ngăn còn quay clip đưa lên mạng xã hội. Tất nhiên, cũng có người không vô cảm nhưng vì muốn có nhiều lượt thích và nhiều chia sẻ,... nên quay để đăng lên mạng; và yếu tố kinh tế mạng xã hội cũng là câu chuyện cần phải bàn dài hơi, một số người chỉ suy nghĩ vì lợi ích kinh tế của bản thân mà vô tình vô cảm.

Trao đổi với PV Báo CAND, bà Trần Thị kim Thanh - Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới – Sở LĐ-TB-XH TP Hồ Chí Minh cho biết nếu xảy ra vụ việc mà người chứng kiến không thể căn ngăn thì phải báo cơ quan chức năng. 

Trường hợp khi người dân quay clip trẻ bị bạo hành nên gửi cho cơ quan Công an, UBND xã/phường hay cơ quan chức năng khác như Hội bảo vệ quyền trẻ em,… Trường hợp cơ quan chức năng tiếp nhận thông tin của người dân mà không xử lý thì cơ quan đó bị xử lý còn nặng hơn.

Nhiều người chứng kiến hai trẻ em bị đánh nhưng không can ngăn.

Khi đăng những clip về trẻ lên mạng khi chưa được phép có thể bị người nhà của trẻ khiếu nại người đăng, vì mặc dù trẻ có vi phạm pháp luật nhưng hành vi đó chưa bị khởi tố, xét xử thì vi phạm quyền riêng tư.

Theo luật sư Phạm Văn Thạnh – Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh, trong bối cảnh dư luận bức xúc trước hành vi bạo lực của bảo vệ dân phố đánh 2 thiếu niên. Hành vi này bị dư luận lên án, cơ quan điều tra vào cuộc là đúng và kịp thời, vì quá phản cảm và kịp thời ngăn chặn để chấm dứt tình trạng này trong thời gian tới. Bởi người bảo vệ dân phố này có tư tưởng cho rằng mình có quyền, nhưng đó là lạm quyền, vi phạm pháp luật. Cần cảnh báo chung để chấm dứt không còn xảy ra tình trạng này. 

Sau khi quay phim đánh người, clip được đăng lên mạng mà không gửi cơ quan chức năng.

Pháp luật hiện nay chỉ quy định về "Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến đến tính mạng" theo Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau: Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp…

Trong vụ việc nêu trên, người quay clip với mục đích tố giác tội phạm, hiện chưa chứng minh được có vụ lợi hay không, nếu có vụ lợi sẽ xử lý nghiêm theo quy định. 

Clip quay đã cung cấp cho cơ quan điều tra làm căn cứ pháp lý, họ được coi là người làm chứng. Nghĩa vụ của người này là phải cung cấp clip, phối hợp khi cơ quan chức năng. Nếu cần thiết, có thể ra làm chứng, lấy lời khai làm cơ sở cho cơ quan nhà nước giải quyết vụ việc nên không coi là hành vi vi phạm pháp luật. 

Nguyễn Cảnh

Video liên quan

Chủ Đề