Học ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính

Có nhiều cách rất hiệu quả để giao tiếp với người điếc. Các phương pháp phổ biến nhất là đọc khẩu hình và ngôn ngữ ký hiệu, nhưng bạn cũng có thể sử dụng giấy bút, thông qua người phiên dịch hoặc thiết bị CART. Cho dù chọn bất cứ phương pháp nào, bạn cũng cần chú ý đến nguyên tắc chung về các quy ước khi giao tiếp với người điếc. Quan trọng nhất là thái độ lịch sự và tập trung.

  1. 1

    Ở trong tầm nhìn của họ. Khi giao tiếp với người điếc, bạn hãy cố gắng giữ tầm mắt của bạn ngang với tầm mắt của người đó. Bạn có thể ngồi xuống khi họ ngồi, hoặc đứng dậy nếu họ đang đứng. Nên giữ khoảng cách xa hơn so với khi nói chuyện bình thường một chút [1-2 mét]. Điều này là để đảm bảo họ nhìn được mọi cử chỉ của bạn.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu đang ở trong nhà, bạn cần đảm bảo căn phòng đủ sáng để họ nhìn rõ bạn.
    • Nếu ở ngoài trời, bạn nên quay mặt về phía ánh sáng mặt trời để gương mặt của bạn không bị sấp bóng và người kia không bị lóa mắt.
    • Tránh để bất cứ vật gì trong miệng hoặc gần miệng [kẹo cao su, bàn tay] khi đang nói.

  2. 2

    Nói chuyện với giọng và âm điệu bình thường. Bạn nên nói chuyện như bình thường với người điếc. Cách nói chuyện thì thầm hay hét to có thể làm méo khẩu hình và khiến họ khó đọc được lời của bạn. Tương tự, nếu bạn cố cường điệu cử động của miệng, người điếc sẽ khó hiểu hơn so với khi bạn nói chuyện tự nhiên.[2] X Nguồn tin đáng tin cậy State of Massachusetts Đi tới nguồn

    • Việc tăng âm lượng chỉ giúp ích khi người đó yêu cầu bạn làm như vậy.
    • Nói chậm hơn một chút nếu người đó đề nghị.

  3. 3

    Duy trì giao tiếp bằng mắt. Ánh mắt và biểu cảm trên gương mặt của bạn sẽ bổ sung cho giọng điệu và thái độ trong cuộc trò chuyện, vì vậy giao tiếp bằng mắt là một yếu tố quan trọng. Bạn nên cố hết sức không quay mặt đi khi nói chuyện.[3] X Nguồn tin đáng tin cậy State of Massachusetts Đi tới nguồn

    • Ngoài ra bạn cũng nên cố gắng đảm bảo rằng họ duy trì giao tiếp bằng mắt. Ví dụ, nếu bạn đang dạy họ cách sử dụng một vật và họ đang quan sát, hãy chờ cho họ nhìn vật đó xong rồi mới nói tiếp.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Nếu đang đeo kính râm, bạn hãy bỏ kính ra.
    • Nếu có thể thêm nét biểu cảm trên gương mặt để nhấn mạnh một điểm nào đó [mỉm cười, đảo tròng mắt, nhướng chân mày], bạn hãy làm như vậy khi phù hợp.

  4. 4

    Sử dụng các tín hiệu cử chỉ và hình ảnh. Việc kết hợp một số cử động của cơ thể hoặc đạo cụ trong giao tiếp cũng hữu ích. Bạn có thể chỉ [hành động chỉ tay nói chung không được xem là thô lỗ trong cộng đồng người khiếm thính] [6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn hay cầm một vật nào đó giơ lên khi nói chuyện, hoặc bắt chước các hành động [chẳng hạn như ăn, uống hoặc nhảy lên] để mình họa cho lời nói. Bạn có thể giơ các ngón tay để biểu thị các con số, làm động tác viết trên không để diễn tả rằng bạn đang viết thư, v.v…[7] X Nguồn tin đáng tin cậy State of Massachusetts Đi tới nguồn

  1. 1

    Xác định ngôn ngữ của bạn. Một số người điếc [tuy không phải là tất cả] sẽ dùng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng có ngôn ngữ ký hiệu của riêng họ. Các ngôn ngữ này rất khác với ngôn ngữ nói, và nhìn chung là không tuân theo vùng địa lý [ví dụ như ngôn ngữ ký hiệu Anh rất khác với ngôn ngữ ký hiệu Mỹ].

    • Ngôn ngữ ký hiệu cũng là ngôn ngữ tự nhiên, cũng có ngữ pháp và cú pháp riêng; ví dụ, cụm từ tiếng Anh "I give to you" [Tôi đưa cho bạn] là một từ [hoặc "ký hiệu"] trong ngôn ngữ ký hiệu Mỹ.

  2. 2

    Học các chữ cái và con số. Nếu chưa biết gì về ngôn ngữ ký hiệu, bạn có thể bắt đầu bằng cách học các chữ cái trong bảng chữ cái cũng như các con số. Khi thuộc được các chữ cái và con số, bạn có thể bắt đầu giao tiếp cơ bản với người điếc và sẽ thoải mái hơn với các ký hiệu.

  3. 3

    Thực hành các cụm từ thông dụng. Việc học một số các cụm từ quan trọng có thể giúp bạn giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu. Các cụm từ như "làm ơn," "cảm ơn," và "xin chào" có thể được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau để giao tiếp một cách thân thiện và lịch sự. Trong ngôn ngữ ký hiệu Mỹ, các cụm từ này được ký hiệu như sau:

    • Ký hiệu “làm ơn”: Mở bàn tay, áp vào giữa ngực và xoay tròn theo chiều kim đồng hồ ba lần.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Ký hiệu “cảm ơn”: Chạm các ngón tay vào môi [lòng bàn tay mở]. Sau đó di chuyển bàn tay ra trước theo chiều đi xuống về hướng người đang trò chuyện.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Ký hiệu “xin chào”: chạm bàn tay vào trán, lòng bàn tay úp xuống. Sau đó dựng bàn tay lên ra xa trán [tương tự như cử chỉ chào].[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ ký hiệu. Nếu muốn thành thạo về ngôn ngữ ký hiệu, bạn sẽ phải học ngữ pháp, hiểu cấu trúc câu và mở rộng vốn từ vựng. Bạn cũng cần phải chịu khó luyện tập một chút. Cũng như mọi ngôn ngữ khác, ngôn ngữ ký hiệu đòi hỏi một chút tâm sức mới nắm vững được.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ghi tên một khóa học ở trường đại học địa phương hoặc các tổ chức của người khiếm thính.
    • Tham gia một câu lạc bộ ký hiệu.
    • Thực hành với một người bạn khiếm thính.

  5. 5

    Chắc chắn rằng người đó sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Bạn cần nhớ rằng không phải mọi người điếc đều sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Bạn cần xác định người đó dùng ngôn ngữ ký hiệu trước khi bắt chuyện với họ. Bắt đầu bằng việc thu hút sự chú ý của người đó, tiếp theo là ra ký hiệu “xin chào”. Nếu người kia cũng đáp lại bằng ngôn ngữ ký hiệu, bạn có thể tiếp tục những điều bạn muốn nói.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nhớ rằng có nhiều ngôn ngữ ký hiệu khác nhau. Có thể người mà bạn đang cố gắng nói chuyện bằng một ngôn ngữ ký hiệu nào đó lại dùng một ngôn ngữ ký hiệu khác.

  6. 6

    Hướng hai bàn tay và cơ thể về phía họ. Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu, điều quan trọng là bạn phải để người kia nhìn rõ hai bàn tay của bạn. Đảm bảo hướng bàn tay và cơ thể về người mà bạn đang nói chuyện.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Dùng tay ra điệu bộ ở trước mặt, ngang tầm ngực.
    • Nếu vì lý do nào đó mà bạn phải quay mặt đi, bạn hãy giải thích tại sao mình làm vậy và ngừng lại một chút.

  1. 1

    Thu hút sự chú ý của người điếc trước khi bạn cố gắng nói chuyện hay giao tiếp với họ. Giao tiếp bằng mắt là một cách hay để làm điều này. Nếu cần, bạn có thể vẫy tay ở khoảng cách xã giao [không quá gần] hoặc đụng chạm nhẹ để gây chú ý. Mặc dù bạn nên có cử chỉ đúng mực và không nên chọc hay khều người khác, nhưng trong cộng đồng người điếc thì việc đụng chạm nhẹ vào người lạ để thu hút sự chú ý không bị coi là hành vi thô lỗ. Vai là vị trí thích hợp để bạn chạm vào một người không thân quen lắm; bạn có thể vỗ nhanh vài cái vào vai họ. [14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Thiết lập ý chính của câu chuyện bạn muốn trao đổi. Khi đã biết được chủ để chính, người điếc sẽ dễ theo dõi những điều bạn nói hơn. Cố gắng không đổi đề tài đột ngột mà không ngừng lại để báo cho họ biết là bạn sẽ nói sang chuyện khác.[15] X Nguồn tin đáng tin cậy State of Massachusetts Đi tới nguồn Thỉnh thoảng tạm ngừng và hỏi xem họ có theo kịp những điều bạn nói không.

  3. 3

    Giải thích khi có sự gián đoạn. Nếu có việc gì đó cắt ngang câu chuyện mà người điếc có thể không nhận ra, chẳng hạn như tiếng chuông điện thoại hoặc tiếng gõ cửa, bạn hãy giải thích vì sao bạn rời khỏi. Nếu không, người điếc có thể hiểu rằng bạn kết thúc cuộc nói chuyện, và điều này có thể được cho là thiếu lịch sự.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Nói với người điếc, không nói với người phiên dịch. Nếu có người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu giúp bạn giao tiếp, bạn cần nói trực tiếp với người điếc, không nói với người phiên dịch [hoặc người cùng nói chuyện]. Người phiên dịch sẽ biết cách giúp người khiếm thính hiểu được điều bạn nói, vì vậy bạn không cần lo về điều đó.[17] X Nguồn tin đáng tin cậy State of Massachusetts Đi tới nguồn

  5. 5

    Ngỏ ý tóm tắt lại câu chuyện. Khi sắp kết thúc cuộc trò chuyện, bạn có thể ngỏ ý tóm tắt nhanh những gì bạn đã nói. Điều này có thể có ích đối với một số người khiếm thính, nhưng một số người khác lại không cần, vì vậy bạn nên hỏi trước.[18] X Nguồn tin đáng tin cậy State of Massachusetts Đi tới nguồn

    • Bạn có thể nói, ”Không biết tôi có cần tóm tắt những điều chúng ta vừa nói không?”.

  • Nếu phương pháp đọc khẩu hình không có hiệu quả, bạn có thể thử giao tiếp với người điếc bằng giấy bút.
  • Khi trao đổi qua chữ viết, người khiếm thính có thể không dùng các phụ từ [ví dụ như “một”, “cái”, “và”] và bỏ qua một số từ khác. Họ cũng có thể sắp xếp trật tự các từ theo cách được xem là không đúng về cấu trúc ngữ pháp đối với người bình thường.
  • Điện thoại di động có chức năng viết tin nhắn là một công cụ tuyệt vời nếu bạn không có giấy bút.
  • Máy phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu và chuyển âm thành chữ [CART] là một cách khác để giao tiếp với người điếc. Thiết bị này có thể có ở trong lớp học hoặc các cơ quan khác.
  • Các ngôn ngữ ký hiệu như ASL [ngôn ngữ ký hiệu Mỹ] là một ngôn ngữ riêng biệt với các quy tắc, cấu trúc ngữ pháp riêng. Chúng không chỉ đơn giản là tiếng Anh được biểu diễn bằng ký hiệu. Tiếng Anh không thể được dịch sang từng từ bằng ngôn ngữ ký hiệu. Nhiều người khiếm thính cũng hiểu khi bạn ra ký hiệu tiếng Anh, nhưng như vậy sẽ rất chán.
  • Nhiều người điếc có đeo máy trợ thính, vì vậy có thể bạn không phải ra điệu bộ nhiều. Thay vì thế, bạn nên nói với giọng bình thường và tốc độ vừa phải.
  • Đừng ngạc nhiên vì cách giao tiếp thẳng thừng của người điếc. Văn hóa của người khiếm thính chú trọng tính đơn giản. Nhiều người bình thường bị bất ngờ vì sự thẳng thừng của người điếc. Nhớ rằng trong cộng đồng người điếc thì điều này không bị coi là thô lỗ, mà đó là tính hiệu quả.
  • Nhớ rằng người điếc cũng như bao nhiêu người khác. Bạn đừng đánh giá thấp bất cứ ai dựa vào khuyết tật của họ.

  • Không mặc nhiên cho rằng tất cả những người điếc đều có thể đọc được khẩu hình. Mỗi người điếc một khác, do đó có người đọc được khẩu hình, có người lại không.

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 64.613 lần.

Chuyên mục: Giáo dục

Trang này đã được đọc 64.613 lần.

Video liên quan

Chủ Đề